Phân tích tình hình chất lƣợng NNL ở Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 65)

2. 1.3 Chính sách phát triển NNL

2.2.2.Phân tích tình hình chất lƣợng NNL ở Thanh Hoá

2.2.2.1. Trạng thái sức khoẻ của NNL

Do chưa có một điều tra nào nghiên cứu mang tính chất toàn diện về trạng thái sức khoẻ của NNL tỉnh Thanh Hoá, nên tác giả chỉ có thể phản ánh thực trạng sức khoẻ NNL tỉnh thông qua một số mặt chủ yếu như: chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tuổi thọ.

Hiện nay, tình trạng phát triển thể lực NNL của Thanh Hoá ở trong tình trạng chung của NNL Việt Nam. Tầm vóc, thể lực của NNL đang từng bước đựoc cải thiện. Theo Bộ Y tế Việt Nam thì hiện nay chiều cao trung bình đối với nam là: 1,65m; nữ: 1,54m. So với số liệu năm 1975 thì nam đã tăng 3,7cm và nữ tăng 4 cm. Tuy nhiên, so với người trưởng thành ở Nhật Bản cùng nhóm tuổi thì người nước ta vẫn thấp hơn 10 cm. So với thế giới thì tầm vóc, thể lực của người trưởng thành Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng hiện thuộc loại trung bình thấp (trên thế giới, chiều cao trung bình đối với nam là 1,76m, nữ là 1,63m)[ 35, tr11].

Theo Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra trong báo cáo toàn cầu sáng ngày 5/10/ 2010 tại Bangkok, Thái Lan: tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam là 74,6 đứng thứ 54 trên thế giới, tuổi thọ trung bình của Thanh Hoá là 73 tuổi (năm 2010). Người Nhật Bản sống thọ hơn người dân ở các nước khác, trung bình là 82,7 tuổi. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của người dân ở Afghanistan chỉ là 43,6 tuổi. Trung bình tuổi thọ tại các nước tiên tiến là 77-83 tuổi, các nước kém và đang phát triển là 35-60 tuổi.

Với nhiều nỗ lực, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở Thanh Hoá ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân<2500g giảm từ 2,36% năm 2005 xuống còn 1,5% năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5tuổi giảm từ 28% năm 2005 xuống còn 24% năm 20102, tỷ suất chết trẻ em<5 tuổi giảm từ 18,45% năm 2005 xuống còn 12,5% năm 20102, tỷ lệ trẻ khuyết tật giảm từ 0,86% năm 2005 xuống còn 0,72% năm 2010.

Như vậy, thể lực NNL ở Thanh Hoá tuy có được nâng lên nhưng còn kém so với yêu cầu cần có để có thể đẩy mạnh phát triển KT-XH cũng như thực hiện CNH, HĐH. Nguyên nhân của thực trạng này là do mức thu nhập, mức sống của NNL còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người ở Thanh Hoá năm 2006 là 473 USD/người, năm 2010 là 810 USD/người (cả nước là 1160 USD/người). Tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao (15% năm 2010). Mức sống thấp, tốc độ gia tăng dân số còn cao (tỷ lệ tăng tự nhiên dân số ở Thanh Hoá năm 2010 là 0,72%). Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ của người LĐ lại thấp nên đã ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó có vấn đề giáo dục, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.

Điều kiện LĐ trong nhiều cơ sở và các ngành sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp của tỉnh còn thấp kém, thậm chí có nơi còn rất khắc nghiệt, môi trường LĐ bị ô nhiễm nặng nề, các yếu tố nguy hiểm và độc hại vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần, tai nạn LĐ và bệnh nghề nghiệp còn thường

xuyên xảy ra. Qua kiểm tra sức khoẻ định kỳ của người LĐ trong các nhà máy, xí nghiệp của tỉnh cho thấy: Tình trạng sức khoẻ của LĐ trong một số cơ quan, xí nghiệp, đặc biệt trong một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là: Loại B dao động từ 50 – 62 %, loại C từ 13 – 22 %.[35, tr16]. Như vậy, tình trạng sức khoẻ mới ở mức trung bình và yếu.

Có thể nói trạng thái chung NNL ở Thanh Hoá là: thu nhập thấp, đời sống khó khăn, dinh dưỡng thiếu, thể lực hạn chế. Nhìn chung, thực tế cho thấy chất lượng dân số nói chung cũng như chất lượng sức khoẻ của người LĐ trong tỉnh nói riêng cần phải được cải thiện căn bản.

2.2.2.2. Trình độ văn hoá của NNL.

Trình độ văn hoá là cơ sở quan trọng để giáo dục, đào tạo nâng cao các năng lực, kỹ năng làm việc của người LĐ. Trình độ học vấn của NNL được biểu hiện qua một số đặc trưng như tỷ lệ biết chữ, trình độ văn hoá tốt nghiệp các cấp.

Đa số người LĐ Thanh Hoá đều biết chữ. Năm 2010 tỷ lệ LĐ biết chữ trong lực lượng LĐ là 99 %. Số người biết chữ trong lực lượng LĐ ngày càng tăng nhờ các chính sách phát triển hệ thống giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục. Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn một bộ phận nhỏ người LĐ chưa biết chữ. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm trong thời gian đến.

Về trình độ văn hoá của NNL biểu hiện qua chất lượng giáo dục các cấp. Nhờ duy trì sĩ số và huy động trẻ em trong độ tuổi đi học đạt tỷ lệ cao, Thanh Hoá đã củng cố, duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS trước kế hoạch 2 năm, được Bộ Giáo dục và đào tạo công nhận vào thời điểm tháng 9/2006. Thành tích đó đã góp phần đưa tỷ lệ người chưa học xong tiểu học trong tổng lực lượng ngày càng giảm. Năm 2006, tỷ lệ này là 5,3% thì đến năm 2010 giảm xuống còn 4,28%. Bình quân hàng năm giảm 0,25%/năm.

Số người tốt nghiệp phổ thông trung học tăng nhanh. Năm 2006, tỷ lệ này là 25,86%, năm 2010 tăng lên 27,61%, với tốc độ tăng 0,22%/năm.

Số học sinh tốt nghiệp THPT thi vào đại học, cao đẳng tăng cả về số lượng và chất lượng: Năm 2006 có 15.252 em, năm 2010 có 20.372 em trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (tăng 64% so với năm 2006). Số học sinh đỗ vào ĐH, CĐ của Thanh Hoá năm sau cao hơn năm trước, từ năm 2006 đến 2010, đã có 105.980 em đỗ vào các trường ĐH, CĐ (hình 2.2). 15,252 18,338 21,819 20,372 23,103 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2006 2007 2008 2009 2010 Học sinh

Hình 2.3: Số học sinh thi vào đại học, cao đẳng

Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá

Nhờ những kết quả tích cực nói trên, nhìn chung trình độ học vấn của NNL tỉnh Thanh Hoá đã có chuyển biến tích cực qua các năm (xem hình 2.4)

5.519.31 19.31 49.73 25.46 4.28 16.88 51.23 27.61 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2005 Năm 2010

Tỷ lệ (%) lao động tốt nghiệp THPT trở lên Tỷ lệ (%) lao động tốt nghiệp THCS

Tỷ lệ (%) lao động tốt nghiệp tiểu học Tỷ lệ (%) lao động chưa học xong tiểu học

Hình 2.4: Trình độ học vấn của lực lƣợng LĐ tỉnh Thanh Hoá

Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội Thanh Hoá

Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số người LĐ có trình độ văn hoá là tốt nghiệp THCS (năm 2005 là 49,73%, năm 2010 là 51,23%), số người có trình độ tốt nghiệp tiểu học tuy có giảm nhưng còn lớn (năm 2005 là 19,31%, năm 2010 là 16,88%), vẫn còn một bộ phận không nhỏ LĐ chưa học xong tiểu học (năm 2005 là 5,5%, năm 2010 là 4,28%), tỷ lệ LĐ tốt nghiệp THPT tăng chậm (năm 2005 là 25,48%, năm 2010 là 27,61%) do vậy việc đào tạo nghề cho người LĐ Thanh Hoá gặp nhiều khó khăn vì trình độ của họ còn thấp, việc tiếp thu, ứng dụng các máy móc, thiết bị công nghệ cao còn chậm và không khả thi.

Bên cạnh đó, trình độ học vấn của LLLĐ ở thành thị vẫn vượt khá xa so với nông thôn. Năm 2010, tỷ lệ tốt nghiệp THPT ở thành thị gấp 1,5 lần so với ở nông thôn, trong khi tỷ lệ chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I ở thành thị chỉ bằng gần 1/3 so với nông thôn.

Khi nền kinh tế tri thức xuất hiện ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người LĐ đã tốt nghiệp THPT phải từ 95- 100%, tức là các nước đó đã tiến hành phổ cập giáo dục ở trình độ THPT. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của Thanh Hoá trong giai đoạn tới là phải phát triển giáo dục để phổ cập bậc THPT cho LĐ toàn tỉnh.

2.2.2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL.

Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều lợi thế trong hội nhập. Tuy nhiên, cũng như cả nước, Thanh Hoá đang gặp thách thức lớn đó là NNL cho hội nhập còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Năm 2010 tổng LLLĐ trong độ tuổi trên địa bàn là 2.217.000 người, trong đó LĐ đang tham gia trong nền kinh tế quốc dân là 1.935.000 người, phân bổ nhiều nhất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: 55%; tiếp đó là công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải: 25%; LĐ trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất: 20%. (xem bảng 2.13)

Như vậy có thể thấy ở Thanh Hoá NNL nông thôn chiếm đa số (55%). Tuy nhiên đại bộ phận họ không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, thừa LĐ giản đơn, nhưng thiếu LĐ kỹ thuật. nguồn LĐ nông nghiệp qua đào tạo chỉ chiếm 21%, khu vực nông thôn nơi trực tiếp sản xuất lại chỉ có 11%. Hầu hết người LĐ ở đây có tay nghề thấp, chỉ tham gia vào các công việc phổ thông, làm việc tại các làng nghề, hoặc LĐ ở các đô thị trong và ngoài tỉnh theo thời vụ. Để không lãng phí một nguồn lực LĐ lớn ở khu vực này, trong thời gian đến, Thanh Hóa cần phải tăng cường hơn nữa và không ngừng đào tạo nghề

để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho LĐ nông thôn đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH Thanh Hoá nói riêng, Việt Nam nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo báo cáo kết quả điều tra LĐ - việc làm tỉnh Thanh Hoá, năm 2010, LLLĐ Thanh Hoá có tuổi đời khá trẻ, tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 25-39 (33,93%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 40 - 54 (28,69%), LLLĐ có tuổi đời trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ thấp 5,75%.

Năm 2006, tỷ lệ LĐ qua đào tạo ở Thanh Hoá là 29% (trong đó LĐ qua đào tạo nghề đạt 18,5%). Năm 2010, tỷ lệ LĐ qua đào tạo là 40%, trong đó LĐ có trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên: 12.8%; LĐ được đào tạo nghề: 27,2%. (xem bảng 2.15) Số liệu trên cho thấy, lực lượng LĐ đã qua đào tạo tỷ lệ còn quá thấp; chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Bảng 2.15: Tỷ lệ LĐ qua đào tạo và tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề Đơn vị: %

2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo 29 32 33,5 36,5 40

Trong đó: tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề 18,5 21 22,8 25 27,2

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá, 2010

Về cấu trúc đào tạo đến năm 2010 của Thanh Hoá là 1 – 1,7 - 4,4; tức là trong tổng số LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì ứng với 10 người có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH thì có 17 người THCN và 44 người có trình độ sơ cấp/chứng chỉ nghề/công nhân kỹ thuật. Đây là một cơ cấu chưa hợp lý, cần phải tăng nhanh về LĐ có trình độ CĐ, ĐH và đội ngũ LĐ kỹ thuật (cấu trúc hợp lý theo các chuyên gia quốc tế là 1 - 4 - 20).

Để nâng cao chất lượng NNL, tỉnh đã rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng lại LĐ. Nếu như năm 2005 chỉ có 3000 người được đào tạo, bồi

dưỡng lại thì đến năm 2010 đã có 10.000 người đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ của công việc (xem hình 2.6)

3,000 4,600 4,600 2,860 4,500 9,500 10,000 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 nghìn người

Hình 2.6: Số LĐ đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo lại

Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội Thanh Hoá

Trong 10 năm qua từ năm 2000 - 2010, Thanh Hóa đã chọn cử 1.917 học sinh hệ cử tuyển gồm 21 ngành và chuyên ngành. Số sinh viên đã tốt nghiệp là 1.259 (đạt 65, 67%), tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hệ cử tuyển được bố trí công tác tại các địa phương là 534 (đạt 42,41%) góp phần nâng cao chất lượng NNL cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Một bộ phận quan trọng trong NNL góp phần đáng kể trong phát triển KT-XH Thanh Hoá là bộ phận nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (là những người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1/4/2009, toàn tỉnh có 54.439 người có trình độ cao đẳng chiếm 2,63% lực lượng LĐ trong độ tuổi và 73.078 người có trình độ từ đại học trở lên chiếm 3,53% lực lượng LĐ trong độ tuổi.

Trong phân bố NNL Đại học, cao đẳng theo ngành, thì NNL ĐH, CĐ của tỉnh tập trung nhiều nhất trong ngành giáo dục đào tạo (33,57%), tiếp theo là ngành quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng (11,66%) do đặc điểm, tính chất yêu cầu công việc đòi hỏi người LĐ phải được đào tạo ở cấp trình độ

cao. Các ngành tài chính-ngân hàng, hoạt động khoa học công nghệ, y tế, văn hoá…mặc dù có tỷ lệ LĐ ĐH-CĐ cao, song do tổng số LĐ làm việc của ngành ít, nên số lao động ĐH-CĐ của ngành không chiếm tỷ trọng cao trong tổng số LĐ làm việc trong nền kinh tế (xem bảng 2.16)

Bảng 2.16: Cơ cấu LĐ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đang làm việc chia theo nhóm ngành kinh tế quốc dân tại Thanh Hoá

Ngành kinh tế Tỷ lệ (%)

Nông – lâm nghiệp – thuỷ sản 5,12

Công nghiệp và xây dựng 14,31

Thương mại – dịch vụ 7,27

Giáo dục – đào tạo 33,57

Y tế 19,86

Văn hoá – thể dục thể thao 8,21

Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng 11,66

Tổng 100

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Thanh Hoá.

LĐ trong khối cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh có 57.547 công chức viên chức, trong đó tiến sĩ: 85 người (= 0,15%), thạc sĩ: 1.139 người (= 1,98%), đại học: 18.068 người (= 31%), LĐ có trình độ đại học ngoại ngữ: 1.507 người (= 2,6%).

Số liệu trên cho thấy, LLLĐ đã qua đào tạo tỷ lệ còn quá thấp; số LĐ có trình độ cao như thạc sĩ, tiến sĩ ít, cơ cấu không đều, chủ yếu ở ngành giáo dục, y tế và thuộc các chuyên ngành như: thạc sĩ giáo dục, quản lý giáo dục, y tế cộng đồng, kinh tế, chính trị...; số có trình độ cao về chuyên môn khoa học, kỹ thuật chiếm tỷ lệ không đáng kể; số LĐ có trình độ đại học ngoại ngữ cũng chủ yếu là giáo viên giảng dạy ở các trường phổ thông, ít người có khả năng tham gia phiên dịch, biên dịch, làm các văn bản, thủ tục hợp tác với các đối tác nước ngoài. Đặc biệt, một điều đáng lo ngại là đội ngũ cán bộ quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp đều yếu kém về ngoại ngữ, không đủ trình độ giao tiếp thông thường với người nước ngoài.

Chất lượng NNL Thanh Hoá còn biểu hiện qua một số tiêu chí khác như phẩm chất đạo đức, trình độ ngoại ngữ, tin học.

Thực tế cho thấy con người Việt Nam nói chung cũng như con người Thanh Hoá nói riêng có nhiều phẩm chất cao đẹp. Họ đều là những người LĐ kế thừa được những giá trị truyền thống của dân tộc: tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường. Khi Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, người LĐ Thanh Hoá đã nhanh chóng chuyển biến để thích ứng với cơ chế mới có nhiều biến động và phức tạp. Với đức tính cần cù, bền bỉ, dẻo dai, sự khéo léo, trí thông minh, sáng tạo, con người Thanh Hoá đang thể hiện là có năng lực sản xuất các mặt hàng chế biến, những mặt hàng đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỷ và hiện nay đang vươn lên phát triển các ngành kinh tế mới như: du lịch, dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao. Nhiều doanh nhân Thanh Hoá đã và đang dần khẳng định sự thành công của mình trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung người Thanh Hoá có nhiều phẩm chất tốt để có thể vượt qua những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên ở một số

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 65)