Qua những kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố về phát triển NNL, có thể rút ra bài học kinh nghiệm:
Nhìn chung, ở các địa phương giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo được nhìn nhận không chỉ là một động lực của sự phát triển mà còn là một trong những hướng ưu tiên nhất trong giải quyết vấn đề nâng cao
chất lượng NNL. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng NNL toàn diện còn được thực hiện qua các giải pháp về dân số, về sử dụng và quản l ý NNL, cụ thể:
Thành phố Hà Nội: Mặc dù NNL có ưu thế chất lượng cao hơn các
tỉnh thành khác trong cả nước song để chuẩn bị các điều kiện cho sự phát triển trong giai đoạn mới, việc chuẩn bị con người vẫn luôn được Hà Nội chú trọng. Với những giải pháp trên của Hà Nội cho thấy giải quyết vấn đề thu nhập, nâng cao mức sống cho LĐ, đào tạo và đào tạo lại NNL là những giải pháp trực tiếp quyết định đến chất lượng NNL.
Tỉnh Nghệ An:, Để nâng cao toàn diện chất lượng NNL, Nghệ An đã thực hiện đồng thời nhiều giải pháp. Vì vậy chất lượng NNL ở đây có sự chuyển biến đáng kể. Đó cũng là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy phát triển KT- XH của tỉnh một cách mạnh mẽ trong thời gian qua.
Thành phố Hồ Chí Minh: việc giải quyết vấn đề chất lượng NNL cũng
được xác định qua giải pháp chủ yếu là phát triển giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao đặt ra cho NNL, thành phố đã có bước đột phá so với các tỉnh thành khác là xây dựng mô hình giáo dục hiện đại, đồng thời nhanh chóng thực hiện quá trình xã hội hoá trong giáo dục và đào tạo để huy động được mọi nguồn lực của các tổ chức và nhân dân đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
Kết luận chƣơng 1
NNL đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước phải không ngừng được nâng cao về mặt chất lượng. Đó là sự nâng cao cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức của con người. Điều này phụ thuộc rất lớn vào các nhân tố như: hệ thống giáo dục, đào tạo; tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ, yếu tố văn hoá; chính sách phát triển NNL và trình độ phát triển của nền kinh
tế. Nâng cao chất lượng NNL là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và của các địa phương ở bất cứ giai đoạn nào.
Kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy để nâng cao chất lượng NNL trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục, coi lĩnh vực này là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Mở rộng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng đào tạo nghề (đây là vấn đề mang tính cấp thiết); gắn đào tạo với nhu cầu thực tế của xã hội, định hướng chiến lược phát triển của địa phương; thực hiện tốt phương châm : “Đào tạo những ngành nghề xã hội cần”. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng NNL phải gắn liền với đổi mới phương thức sử dụng nguồn nhân lực nhằm tận dụng có hiệu quả lợi thế về con người để phát triển. Phải có cơ chế khuyến khích, trọng dụng nhân tài, vì đây là những hạt nhân tạo sự đột phá cho phát triển.
Chƣơng 2