Quan điểm và phương hướng nâng cao chất lượng NNL ở Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 91)

2. 1.3 Chính sách phát triển NNL

3.1.2. Quan điểm và phương hướng nâng cao chất lượng NNL ở Thanh Hoá

chủ động trong đào tạo và giải quyết việc làm.

3.1.2. Quan điểm và phương hướng nâng cao chất lượng NNL ở Thanh Hoá Hoá

3.1.2.1. Quan điểm nâng cao chất lượng NNL

Thứ nhất, NNL được coi là nhân tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, quyết định đối với sự nghiệp CNH, HĐH; phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước ta nói chung, Thanh Hoá nói riêng.

Quan điểm của Đảng luôn thể hiện việc nâng cao chất lượng NNL vừa là mục tiêu mang tính chiến lược, vừa là động lực, giải pháp để đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Đảng đã nêu phương châm lãnh đạo phát triển đất nước: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [19, tr.85]. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng nêu rõ nhiệm vụ phát triển NNL là: “Tăng cường đầu tư phát triển nguồn lực con người thông qua phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ. Đảm bảo NNL về số lượng và chất lượng đáp ứng ngày càng cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [20, tr.32]. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2011- 2015: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng NNL; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”[16, tr 5].

Thấm nhuần các quan điểm chỉ đạo trên, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá cũng đã xác định phương hướng phát triển NNL trong giai đoạn tới: “Tạo bước đột phá về nâng cao chất lượng NNL, đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao

chất lượng hiệu quả các hoạt động khoa học, công nghệ, văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân”[13, tr 18].

Thứ hai, trong việc thực hiện nâng cao chất lượng NNL, giáo dục - đào tạo giữ vị trí quyết định.

Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong đó, giáo dục đại học và kỹ thuật nghề nghiệp là các phân hệ trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chủ yếu đào tạo NNL. Giáo dục đại học và kỹ thuật nghề nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra NNL trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH. Để hoàn thành sứ mạng này, giáo dục đại học và kỹ thuật nghề nghiệp cần tập trung trước hết vào phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, xây dựng, củng cố và mở rộng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trường học, hoàn thiện hệ thống quản lý, tạo điều kiện cho các trường tăng quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo. Ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục- đào tạo có chất lượng cao, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đào tạo khác không ngừng cải thiện môi trường giáo dục và khả năng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao của nền kinh tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Trong giai đoạn 2011- 2015 và những năm tiếp theo, đào tạo nhân lực cần tiếp tục được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Thứ ba, nâng cao chất lượng NNL gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, tiến bộ khoa học- công nghệ.

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và xu thế hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển KT-XH. Đảng ta xác định: cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ được coi là

quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực của CNH, HĐH. Trong quá trình CNH, HĐH, một mặt phải tập trung vào phát triển và áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn tạo ra tốc độ tăng trưởng cao. Mặt khác, phải kết hợp với lựa chọn công nghệ thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế. Theo đó, xây dựng và phát triển NNL phải chú ý đến việc tạo ra một lực lượng LĐ ở tầng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. đồng thời phát triển NNL ở tầng thấp phù hợp với công nghệ sử dụng nhiều LĐ. Tóm lại, nâng cao chất lượng NNL cũng như phát triển NNL nói chung phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, trong từng giai đoạn gắn với CNH, HĐH, gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, giữa các vùng kinh tế và các địa phương, gắn với khoa học và công nghệ.

Thứ tư, nâng cao chất lượng NNL là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành.

Phát triển NNL nói chung cũng như nâng cao chất lượng NNL không là sự nghiệp của riêng cấp nào, ngành nào. Để đảm bảo các điều kiện cho CNH, HĐH nhà nước cần chăm lo xây dựng kế hoạch phát triển NNL trên các phương diện thể lực, trí tuệ. Các ngành, đặc biệt là các ngành liên quan trực tiếp đến việc phát triển NNL như y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá - thể thao đẩy mạnh việc xây dựng, thực hiện chương trình “ Nâng cao chất lượng NNL của tỉnh”. Các doanh nghiệp trong toàn tỉnh, người sử dụng LĐ, người học và mọi tầng lớp nhân dân có trách nhiệm tham gia góp ý, đóng góp trí thức và vật lực cho phát triển giáo dục- đào tạo, tạo ra tiềm thế về trí tuệ, xây dựng đội ngũ LĐ khoa học- công nghệ trình độ cao và tạo ra động lực cho phát triển kinh tế.

Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII đã đưa ra Chương trình phát triển NNL là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh: “Đẩy mạnh xã hội

hoá, huy động tối đa các nguồn lực để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Trước mắt, tập trung đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh như lọc hoá dầu, sản xuất thép, quản lý và vận hành các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, sản xuất, lắp đặt linh kiện, thiết bị điện tử, sản xuất phần mềm, tự động hoá…; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; hình thành đội ngũ doanh nhân có kiến thức kinh doanh giỏi, hiểu biết pháp luật, năng động, bản lĩnh và có văn hoá kinh doanh; bồi dưỡng nhân tài, đào tạo chuyên gia đầu ngành giỏi trên các lĩnh vực của đời sống”. [13, tr 20]

3.1.2.2. Phương hướng nâng cao chất lượng NNL của tỉnh.

Thứ nhất, nâng cao chất lượng dân số. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số kế hoạch hoá gia đình, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Duy trì tỷ lệ sinh tự nhiên hằng năm khoảng 6%o, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống 20%, tỷ lệ chết mẹ liên quan đến thai sản giảm xuống 0,65%o vào năm 2015.

Phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng theo hướng dự phòng tích cực và chủ động, đảm vảo mọi người dân đều được khám, chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản; đến năm 2015, tỷ lệ số trạm y tế xã có bác sỹ đạt 80%, tỷ lệ giường bệnh đạt 24,1 giường/vạn dân.

Lồng ghép có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình, dự án khác; kết hợp huy động các nguồn lực tại chỗ với thu hút các nguồn lực của Nhà nước, của doanh nghiệp, của các tổ chức quốc tế... trong việc xoá đói, giảm nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 4%.

Thứ hai, phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hoá, xã hội hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng

xã hội học tập. Đến năm 2015, 100% giáo viên ở các bậc học đạt chuẩn, trong đó có 30-35% trên chuẩn. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập THCS, thực hiện phổ cập THPT ở các vùng có điều kiện. Đến năm 2012, 100% trẻ em dưới 5 tuổi được phổ cập giáo dục mầm non.

Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khắc phục cơ bản chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng miền. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường, lớp học vào năm 2012; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2015 có 47% số trường đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng trường THPT chuyên Lam Sơn thành trường THPT chuyên trọng điểm quốc gia.

Thứ ba, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo và dạy nghề theo nhu cầu xã hội, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học, quản trị doanh nghiệp có trình độ cao và LĐ lành nghề.

Lựa chọn, tập trung đầu tư xây dựng một số khoa, chuyên ngành của Trường Đại học Hồng Đức đạt chất lượng tương đương các trường đại học lớn trong nước; xây dựng Trung tâm ngoại ngữ chất lượng cao tại trường Đại học Hồng Đức đáp ứng yêu cầu đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Xúc tiến thành lập Trường Đại học Y – dược, Trường đại học văn hoá – nghệ thuật và Trường Đại học thể dục thể thao Thanh Hoá.

Rà soát, bổ sung, điều chỉnh mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đáp ứng nhu cầu đào tạo công nhân có tay nghề cho các doanh nghiệp và phục vụ xuất khẩu LĐ; đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở đào tạo hiện có, xây dựng mới Trường trung cấp nghề Nghi Sơn, Trường công nhân kỹ thuật đào tạo công nhân đi làm việc ở nước ngoài..v..v.. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho

các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện, thị xã, thành phố. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ LĐ qua đào tạo đạt trên 55%.

Thứ tư, tập trung đào tạo NNL và nâng cao trình độ cho người LĐ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân bố lại LĐ giữa các vùng nhất là khi các dự án lớn trong Khu kinh tế Nghi Sơn hoàn thành đi vào sản xuất. Hằng năm giải quyết việc làm cho khoảng 60 nghìn LĐ, trong đó có 15 nghìn người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đến năm 2015, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 3,6%, nâng tỷ lệ thời gian LĐ ở nông thôn lên 88%.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)