2. 1.3 Chính sách phát triển NNL
2.2.2. Phân tích tình hình chất lƣợng NNL ở Thanh Hoá
2.2.2.1. Trạng thái sức khoẻ của NNL
Do chưa có một điều tra nào nghiên cứu mang tính chất toàn diện về trạng thái sức khoẻ của NNL tỉnh Thanh Hoá, nên tác giả chỉ có thể phản ánh thực trạng sức khoẻ NNL tỉnh thông qua một số mặt chủ yếu như: chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tuổi thọ.
Hiện nay, tình trạng phát triển thể lực NNL của Thanh Hoá ở trong tình trạng chung của NNL Việt Nam. Tầm vóc, thể lực của NNL đang từng bước đựoc cải thiện. Theo Bộ Y tế Việt Nam thì hiện nay chiều cao trung bình đối với nam là: 1,65m; nữ: 1,54m. So với số liệu năm 1975 thì nam đã tăng 3,7cm và nữ tăng 4 cm. Tuy nhiên, so với người trưởng thành ở Nhật Bản cùng nhóm tuổi thì người nước ta vẫn thấp hơn 10 cm. So với thế giới thì tầm vóc, thể lực của người trưởng thành Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng hiện thuộc loại trung bình thấp (trên thế giới, chiều cao trung bình đối với nam là 1,76m, nữ là 1,63m)[ 35, tr11].
Theo Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra trong báo cáo toàn cầu sáng ngày 5/10/ 2010 tại Bangkok, Thái Lan: tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam là 74,6 đứng thứ 54 trên thế giới, tuổi thọ trung bình của Thanh Hoá là 73 tuổi (năm 2010). Người Nhật Bản sống thọ hơn người dân ở các nước khác, trung bình là 82,7 tuổi. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của người dân ở Afghanistan chỉ là 43,6 tuổi. Trung bình tuổi thọ tại các nước tiên tiến là 77-83 tuổi, các nước kém và đang phát triển là 35-60 tuổi.
Với nhiều nỗ lực, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở Thanh Hoá ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân<2500g giảm từ 2,36% năm 2005 xuống còn 1,5% năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5tuổi giảm từ 28% năm 2005 xuống còn 24% năm 20102, tỷ suất chết trẻ em<5 tuổi giảm từ 18,45% năm 2005 xuống còn 12,5% năm 20102, tỷ lệ trẻ khuyết tật giảm từ 0,86% năm 2005 xuống còn 0,72% năm 2010.
Như vậy, thể lực NNL ở Thanh Hoá tuy có được nâng lên nhưng còn kém so với yêu cầu cần có để có thể đẩy mạnh phát triển KT-XH cũng như thực hiện CNH, HĐH. Nguyên nhân của thực trạng này là do mức thu nhập, mức sống của NNL còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người ở Thanh Hoá năm 2006 là 473 USD/người, năm 2010 là 810 USD/người (cả nước là 1160 USD/người). Tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao (15% năm 2010). Mức sống thấp, tốc độ gia tăng dân số còn cao (tỷ lệ tăng tự nhiên dân số ở Thanh Hoá năm 2010 là 0,72%). Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ của người LĐ lại thấp nên đã ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó có vấn đề giáo dục, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
Điều kiện LĐ trong nhiều cơ sở và các ngành sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp của tỉnh còn thấp kém, thậm chí có nơi còn rất khắc nghiệt, môi trường LĐ bị ô nhiễm nặng nề, các yếu tố nguy hiểm và độc hại vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần, tai nạn LĐ và bệnh nghề nghiệp còn thường
xuyên xảy ra. Qua kiểm tra sức khoẻ định kỳ của người LĐ trong các nhà máy, xí nghiệp của tỉnh cho thấy: Tình trạng sức khoẻ của LĐ trong một số cơ quan, xí nghiệp, đặc biệt trong một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là: Loại B dao động từ 50 – 62 %, loại C từ 13 – 22 %.[35, tr16]. Như vậy, tình trạng sức khoẻ mới ở mức trung bình và yếu.
Có thể nói trạng thái chung NNL ở Thanh Hoá là: thu nhập thấp, đời sống khó khăn, dinh dưỡng thiếu, thể lực hạn chế. Nhìn chung, thực tế cho thấy chất lượng dân số nói chung cũng như chất lượng sức khoẻ của người LĐ trong tỉnh nói riêng cần phải được cải thiện căn bản.
2.2.2.2. Trình độ văn hoá của NNL.
Trình độ văn hoá là cơ sở quan trọng để giáo dục, đào tạo nâng cao các năng lực, kỹ năng làm việc của người LĐ. Trình độ học vấn của NNL được biểu hiện qua một số đặc trưng như tỷ lệ biết chữ, trình độ văn hoá tốt nghiệp các cấp.
Đa số người LĐ Thanh Hoá đều biết chữ. Năm 2010 tỷ lệ LĐ biết chữ trong lực lượng LĐ là 99 %. Số người biết chữ trong lực lượng LĐ ngày càng tăng nhờ các chính sách phát triển hệ thống giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục. Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn một bộ phận nhỏ người LĐ chưa biết chữ. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm trong thời gian đến.
Về trình độ văn hoá của NNL biểu hiện qua chất lượng giáo dục các cấp. Nhờ duy trì sĩ số và huy động trẻ em trong độ tuổi đi học đạt tỷ lệ cao, Thanh Hoá đã củng cố, duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS trước kế hoạch 2 năm, được Bộ Giáo dục và đào tạo công nhận vào thời điểm tháng 9/2006. Thành tích đó đã góp phần đưa tỷ lệ người chưa học xong tiểu học trong tổng lực lượng ngày càng giảm. Năm 2006, tỷ lệ này là 5,3% thì đến năm 2010 giảm xuống còn 4,28%. Bình quân hàng năm giảm 0,25%/năm.
Số người tốt nghiệp phổ thông trung học tăng nhanh. Năm 2006, tỷ lệ này là 25,86%, năm 2010 tăng lên 27,61%, với tốc độ tăng 0,22%/năm.
Số học sinh tốt nghiệp THPT thi vào đại học, cao đẳng tăng cả về số lượng và chất lượng: Năm 2006 có 15.252 em, năm 2010 có 20.372 em trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (tăng 64% so với năm 2006). Số học sinh đỗ vào ĐH, CĐ của Thanh Hoá năm sau cao hơn năm trước, từ năm 2006 đến 2010, đã có 105.980 em đỗ vào các trường ĐH, CĐ (hình 2.2). 15,252 18,338 21,819 20,372 23,103 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2006 2007 2008 2009 2010 Học sinh
Hình 2.3: Số học sinh thi vào đại học, cao đẳng