Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 25)

1.1.3.1. Hệ thống giáo dục, đào tạo

Giáo dục và đào tạo có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng NNL-cơ sở của sự phát triển KT-XH. Đó là một quá trình hoạt động có mục

đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các năng lực, phẩm chất, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo từ thấp đến cao để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời LĐ một cách có năng suất và hiệu quả. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục, đào tạo (gồm cả giáo dục văn hoá, đào tạo nghề nghiệp và giáo dục truyền thống, ý thức cộng đồng) là đầu tư trực tiếp, cơ bản và lâu dài cho sự phồn thịnh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân, là hướng đầu tư có lợi nhất.

Đối với cá nhân: Lợi ích mà cá nhân nhận được sau quá trình đào tạo là những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ LĐ đúng đắn…cá nhân được tăng cơ hội có việc làm, thu nhập cao hơn, thích nghi với những thay đổi nghề nghiệp…

Đối với phát triển KT - XH: Đó chính là toàn bộ những lợi ích KT - XH thu được thông qua giáo dục. Cụ thể: Giáo dục có tác động trực tiếp đến năng suất LĐ của NNL. Thông qua giáo dục và đào tạo có thể cung ứng những người lãnh đạo, quản lý KT - XH tài giỏi, nhà khoa học- kỹ thuật, khoa học kinh tế… để đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH. Giáo dục, đào tạo cung cấp trình độ văn hoá cơ bản là tiền đề để tiếp thu tri thức, tăng thêm sức mạnh cho con người, để tận dụng các cơ hội trong LĐ sáng tạo, tạo ra thu nhập cao góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần, chống suy dinh dưỡng, cải thiện sức khoẻ của dân cư và NNL.

1.1.3.2.Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết cho con người, gồm rất nhiều yếu tố từ lương thực, thực phẩm mà cơ thể cần hấp thụ để duy trì sức khoẻ tốt. Thiếu dinh dưỡng dẫn đến thể lực ốm yếu, khả năng miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, suy giảm nghiêm trọng khả năng làm việc và tác động tiêu cực đến chất lượng NNL.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sự phát triển, tính hiệu quả của hệ thống y tế và khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của NNL. Chăm sóc y tế tác động đến chất lượng NNL thể hiện thông qua chăm sóc sức khoẻ sinh sản; chăm sóc sức khoẻ, tư vấn về dinh dưỡng; phòng bệnh tật cho các tầng lớp dân cư tạo cho NNL có thể lực, tinh thần khoẻ mạnh. Việc không ngừng nâng cao năng lực của mạng lưới y tế, áp dụng kịp thời những tiến bộ khoa học y tế vào dự phòng và chữa bệnh cho nhân dân sẽ có tác động đến nâng cao tuổi thọ, sức khoẻ dân cư và NNL. Có cơ chế chính sách y tế phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các tầng lớp dân cư và người LĐ có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, tư vấn về dinh dưỡng và phòng bệnh. Điều đó sẽ có tác động đến chất lượng NNL ở phạm vi rộng lớn.

Chế độ y tế, dinh dưỡng tạo ra thể chất cho dân cư và NNL. Nó quyết định đến chất lượng nòi giống, chất lượng con người cả về thể chất, tinh thần và tâm lý. Chi phí cho sức khoẻ và dinh dưỡng chẳng những làm tăng chất lượng của NNL mà còn góp phần đáng kể làm tăng số lượng NNL nhờ việc tăng cường sự dẻo dai và kéo dài tuổi thọ mà tăng được thời gian LĐ. Do vậy cần chăm sóc sức khoẻ NNL trên cả 3 phương diện: bồi bổ sức khoẻ tiêu hao trong quá trình làm việc, bồi dưỡng sức khoẻ về mặt tinh thần, khắc phục bệnh nghề nghiệp. Người LĐ có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi nhuận cần thiết bằng việc nâng cao sức mạnh, sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao trong khi làm việc.

1.1.3.3. Yếu tố văn hóa

Yếu tố văn hoá và truyền thống dân tộc có tác động rất lớn tới hành vi ứng xử của con người trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế, bên cạnh những yếu tố tích cực như: nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của người LĐ tăng lên, đời sống người dân ngày càng được cải

thiện,… cũng sẽ xuất hiện không ít những yếu tố tiêu cực làm tha hoá lối sống, đạo đức, nhân cách vốn rất tốt đẹp của mỗi dân tộc. Trong những điều kiện như vậy, nếu người LĐ được sống trong môi trường văn hoá lành mạnh, nhân cách sẽ từng bước hình thành cho nó một cơ chế phòng ngừa đối với các phản giá trị tinh thần nảy sinh từ bản thân sự nghiệp CNH, HĐH hoặc du nhập từ bên ngoài vào. Do vậy, yếu tố văn hoá và truyền thống dân tộc ngày càng có vai trò quan trọng góp phần tạo nên những con người vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề kỹ năng giỏi, vừa có tâm hồn và tinh thần lành mạnh trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

1.1.3.4. Chính sách phát triển NNL

Hệ thống các chính sách xã hội đúng đắn vì mục tiêu của con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của NNL trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đó là các chính sách về đào tạo, về tuyển dụng, về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn LĐ và các chính sách khác về LĐ, xã hội liên quan đến sự tham gia của NNL vào thị trường LĐ…

Bên cạnh đó cần hoàn chỉnh hệ thống chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách khuyến học, chính sách thu hút nhân tài, chính sách xoá đói giảm nghèo...Các chính sách này phải phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương để nhằm mục tiêu hoạt động quản lý NNL đạt hiệu quả cao nhất.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phát triển NNL, đặc biệt là hoàn thiện các chính sách phát triển NNL là cơ sở tạo ra hành lang pháp lý công khai, minh bạch có như vậy việc nâng cao chất lượng NNL mới đạt được kết quả tốt nhất.

1.1.3.5. Trình độ phát triển của nền kinh tế

Trình độ của nền kinh tế tác động đến chất lượng NNL bởi vì đó là cơ sở để xác định tiền lương, thu nhập, cải thiện mức sống và nâng cao dân trí của các tầng lớp dân cư cũng như người LĐ. Khi thu nhập được nâng cao các

hộ gia đình mới cải thiện được chế độ dinh dưỡng, mới có điều kiện tài chính để chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ. Do đó mà sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn - kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội của dân cư và NNL được nâng cao. Suy đến cùng là NNL được cải thiện về mặt chất lượng.

Mặt khác, nền kinh tế phát triển ở trình độ cao có một cơ cấu kinh tế hợp lý và sử dụng phần lớn thiết bị, công nghệ hiện đại trong sản xuất. Chính vì vậy nó đòi hỏi NNL của nền kinh tế này phải là LĐ qua đào tạo chuyên môn - kỹ thuật. Hệ thống giáo dục - đào tạo luôn phải hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng NNL để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)