Nâng cao chất lượng NNL tại TP.Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)

Là thành phố lớn, thủ đô của cả nước, Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước. So với các tỉnh, thành trong cả nước, Hà Nội là nơi có tiềm lực KH - CN cao nhất với 68 trường ĐH, CĐ dân lập và công lập, chiếm 16,5% số trường ĐH, CĐ cả nước, có 121 viện nghiên cứu với trên 10,9 ngàn cán bộ có trình độ trên ĐH, gần 22,3 vạn người có trình độ ĐH, CĐ chiếm 12,9% so với tổng nguồn LĐ.

Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ và một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2011-2015 với 5 nhiệm vụ chủ yếu. Trong đó, nhiệm vụ phát triển khoa học- công nghệ, giáo dục- đào tạo, nâng cao chất lượng NNL nêu rõ: “Ưu tiên phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong thời kỳ mới” [12, tr 4].

Để nâng cao chất lượng NNL, Hà Nội đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cơ bản:

Thứ nhất, các giải pháp về đào tạo NNL

Để nâng cao chất lượng đào tạo, thành phố đã quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp hàng nghìn phòng học, giải quyết cơ chế chính sách cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Kết quả, chất lượng giáo dục các cấp đều nâng lên và đồng đều, tỉ lệ tốt nghiệp các cấp đạt cao, số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế cao hơn năm trước góp phần đưa ngành GD – ĐT Thủ đô giữ vững vị trí hàng đầu cả nước.

Thành phố Hà Nội thực hiện có hiệu quả việc xây dựng quy hoạch và triển khai quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Quy hoạch hệ thống cơ sở DN ở thành phố Hà Nội đã bám sát quy hoạch chung của trung ương và mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương. Quy hoạch đã hướng mạnh ra ngoại thành, đa dạng hình thức đào tạo. Thành phố cũng đã dành quỹ đất trong các khu đô thị mới, khu công nghiệp để dãn các trường dạy nghề, phân bố hợp lý các cơ sở dạy nghề.

Chất lượng đào tạo nghề ở thành phố Hà Nội rất được quan tâm. Thành phố thường xuyên tổ chức thi thợ giỏi, tăng cường công tác thanh kiểm tra các trường nghề, sửa đổi nội dung chương trình đào tạo, tăng ngân sách để nâng cấp, trang thiết bị dạy nghề.

Thứ hai, các giải pháp giải quyết việc làm và sử dụng NNL.

Với đặc điểm nguồn LĐ lớn, mặt bằng dân trí cao hơn so với các tỉnh thành trong cả nước, Hà Nội xác định để huy động và sử dụng có hiệu quả NNL cần để người LĐ chủ động sáng tạo và phát huy tài năng, trí tuệ của mình tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập cho chính mình và gia đình.

Hà Nội luôn coi trọng cả khía cạnh kinh tế và xã hội của vấn đề việc làm. Quá trình giải quyết việc làm và điều chỉnh cơ cấu việc làm cần phải thoả mãn được cả mục tiêu kinh tế và giải quyết được các vấn đề xã hội, giải quyết những vấn đề trước mắt đồng thời với việc chuẩn bị cho các bước phát

triển tiếp theo. Việc tăng số người đi học trong tổng số người trong độ tuổi LĐ là một giải pháp vừa làm giảm sức ép về giải quyết việc làm trong những năm trước mắt, vừa có tác dụng nâng cao chất lượng NNL chuẩn bị cho các bước phát triển sau.

Hà Nội đã đa dạng hóa các loại việc làm, các hình thức và biện pháp tạo việc làm và xây dựng một cơ chế mềm về quản lý , tổ chức và điều tiết quá trình việc làm trong xã hội thông qua “thị trường LĐ”.

Thành phố đã đổi mới công nghệ, thay thế những thiết bị và công nghệ cũ, lạc hậu bằng những máy móc và dây chuyền sản xuất tiên tiến, đẩy nhanh tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo thêm việc làm cho người LĐ.

Về việc sử dụng NNL nhất là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được Hà Nội rất quan tâm. Hà Nội là trung tâm khoa học kỹ thuật lớn mạnh nhất của Bắc Bộ cũng như cả nước. Là nơi tập trung nhiều Viện nghiên cứu đầu ngành, nhiều trường đại học, nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ quốc gia và quốc tế. Việc sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật không những có vai trò quyết định trong việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển toàn diện kinh tế Thủ đô, mà còn tạo điều kiện cho mỗi người có thể tìm được công việc phù hợp, có thu nhập cao hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho mình. Thực hiện vấn đề này Hà Nội đã và đang tạo lập những cơ chế, chính sách “chiêu hiền đãi sỹ”, tôn vinh người giỏi, bố trí công việc hợp lý trong các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, “tăng giá sức LĐ” khuyến khích sự tham gia đông đảo của đội ngũ này cho quá trình phát triển kinh tế. nhằm tạo điều kiện thuận lợi để những nhân tài này có cơ hội phát triển, tỏa sáng cho đất nước. Đây chính là những tiền đề thuận lợi cho các thủ khoa có thể phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có của mình bởi TP.Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để họ phát huy tài năng.

Thứ ba, đào tạo và đào tạo lại LĐ và đội ngũ cán bộ là các nhà quản lý . Đào tạo lại và đào tạo mới LĐ và đội ngũ cán bộ lý là để đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH Thủ đô. Để giải quyết công việc này Hà Nội đã thực hiện nhóm các giải pháp:

- Khuyến khích phát triển hệ thống dạy nghề ở tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp. Triển khai quá trình đào tạo, dạy nghề từ trong các trường phổ thông cho học sinh.

- Hệ thống đào tạo do nhà nước quản lý hướng vào đào tạo cơ bản, tập trung, dài hạn theo hệ chuẩn; đào tạo ngắn hạn, không tập trung được khuyến khích mở rộng để thoả mãn nhu cầu đa dạng của các ngành, đơn vị kinh tế.

- Khuyến khích và có hình thức thích hợp tranh thủ chất xám, trình độ khoa học, kỹ thuật cao của các Viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong việc giúp đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng LĐ ở Thủ đô, cũng như giúp cho việc nâng cao chất lương NNL của các địa phương khác.

- Mở rộng sự hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công nhân kỹ thuật với nhiều hình thức phong phú như kết hợp đưa công nhân đi đào tạo, có thể tranh thủ các nguồn tài trợ, các dự án của các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài, mời chuyên gia sang đào tạo.

Nhờ những chính sách đồng bộ và linh hoạt trong hoạt động nâng cao chất lượng NNL đã đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của Hà Nội. Báo cáo về thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội 2010, định hướng 2011 của UBND TP Hà Nội 7/12/2010 đã chỉ rõ: Trong năm 2010, GDP toàn thành phố tăng 11% so với năm 2009, nhiều ngành, lĩnh vực của Hà Nội đạt được những con số đáng chú ý : Khu vực dịch vụ tăng 11%, công nghiệp xây tăng 11,5%, nông nghiệp tăng 6,2%. Cơ cấu kinh tế toàn thành phố cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng,

giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Với kết quả trên, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 của thành phố đã đạt 10,7%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 37 triệu đồng (khoảng 1.950 USD). HN là một trong 2 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 290 dự án và tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Hiện trên 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài có trụ sở ở HN.

1.2.2. Nâng cao chất lượng NNL tại tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có rất nhiều lợi thế mà không phải tỉnh nào cũng có được. Vị trí địa lý của Nghệ An nằm trên trục giao thông Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển lẫn đường hàng không. Vì vậy, Nghệ An có nhiều lợi thế trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước và một số nước trong khu vực… Bên cạnh đó, NNL của tỉnh lại tương đối dồi dào, có truyền thống hiếu học, cần cù, trình độ sản xuất ngày một nâng cao.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI thời kỳ 2006 - 2010 xác định mục tiêu: Đoàn kết phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020… Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá và khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ.

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu trên, Nghệ An rất coi trọng việc đào tạo phát triển NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao và coi đó là giải pháp cơ bản để đảm bảo việc làm cho người LĐ trước yêu cầu hội nhập và sự cạnh tranh, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ ở khu vực và trên thế giới.

Để nâng cao chất lượng NNL, Nghệ An đã tập trung vào một số việc trọng điểm như:

Là tỉnh có diện tích rộng nhất Việt Nam, chiếm gần 5% diện tích cả nước; dân số đông, đứng thứ 4 cả nước (sau Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hoá) do vậy chính sách về dân số và phân bố lại dân cư luôn được Nghệ An quan tâm, chú trọng.

Để thực hiện chính sách dân số Nghệ An áp dụng cả những biện pháp kinh tế- hành chính đối với từng đối tượng dân cư và LĐ. Cán bộ công chức ngoài tăng cường giáo dục thông qua sức ép dư luận và các chỉ tiêu thi đua để họ thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Đối với dân cư ở khu vực nông thôn, trong chính sách KT- XH của thành phố đã có sự hướng vào giúp đỡ về vốn, kỹ thuật cho những người nghèo, vùng có trình độ dân trí thấp để họ phát triển sản xuất từ đó giáo dục, triển khai kế hoạch hoá gia đình, tạo cơ sở sâu xa để hạ tỷ lệ gia tăng dân số, nâng cao chất lượng dân cư.

Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục về chính sách dân số, Nghệ An thực hiện phân bố hợp lý dân cư và LĐ giữa thành thị và nông thôn. Khuyến khích, tạo lập môi trường thuận lợi để kích thích quá trình phân bổ lại dân cư như: các thủ tục thuận lợi về di chuyển hộ khẩu, chính sách đất đai hợp lý , hỗ trợ vốn cho các đối tượng di dân. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để cải thiện nâng cao mức sống của dân cư.

Thứ hai, Phát triển giáo dục đào tạo được xem là giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng NNL.

Nghệ An là tỉnh có NNL dồi dào (nguồn LĐ chiếm 58,09% dân số của tỉnh). Lực lượng trẻ chiếm số đông. LĐ có chuyên môn kỹ thuật chiếm 33,31% LLLĐ. Để thực hiện nâng cao chất lượng NNL, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chọn hướng đi có tính đột phá, ra Nghị quyết chuyên đề: “Về phát triển NNL” với 3 nội dung lớn, đó là: Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ cơ sở, cán bộ trẻ có triển vọng; Đề án đào tạo công nhân kỹ thuật; Đề án bồi dưỡng doanh nhân. Theo đó, hệ thống cơ sở

giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề đã được chú trọng đầu tư xây dựng nâng cấp phát triển với tốc độ nhanh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 2 trường đại học đào tạo đa ngành, 5 trường cao đẳng, 12 trường THCN và dạy nghề, 42 trung tâm dạy nghề (tất cả các huyện, thành, thị đều có trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp cho LĐ). Với 1277 giáo viên và 43.468 học sinh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, THCN và công nhân kỹ thuật. Theo kế hoạch đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh sẽ có trên 20 trường cao đẳng đại học, thành phố Vinh sẽ trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo đại học của khu vực Bắc miền Trung.

Cùng với sự phát triển về mạng lưới cơ sở đào tạo, Nghệ An đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích việc đào tạo, bồi dưỡng, thu hút đội ngũ nhân lực có trình độ cao, hỗ trợ học nghề cho người LĐ.

Thứ ba, về sử dụng LĐ và tạo động lực NNL

Nghệ An luôn khuyến khích các chủ sử dụng LĐ sử dụng LĐ đúng chuyên môn, trình độ được đào tạo. Xây dựng các chính sách về nghĩa vụ của các tổ chức KT- XH và các doanh nghiệp sử dụng NNL, đồng thời hỗ trợ và tạo việc làm cho người LĐ đã qua đào tạo.

Đối với LLLĐ trí tuệ, vấn đề tạo động lực kích thích để họ đem lại hiệu quả kinh tế cao, Nghệ An đã có sự sắp xếp tổ chức LĐ thành một hệ thống theo cấp bậc và trình độ, điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi.

Ngoài ra, tỉnh đã có chiến lược phát triển NNL chất lượng cao trên cơ sở khai thác và phát huy có hiệu quả các lợi thế của tỉnh, đặc biệt là tiềm năng LĐ dồi dào đồng thời dựa trên chủ trương phát triển các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh (sản xuất xi măng, thuỷ điện, mía đường, chăn nuôi đại gia súc, đồ uống và sản phẩm xuất khẩu, kinh tế biển, du lịch, dịch vụ).

Với hệ thống cơ sở đào tạo- dạy nghề được quy hoạch phát triển và các chính sách khuyến khích có hiệu quả, hàng năm toàn tỉnh đã đào tạo cho 4,5-

5 vạn LĐ, nâng tỷ lệ LĐ qua đào tạo đến nay lên 40% so với tổng nguồn LĐ, trong đó đào tạo nghề 25,25%. Cơ cấu ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, yêu cầu phát triển công nghệ và thị trường LĐ. Bình quân mỗi năm Nghệ An tạo thêm việc làm cho 3,0- 3,2 vạn LĐ, trong đó có từ 9000- 10.000 chỗ làm việc tập trung, xuất khẩu LĐ 8.000-9.000 người. Tỷ lệ LĐ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn 3,12% (năm 2010), tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở khu vực nông thôn tăng lên 88%; cơ cấu LĐ được chuyển dịch đúng hướng với việc giảm tỷ trọng LĐ khu vực nông nghiệp từ 66% (năm 2005) xuống còn 58,14% (năm 2010); tăng LĐ công nghiệp, xây dựng từ 18% (năm 2005) lên 20,96% (năm 2010), thương mại, dịch vụ từ 16% (năm 2001) lên 20,9% (năm 2010) .

Kết quả đạt được từ việc đầu tư nâng cao chất lượng NNL và giải quyết việc làm cho LĐ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh: tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên 10%; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5- 5,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 19 - 20%; thương mại - dịch vụ tăng 13% - 14%; GDP bình quân đầu người đạt 9,35 triệu đồng/người/năm; hằng năm có từ 18.000 - 20.000 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 27,14% (năm 2005) xuống còn 11,65% (năm 2010); đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện; tình hình chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững.

1.2.3. Nâng cao chất lượng NNL tại TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía Nam, là thành phố lớn nhất Việt Nam, diện tích 2.056,50 km2 với dân số hơn 7 triệu người, là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ và sản xuất công nghiệp lớn; trung tâm về thương mại, dịch vụ, tài chính của Việt Nam, là địa phương đi đầu trong cả nước về

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)