Các giải pháp về đào tạo NNL

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 106)

2. 1.3 Chính sách phát triển NNL

3.2.3. Các giải pháp về đào tạo NNL

3.2.1.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Trước hết, tập trung rà soát các chỉ tiêu, điều kiện phục vụ kế hoạch giáo dục như: cơ sở vật chất trường học, đội ngũ các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tài chính cho giáo dục, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực… để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khắc phục sự chênh lệch chất lượng giữa các vùng miền.

Thứ hai, các huyện, thị, thành phố tiếp tục củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tập trung củng cố, duy trì kết quả, đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn từng huyện, thị xã, thành phố. Các trường học phải nắm vững số học sinh bỏ học và có giải pháp tích cực vận động học sinh trở lại lớp. Mở rộng các hình thức tổ chức dạy học; đưa lớp học mầm non và tiểu học về các cụm dân cư, thôn, bản; tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Đến năm 2012, 100% trẻ em dưới 5 tuổi được phổ cập giáo dục mầm non.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện Nghị định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; quản lý sử dụng các nguồn kinh phí của từng đơn vị theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo thực hiện tốt quy chế dân chủ để công khai tài chính, chi trả đúng, đủ, kịp thời chế độ cho người LĐ.

Thứ tư, khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém của cán bộ, giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy như: Thói quen dạy học thụ

động, nặng đối phó với thi cử, một số giáo viên có nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa làm chủ được phương pháp dạy học tích cực, chưa nắm vững kỹ năng và kỹ thuật tổ chức dạy học. Nâng xao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đến năm 2015, 100% giáo viên ở các bậc học đạt chuẩn, trong đó 30-35% trên chuẩn.

Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2015 có 47% trường đạt chuẩn quốc gia. Phát triển trường THPT chuyên Lam Sơn trở thành trường THPT trọng điểm quốc gia.

Thực hiện chuẩn hiệu trưởng mầm non, phổ thông, chuẩn giám đốc TTGDTX theo các tiêu chí quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Triển khai mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về quản lý giáo dục cho hiệu trường trường mầm non, các trường phổ thông, theo chương trình chuẩn. Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên từ nguồn kinh phí quốc gia.

Thứ năm, các cơ quan chức năng cần chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải bám sát đối tượng học sinh, động viên mọi giáo viên chưa tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chấp hành nghiêm quy định và kế hoạch dạy học, nhất là chế độ cho điểm, đánh giá, xếp loại học sinh.

Cần tập trung rà soát nội dung, chương trình sách giáo khoa các khối lớp từ Tiểu học đến THPT, hướng dẫn các nhà trường tiếp nhận, sử dụng, bảo quản, tự làm và tự mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trong dạy học.

Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành và khả năng lập nghiệp của học sinh. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ ở tất cả các cấp học.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường, lớp học vào năm 2012

3.2.1.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiêp:

Thứ nhất, tiếp tục củng cố, sắp xếp quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch mạng lưới giáo dục đào tạo chuyên nghiệp trên địa bàn cần phải bám sát chiến lược, quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh trong từng thời kỳ, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo chuyên nghiệp của cả nước. Đảm bảo quy mô đầu ra LĐ về số lượng, chất lượng, không chênh lệch lắm trong cơ cấu đào tạo LĐ và cơ cấu ngành, nghề, công nghệ trên thị trường, có tính đến đón đầu trong đào tạo. Không khuyến khích thành lập mới trường công lập. Đa dạng hoá các loại hình cơ sở đào tạo, nhất là ưu tiên phát triển các trường ngoài công lập, trường có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở đào tạo của doanh nghiệp.

Đầu tư tập trung tăng cường nguồn lực cho các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề để đào tạo nhiều cấp độ nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề) phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời là nơi chuyển giao kỹ thuật công nghệ hỗ trợ các trung tâm dạy nghề cấp huyện và các cơ sở khác hoạt động phát triển.

Ngoài các huyện như Nga Sơn, Tĩnh Gia, thị xã Bỉm Sơn đã thành lập trường trung cấp nghề và các huyện: Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Như Xuân, Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Sơn, Hậu Lộc, Thường Xuân đã thành lập trung tâm dạy nghề, các huyện còn lại khi đủ điều kiện cần lập đề án thành lập trung tâm dạy nghề. Riêng 7 huyện miền núi cao chưa thành lập trung tâm dạy nghề, triển khai lập dự án đầu tư xây dựng trung tâm dạy nghề hoặc trung tâm tổng hợp theo “Chương trình giảm nghèo nhanh bền vững đối với 62 huyện nghèo”- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

Rà soát, bổ sung, điều chỉnh mạng lưới các cơ sở dạy nghề, sớm hoàn thành trường dạy nghề Nghi Sơn, trường Công nhân kỹ thuật phục vụ xuất khẩu LĐ, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo, đổi mới cơ cấu ngành nghề đào tạo của các cơ sở dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ LĐ qua đào tạo đạt 55% trở lên.

Nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề theo nhu cầu xã hội. Tiến hành rà soát, lựa chọn, tập trung đầu tư xây dựng một số khoa chuyên ngành của trường đại học Hồng Đức đạt chất lượng tương đương với các trường đại học lớn trong nước, xây dựng Trung tâm ngoại ngữ chất lượng cao tại Trường Đại học Hồng Đức, đáp ứng nhu cầu đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Xúc tiến thành lập trường Đại học Y dược, trường Đại học Thể dục – thể thao, trường đại học Văn hoá – Nghệ thuật Thanh Hoá,

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh có khả năng đầu tư thành lập trường nghề, trung tâm dạy nghề tư thục phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh. Mở rộng dạy nghề theo hướng kèm cặp truyền nghề ở các cơ sở sản xuất, các làng nghề khôi phục phát triển nghề truyền thống hoặc du nhập nghề mới.

Thứ hai, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được tự chủ các khoản thu và sử dụng nguồn tài chính theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ để đầu tư phát triển. Đối với cơ sở dạy nghề ngoài công lập thực hiện theo Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế văn hoá, thể thao, môi trường và Quyết định

số 2343/2006/QĐ-UBND ngày 28/8/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và xã hội.

Thứ ba, cần có chiến lược phân luồng học sinh sau THCS, tăng quy mô đào tạo LĐ nghề.

Để có cơ cấu đào tạo hợp lý giữa đào tạo CĐ, ĐH (hàn lâm) - THCN - DN (thực hành) phấn đấu đến cuối năm 2015, tỷ lệ qua đào tạo nghề trong LLLĐ đạt 40% thì cần phải tăng quy mô tuyển sinh đầu vào hệ thống các trường dạy nghề trên địa bàn. Để tăng quy mô đầu vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, tỉnh cần có một Chiến lược dài hạn với một hệ thống chính sách phân luồng học sinh sau bậc trung học. Thực hiện phân luồng 10 - 12% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 20 - 22% tốt nghiệp phổ thông vào học nghề.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 103 trường PTCS, 650 trường THPT và 12 TTGDTX. Trong đó, quy mô học sinh đang học PTCS trên 222.000 học sinh, THPT là 144.000 học sinh. Hàng năm, tốt nghiệp PTCS khoảng 55.000 học sinh, tốt nghiệp THPT khoảng 48.000. Cần có quy hoạch phân luồng cho lượng học sinh này, bổ sung vào đội ngũ LĐ kỹ thuật của tỉnh.

Phân luồng và học liên thông là hai mặt của một vấn đề. Phân luồng có hiệu quả chỉ khi chính sách học liên thông có hiệu quả, chính sách học liên thông là điều kiện để phân luồng có hiệu quả. Để thực hiện phân luồng học sinh sau bậc THCS có hiệu quả, hợp lý, cần có một chiến lược ở tầm quốc gia. Song, phạm vi của tỉnh, trước hết cần có quy chế phối hợp quản lý nhà nước của ngành Giáo dục - Đào tạo và ngành LĐ-TB&XH, xây dựng chính sách liên kết, liên thông ở ba nơi: Trường THCS - Trường nghề - Thị trường LĐ một cách hợp lý, tạo điều kiện học sinh định hướng nghề nghiệp, đi nhanh

vào học nghề để tham gia LĐ sản xuất rồi học liên thông để nâng cao trình độ. Tăng nhanh chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào học sinh tốt nghiệp THCS, THPT ở các cơ sở dạy nghề; thu hẹp hợp lý, đúng mức tỷ lệ tuyển sinh đầu vào cao đẳng, đại học là học sinh tốt nghiệp THPT.

Thứ tư, tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Đội ngũ giáo viên quyết định quy mô và chất lượng đào tạo, là cầu nối truyền tải nội dung của chương trình đào tạo đến sự tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của học sinh, sinh viên. Có chương trình đào tạo tốt, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại mới chỉ là điều kiện cần, đội ngũ giáo viên có chất lượng là điều kiện đủ để cho ra “lò” những người thợ giỏi.

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp dạy nghề;

Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề, trong đó đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề nhằm nâng dần tỷ lệ giáo viên có khả năng dạy cả lý thuyết và thực hành.

Nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành nghề và thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ này.

Tổ chức các khoá bồi dưỡng giáo viên tiếp cận với chương trình, giáo trình đào tạo theo 3 cấp trình độ; bồi dưỡng về trình độ giảng dạy thực hành, nhất là các nghề mới, kỹ năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và DN; đảm bảo là người làm chủ chương trình, giáo trình đào tạo

hiện đại, tư duy thực tế của đời sống sản xuất kinh doanh. Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên phải toàn diện: chuẩn về trình độ CMKT, chuẩn về tay nghề (rất quan trọng) và chuẩn về nghiệp vụ sư phạm.

Thứ năm, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình dạy nghề.

Dựa trên chương trình khung được Bộ LĐ-Thương binh & xã hội ban hành, tham khảo chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở dạy nghề khác trong nước và quốc tế, các cơ sở dạy nghề xây dựng, hoàn thiện, cập nhật chương trình đào tạo theo hướng phù hợp với nhu cầu thị trường LĐ và nhu cầu đa dạng của xã hội, gắn đào tạo với việc làm của người LĐ.

Thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển giáo trình, tài liệu, đảm bảo 100% các môn học/môđun có giáo trình, tài liệu

Cần điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phù hợp với yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và LĐ trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm giá trị sản phẩm và LĐ trong nông nghiệp.

Thành lập Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo gồm những chuyên gia, nhà giáo, nhà quản lý có kinh nghiệm và chuyên môn sâu, đặc biệt có sự tham gia của các thợ bậc cao, các nhà sản suất, kinh doanh, tiến hành thẩm định chương trình đào tạo cho từng nghề, từng trình độ đào tạo trước khi đưa vào giảng dạy chính thức.

Thứ sáu, tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng giảng dạy. Đầu tư, tập trung nâng cấp các trường dạy nghề trọng điểm cấp tỉnh về cơ sở vật chất, nhà xưởng, phòng học, máy móc thiết bị đảm bảo cho yêu cầu dạy nghề, phấn đấu từng bước trang bị đồng bộ các thiết bị công nghệ mới vào dạy nghề để chuẩn bị hoà nhập vào khối dạy nghề các nước trong khu vực.

Các huyện, thị xã, thành phố cần chủ động huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề.

Xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính cho đào tạo, dạy nghề nâng cấp phòng học, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc…

Thứ bảy, tăng cường mối quan hệ với doanh nghiệp.

Phối hợp với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.

Tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề và người học nghề tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề, kinh nghiệm thực tế sản xuất;

Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp để thực hiện tốt công tác tư vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức sử dụng LĐ với các cơ sở đào tạo để phát triển NNL theo nhu cầu xã hội

Thứ tám, tăng cường quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Triển khai hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề để các địa phương, các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Thường xuyền kiểm tra nắm bắt tình hình hoạt động đào tạo nghề thông qua việc thực hiện các chính sách, chế độ, điều lệ, quy chế hoạt động, nội dung chương trình, chất lượng đào tạo. Phát hiện các quy định chưa hợp lý về đào tạo nghề để đề nghị bổ sung sửa đổi.

Thứ chín, phát triển các hoạt động thông tin thị trường LĐ để gắn đào tạo với giải quyết việc làm.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế-xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các trường học, các địa phương làm cho toàn xã hội và chính người LĐ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)