Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện nay (Trang 32)

2.1.2. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bảo lãnh ngân hàng ởViệt Nam Việt Nam

Bảo lãnh ngân hàng là bảo bối của doanh nghiệp khi tham gia giao dịch. Khi nhận ô tô làm tài sản bảo đảm, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ giảm giá trị, bị mất; nhận nhà đất thì khó bán, khó di dời chủ nhà… Nhưng nếu nhận bảo lãnh của ngân hàng thì khi xảy ra vi phạm về nghĩa vụ thanh toán của đối tác, dòng tiền sẽ chảy về tài khoản doanh nghiệp (nhận bảo lãnh) ngay lập tức. Do đó, doanh nghiệp rất tin cậy bảo lãnh ngân hàng và trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp lấy đó làm điều kiện tiên quyết để thực hiện giao dịch.

Sau khi các quy định về bảo lãnh ngân hàng, hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng cũng phát triển nhanh chóng, doanh số bảo lãnh liên tục tăng qua các năm với tỷ lệ trung bình từ 20 đến 25%/năm trong giai đoạn 1993 - 1998. Trong năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng bị chững lại; các tổ chức tín dụng cơ bản chỉ tập trung cho việc xử lý các hợp đồng bảo lãnh trước đó. Từ năm 2000 đến nay, nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đã được phục hồi, hoạt động quy mô và có sự tăng trưởng đáng kể không chỉ về doanh số mà còn đi sâu vào chất lượng bảo lãnh. Điều đó được thể hiện thông qua số

lượng các giao dịch được bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với cơ cấu khách hàng, trong những năm 2000, cơ cấu khách hàng được các tổ chức tín dụng bảo lãnh chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp dân doanh và các chủ thể khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân cũng đã được tiếp cận với hình thức bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ này. Nếu như năm 2000, các doanh nghiệp nhà nước được các tổ chức tín dụng bảo lãnh khoảng 12.000 tỷ đồng, doanh nghiệp khác là khoảng 3.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 90% thì đến năm 2009, khách hàng là doanh nghiệp nhà nước được các tổ chức tín dụng bảo lãnh khoảng 22.000 tỷ đồng, trong khi đó, các doanh nghiệp khác khoảng 6.000 tỷ đồng (số liệu Ngân hàng Nhà nước).

Những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động tín dụng, mở rộng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng, công tác bảo lãnh tín dụng của nhiều ngân hàng như ACB, VCB, BIDV… đã phần nào tháo gỡ khó khăn về vốn, giúp doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng cũng không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.1. Doanh thu phí bảo lãnh tại một số ngân hàng Việt Nam

(Đơn vị tính: Triệu đồng) 2 007 2 008 2 009 2 010 2 011 2 012 2 013 Vietin bank 8 7.000 1 25.000 2 87.000 3 56.000 3 56.000 3 59.079 3 16.714 BIDV 83.9312 71.6654 64.6195 32.2466 16.8328 87.0007 94.5258 Vietco 7 8 1 1 2 2 2

mbank 8.590 7.240 31.200 93.300 18.873 19.677 91.117 Techc ombank 2 0.580 3 6.000 7 5.186 1 60.000 1 43.190 1 06.185 1 00.525 ACB .501 7 .798 9 9.978 3 2.905 7 18.0641 45.5911 79.4001

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Ngân hàng)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng, BIDV là ngân hàng có doanh thu từ hoạt động bảo lãnh lớn nhất, tính riêng năm 2013, đạt hơn 894 tỷ đồng; Techcombank tuy mới triển khai dịch vụ này nhưng đã có sự tăng trưởng đáng kể, từ 20 tỷ đồng năm 2007, đến cuối năm 2013, hoạt động bảo lãnh đã mang về cho ngân hàng hơn 100 tỷ đồng. Thời gian tới, để thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển hơn nữa, nhiều ngân hàng đã có kế hoạch triển khai việc mở rộng đối tượng khách hàng, đặc biệt một số ngân hàng như MB, SCB, Techcombank….đã cung cấp dịch vụ tra cứu chứng thư bảo lãnh trực tuyến. Khách hàng có nhu cầu tra cứu chứng thư bảo lãnh trong nước phát hành có thể tiết kiệm thời gian trong việc tra cứu, đối chiếu và kiểm tra tính pháp lý của các chứng thư bảo lãnh thông qua tính năng tra cứu online trên website của các ngân hàng, từ đó giúp đẩy nhanh giao dịch với đối tác, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên thụ hưởng bảo lãnh cũng như duy trì tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những giải pháp thiết thực, tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ bảo lãnh, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc thanh khoản và phát triển sản xuất kinh doanh.

Hiện nay bên cạnh việc hiện đại hóa công nghệ, nhiều ngân hàng còn đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bảo lãnh cung cấp cho doanh nghiệp. Điển hình là Vietinbank với danh mục bảo lãnh phong phú: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh

thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh dự thầu. Tại Vietcombank còn triển khai một số dịch vụ bảo lãnh khác như bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hoặc bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh khoản tiền giữ lại gồm bảo lãnh chất lượng công trình/ Bảo lãnh bảo hành/ Bảo lãnh bảo dưỡng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, bảo lãnh du học.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều áp dụng hình thức thư bảo lãnh trong các hợp đồng bảo lãnh ngân hàng như VCB, Agribank, SCB, BIDV…. Riêng tại Agribank còn áp dụng hình thức hợp đồng bảo lãnh bên cạnh thư bảo lãnh, tuy nhiên trường hợp có phát hành cam kết bảo lãnh dưới hình thức hợp đồng bảo lãnh hoặc các hình thức cam kết khác tại các chi nhánh thì cần phải trình tổng giám đốc hoặc ban thẩm định xem xét. Thư bảo lãnh tại các ngân hàng được in trên mẫu thư bảo lãnh in sẵn, có logo riêng của các ngân hàng, có series và các thư bảo lãnh này được sử dụng đồng nhất trong từng hệ thống. Theo quy định riêng của các ngân hàng về giao dịch bảo lãnh ngân hàng, thư bảo lãnh thường chỉ được phát hành 01 bản gốc duy nhất gửi cho bên nhận bảo lãnh theo mẫu quy định, có thể sao chép một số bản cho các bên liên quan nhưng có ghi rõ “không có giá trị đòi tiền”. Trong trường hợp sử dụng Tiếng Anh thì phát hành thêm 01 bản thư bảo lãnh Tiếng Anh, đồng thời trên cả hai thư bảo lãnh Tiếng Anh và Tiếng Việt đều ghi rõ “Thư bảo lãnh được lập thành 01 bản gốc Tiếng Việt và 01 bản Tiếng Anh có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp có tranh chấp thì bản Tiếng Việt được ưu tiên áp dụng làm căn cứ pháp lý”.

Trong các hợp đồng bảo lãnh, tùy từng đối tượng ngân hàng và đặc điểm hợp đồng mà ngân hàng có thể áp dụng bảo lãnh vô điều kiện hay có điều kiện. Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh trong đó việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay sau khi ngân hàng nhận được yêu cầu đầu tiên của người thụ

hưởng và xem đó là một lệnh thanh toán không đòi hỏi phải có chứng từ kèm theo. Loại bảo lãnh này được sử dụng rất phổ biến trong các giao dịch hợp đồng tuy nhiên việc đòi bồi thường nó thường mang tính chủ quan, nên thường gây rủi ro lớn cho các ngân hàng nếu người thụ hưởng là đối tác không trung thực. Bảo lãnh có điều kiện khác phục được nhược điểm này vì nếu muốn được trả tiền, người thụ hưởng phải xuất trình chứng từ của phía thứ ba hoặc của Tòa án đế chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của đối tác. Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam cũng ít sử dụng loại hình này bởi vì họ có thể vướng vào những tranh chấp phát sinh giữa các bên.

Để được bảo lãnh tại các ngân hàng, các doanh nghiệp cần có giấy đề nghị phát hành cam kết bảo lãnh; Phương án/dự án liên quan đến nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh; Giấy tờ, tài liệu liên quan nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh, tài sản bảo đảm. Các ngân hàng có thể áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với bên bảo lãnh. tùy từng trường hợp có thể đảm bảo bằng ký quỹ bằng tiền, bảo đảm bằng sổ tiết kiệm , khoanh/ghi nợ tài khoản của khách hàng, cầm cố/ thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba, tín chấp, các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

Mặc dù Thông tư 28 đã được ban hành và hầu hết các ngân hàng đều có những Quy định hướng dẫn giao dịch bảo lãnh ngân hàng, điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm hoạt động của mỗi ngân hàng, tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động bảo lãnh ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cấp, đặc biệt tranh chấp trong quá trình ký kết và thanh toán giữa các bên liên quan trong hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều. Thông thường, doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán vì tin tưởng ngân hàng đứng đằng sau bảo lãnh, nhưng giờ đây nhiều doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng vì đối tác mất khả năng thanh toán, mà

ngân hàng cũng tìm lý do chối bỏ nghĩa vụ của mình. Ngày càng nhiều vụ việc ngân hàng từ chối thanh toán bảo lãnh với các lý do như: bảo lãnh phát hành sai quy trình, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, bên nhận bảo lãnh không chứng minh được vi phạm... Điều này khiến doanh nghiệp dần mất niềm tin với bảo lãnh ngân hàng, làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ cấp bảo lãnh của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Năm 2012, toàn ngành Tòa án đã thụ lý và giải quyết 215 vụ án tranh chấp dân sự, thương mại có liên quan đến hợp đồng bảo lãnh. Trong đó chiếm tới 87% các vụ án có một bên là các tổ chức tín dụng hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp, chỉ có 13% các vụ án có người bảo lãnh không phải là các tổ chức bảo lãnh chuyên nghiệp. (Nguồn: Website Tòa án nhân dân tối cao)

- Năm 2013, xảy ra 198 vụ. Trong số đó lượng án liên quan đến tranh chấp hợp đồng bảo lãnh vẫn xảy ra chủ yếu đối với người bảo lãnh là tổ chức tín dụng có hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp và việc bảo lãnh cho người thân đi lao động học tập ở nước ngoài. Do các hợp đồng bảo lãnh du học, số tiền bảo lãnh thường không lớn, một số ngân hàng thường bỏ qua khâu thẩm định năng lực tài chính hoặc thẩm định rất sơ sài, một số dựa trên sự thân tín, quen biết với khách hàng nên rủi ro xảy ra khi bên được bảo lãnh không thanh toán cho ngân hàng rất lớn. Một hiện tượng khác là trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng vướng vào các vụ tranh chấp không thanh toán tiền cho bên nhận bảo lãnh mặc dù đã đầy đủ các chứng từ và hồ sơ pháp lý. Rủi ro xảy ra do sự trục lợi của một số cán bộ ngân hàng, gây tổn thất lớn về tài chính và uy tín cho các ngân hàng khi bị bên nhận bảo lãnh khởi kiện.

Với doanh số bảo lãnh và tỷ trọng cơ cấu khách hàng trong hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng nêu trên, cùng với các số liệu tham khảo từ hoạt động xét xử của ngành Tòa án, chúng ta có thể thấy rằng, với nền kinh tế

đang chuyển đổi mạnh mẽ như hiện nay, việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là hướng đi đúng của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế đang có cơ hội to lớn để tiếp cận với nền công nghệ và khoa học tiên tiến, kỹ thuật công nghệ cao. Cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tìm đến sự hỗ trợ bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện hợp đồng tại các tổ chức tín dụng là điều tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để khuyến khích phát triển các giao dịch có bảo đảm bằng bảo lãnh trong đời sống dân sự, một mặt cần hoàn thiện khung pháp lý về bảo lãnh. Mặt khác, các ngân hàng cũng cần phải ban hành các quy định nội bộ nhằm xử phạt nghiêm khắc những cán bộ trục lợi, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện hợp đồng bảo lãnh ngân hàng. Các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về hợp đồng bảo lãnh ngân hàng, quyền và nghĩa vụ để tránh các rủi ro và tranh chấp đáng tiếc xảy ra.

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện nay (Trang 32)