Bối cảnh kinh tế mới và yêu cầu nâng cao chất lượng NNL

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 82)

2. 1.3 Chính sách phát triển NNL

3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới và yêu cầu nâng cao chất lượng NNL

3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế mới

* Bối cảnh quốc tế

Trong thập niên tới, nền kinh tế thế giới có những xu hướng nổi bật sau:

Xu hướng phát triển của KHCN

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học đã có tác động nhanh chóng làm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, tri thức, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, lực lượng sản xuất hàng đầu. Vai trò của NNL có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.

Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công LĐ diễn ra ngày càng sâu rộng; toàn cầu hóa kinh tế, với vai trò ngày càng lớn của các công ty quốc tế

xuyên quốc gia ngày càng lớn, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện. Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Trong điều kiện toàn cầu hóa, khoa học và công nghệ cao được sử dụng như một nguồn sinh lực mới để xây dựng năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Tất cả các nước đều coi phát triển kỹ thuật cao là hướng chiến lược chủ đạo, là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia và chiến lược an ninh quốc gia.

Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế vừa mang tính tiền đề cho các cơ hội vừa mang tính chất thách thức đối với mọi quốc gia. Xu thế này đòi hỏi phải có nhận thức và tiếp nhận sự thách thức về phát triển NNL có trình độ cao để thích ứng. Trong xu thế hiện nay, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần dành ưu tiên cho việc đào tạo NNL có trình độ cao, tăng đầu tư cho nghiên cứu triển khai và đổi mới công nghệ, nhất là trong các hướng công nghệ cao, tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin – truyền thông, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và rút ngắn khoảng cách phát triển để tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng lớn và thua thiệt trong quan hệ quốc tế.

* Bối cảnh trong nƣớc

Qua hơn 25 năm đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có sự đổi mới sâu sắc. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng KT-XH, công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, mở rộng và phát huy hiệu quả. Cơ chế quản lý cùng với các chính sách kinh tế, hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện và phát huy hiệu lực. Các nguồn lực đã được đầu tư, những công trình, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và công nghiệp đã và đang được xây dựng như điện, giao thông, bưu chính - viễn thông, khai thác dầu khí... trên phạm vi cả nước, việc hình thành các vùng trọng điểm phát triển kinh tế ở các miền Bắc, Trung, Nam sẽ khơi dậy tiềm năng, phát huy tác dụng, tạo điều kiện thuận lợi khai thác mọi nguồn

lực. Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, trước hết là khối ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là các mối quan hệ kinh tế quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và đây cũng là những cơ hội để chúng ta tiếp cận với tri thức kinh doanh công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế và nắm bắt kịp thời những thay đổi trên thị trường thế giới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Năm năm tới (2011-2015) là giai đoạn kinh tế nước ta sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm, sẽ thực hiện nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh”. [2,tr 102]

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Nhìn chung, những tình hình và xu hướng nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen đối với sự phát triển của Việt Nam trong 5 năm tới.

* Bối cảnh của tỉnh

Tại Thanh Hoá, những thành tựu KT-XH đạt được trong những năm

qua làm cho thế và lực của tỉnh ngày càng mạnh hơn. Tiềm năng tăng trưởng của tỉnh còn lớn và có thể phát huy nếu được khai thác hợp lý và tích cực. Môi trường đầu tư kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh từng bước được cải thiện.

Thanh Hoá là tỉnh có nhiều lợi thế về các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản như: thuỷ sản đông lạnh (tôm, mực, cá), súc sản đông (lợn, bò), nông sản (gạo, lạc, đậu tương, đường…). Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với khai thác tiềm năng của từng vùng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 4,1 %. Sản xuất lương thực đạt kết quả cao, hàng năm luôn đạt trên 1,5 triệu tấn. Năng suất hầu hết các loại cây trồng năm sau tăng so với năm trước.

Mặc dù chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất bình quân hằng năm tăng 16,1%, trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 11,2%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 20% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8%. Thanh Hóa hiện có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế LĐ nông thôn.

- Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn

- Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia

- Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa

- Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa - Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân

Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến. Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là

cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh như: xi măng, đường, bia, vật liệu xây dựng,… luôn đạt được mức tăng trưởng. Với việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng tích cực, Thanh Hoá đã thu hút được một số dự án công nghiệp lớn : Lọc hoá dầu, nhiệt điện Nghi Sơn, thép Pomido, thép Cao Ngọc, xi măng Thanh Sơn, thuỷ điện Bá Thước I và II….

Bên cạnh đó, Thanh Hoá có khả năng thâm nhập vào thị trường quốc tế với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế như: hàng may mặc, giày thể thao, hải sản đông lạnh chế biến, đá ốp lát, hàng thủ công mỹ nghệ, xi măng, xuất khẩu LĐ….

Đó là những chương trình trọng điểm, tạo đà để tỉnh Thanh Hoá phát triển vượt bậc trong những năm tới. Yêu cầu đặt ra là tỉnh phải có NNL với chất lượng cao để có thể đáp ứng được nhu cầu.

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, mở cửa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, tạo ra thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp của Thanh Hoá vì sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khi quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ, trình độ và chất lượng phát triển còn thấp; chưa có sản phẩm mũi nhọn với sức cạnh tranh cao khi hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực, quốc tế và ngay trên thị trường nội địa; kết cấu hạ tầng tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu kém và chưa đồng bộ, đặc biệt là chất lượng NNL còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu có thể có những diễn biến phức tạp, khó lường, ô nhiễm môi trường, tỷ lệ đói nghèo còn cao... là những nhân tố ảnh hưởng bất lợi đến phát triển KT-XH của tỉnh

Với các điều kiện trên Thanh Hoá cũng đã xác định sẽ huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh

của nền kinh tế trong quá trình hội nhập; tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu LĐ theo hướng CNH, HĐH.

Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới Thanh Hoá cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển KT- XH, chuyển dịch nhanh nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH, cụ thể là tạo ra những bước phát triển mới trong ngành công nghiệp. Điều đó đòi hỏi Thanh Hoá phải cần có các nguồn lực, đặc biệt là NNL thực sự có chất lượng đảm bảo cho quá trình này.

3.1.1.2. Yêu cầu về nâng cao chất lượng NNL

Phát triển KT-XH, thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam nói chung cũng như ở Thanh Hoá nói riêng tự bản thân nó đặt ra những đòi hỏi khách quan về số lượng, cơ cấu và chất lượng NNL. Giai đoạn hiện nay quá trình CNH, HĐH diễn ra trong thời kỳ cách mạng KH - CN phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, với xu thế trí tuệ hoá LĐ, các quan hệ kinh tế- thương mại quốc tế, hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng. Với những mục tiêu, định hướng của quá trình CNH, HĐH của tỉnh đã đặt ra các yêu cầu đối với chất lượng NNL sau đây:

* Yêu cầu mở rộng quy mô NNL có trình độ chuyên môn - kỹ thuật cao.

CNH, HĐH nền kinh tế trong điều kiện KH - CN phát triển mạnh đòi hỏi phải tăng cường đào tạo LĐ chuyên môn - kỹ thuật các cấp trình độ (công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trở lên). Để thực hiện được yêu cầu này, Thanh Hoá cần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông-cầu nối có vai trò quan trọng trong tạo nguồn đầu vào cho quá trình đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật.

Mặt khác, công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng thành tựu KH - CN hiện đại trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, tính cạnh tranh của LĐ không dừng ở phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên

phạm vi quốc tế đòi hỏi chất lượng NNL phải được nâng lên tiến tới đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Do đó giáo dục, đào tạo chuyên nghiệp cũng cần được quan tâm hơn nữa để có thể cung ứng được cho thị trường LĐ một NNL có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn LĐ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế trong tỉnh.

Là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Trung Bộ có tiềm năng phát triển mạnh nông nghiệp, bên cạnh việc nâng cao chất lượng NNL cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, Thanh Hoá cần đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng nhân lực chuyên môn- kỹ thuật cho phát triển các ngành đáp ứng quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Hiện nay, nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh vẫn còn ở trong tình trạng chung của nông nghiệp, nông thôn cả nước là sản xuất lạc hậu, năng suất LĐ thấp, tỷ suất hàng hoá nông sản thấp. Do đó, Thanh Hoá cần đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời nhân lực chuyên môn - kỹ thuật cho phát triển nông, lâm nghiệp. Muốn vậy, phải chú trọng các giải pháp mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo chuyên môn - kỹ thuật cho LĐ nông thôn. Trên cơ sở đó đẩy nhanh quá trình thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.; phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới, các loại hình dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH đưa nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh phát triển nhanh chóng.

* Yêu cầu về sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt của NNL.

Trong điều kiện thực hiện CNH, HĐH hiện nay, NNL không thể không có trạng thái thể chất tốt. Sức khoẻ tốt đó là cơ sở, là nền tảng để sáng tạo, hăng say học tập, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, quá trình CNH, HĐH trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, trong bối cảnh quốc tế còn “diễn biến hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều

khó khăn, bất ổn”[3, tr 101], đòi hỏi NNL cần có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để vượt qua những khó khăn thử thách, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, dám nghĩ, dám làm, dám hội nhập quốc tế. Nó đòi hỏi NNL phải có tinh thần LĐ chăm chỉ, có kỹ thuật, sáng tạo và có hiệu quả KT - XH cao.

Bên cạnh đó, có thể thấy nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống: tăng cường sức khoẻ, mở rộng tri thức, nâng cao trình độ tay nghề không chỉ do kết quả của sự phát triển sản xuất, mà nó còn xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân con người. Do vậy, việc nâng cao chất lượng NNL không chỉ xuất phát từ sản xuất, từ yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế mà còn xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

* Yêu cầu về khả năng cạnh tranh quốc tế của NNL

Trong kỷ nguyên kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế sâu sắc về tất cả các lĩnh vực, NNL trở thành nguồn lực hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu về NNL có khả năng cạnh tranh cao được đặt ra ngày càng gay gắt, quyết định sự thành bại của một quốc gia. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trở thành sự cạnh tranh về sức mạnh nhân tài, sự cạnh tranh đó đặt trọng tâm vào trình độ phát triển NNL.

NNL đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh quốc tế là NNL đảm bảo về kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ; là xây dựng được đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và các nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà quản lý giỏi đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Để đạt được điều đó cần có sự chuyển biến căn bản và toàn diện về giáo dục - đào tạo: từ việc xác định cấp độ ưu tiên, cải cách chương trình, cho đến việc đổi mới cách dạy và học, cân đối cung - cầu LLLĐ được đào tạo. Bên cạnh các môn khoa học cơ bản, cần dành một tỷ lệ thích đáng cho các môn học cung cấp các loại tri thức mang tính công cụ tối thiểu của thời đại,

các kỹ năng phản ứng với thị trường LĐ. Đặc biệt, cần chú trọng hơn nữa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)