Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện nay (Trang 71 - 74)

Để hỗ trợ các NHTM trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo lãnh, Ngân hàng nhà nước cần:

- Rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành tổng kết các hoạt động bảo lãnh, từ đó sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu các quy chê thích hợp đối với các loại hình bảo lãnh mới, tạo điều kiện cho các NHTM có thể thực hiện những loại bảo lãnh có hiệu quả mà vẫn đảm bảo vai trò quản lý của Ngân hàng nhà nước - Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tổ chức cán bộ pháp chế ngân hàng, tuyên

truyền phổ biến và giải thích những khó khăn, vướng mắc cho các NHTM

Thứ hai, tăng cường kiểm tra, giám sát để phòng ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động bảo lãnh

Kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo lãnh của các ngân hàng, kiểm tra, giám sát việc xây dựng quy trình nghiệp vụ bảo lãnh, việc ban hành các quy chế nội bộ ngân hàng, minh bạch thông tin của các ngân hàng. Tổ chức công tác tổng kết việc thực hiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, đánh giá đúng việc thực hiện, tìm ra những bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng của công tác áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng từ đó có giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Kết luận chương 3

Chương 3 của đề tài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng bảo lãnh ngân hàng với các vấn đề chủ yếu sau:

- Một số giải pháp nhằm điều chỉnh và sửa đổi một số điều khoản trong Thông tư 28/2012/TT-NHNN nhằm làm rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng, mối quan hệ giữa cam kết bảo lãnh và hợp đồng cấp bảo lãnh…

- Một số kiến nghị đối với các NHTM, các doanh nghiệp và Ngân hàng nhà nước nhằm đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được diễn ra thuận lợi và tối thiểu hóa các tranh chấp, rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện nay (Trang 71 - 74)