Quyền và nghĩa vụ của các bên

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện nay (Trang 65 - 67)

Để đảm bảo sự phân quyền và nghĩa vụ rõ ràng cho các bên, pháp luật cần xác định rõ trách nhiệm của bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đối với các cam kết bảo lãnh.

Trong quan hệ hợp đồng BLNH, TCTD có vai trò là người phát hành cam kết bảo lãnh, nên pháp luật quy đinh chủ thể này có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Nghĩa vụ thực hiện trả tiền thay cho bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, khi bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ phù hợp với các điều kiện thực hiện nghĩa vụ như đã ghi trong cam kết bảo lãnh. Đây là nghĩa vụ cơ bản của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Việc quy định nghĩa vụ này cho người bảo lãnh không chỉ nhằm bảo đảm quyền lợi cho bên nhận bảo lãnh mà còn bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng cấp bảo lãnh đã ký với khách hàng (bên được bảo lãnh).

- Quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực, hoặc hồ so yêu cầu thanh toán bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng cứ xuát trình là giả mạo.

Ngoài ra để đảm bảo tính minh bạch thông tin, pháp luật cũng cần quy định nghĩa vụ của các ngân hàng trong việc cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng, điều kiện và tiêu chuẩn chứng thư bảo lãnh hợp lệ….cho khách hàng thông qua các kênh như website, tài liệu đặt tại phòng giao dịch….Trong trường hợp xảy ra tranh chấp mà lỗi thuộc về ngân hàng do sự thiếu minh bạch trong thông tin thì ngân hàng vi phạm phải chịu trách nhiệm.

* Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh

Trong quan hệ hợp đồng BLNH, bên nhận bảo lãnh có tư cách pháp lý là người thụ hưởng cam kết bảo lãnh của TCTD. Do đó, trong mối quan hệ này, bên nhận bảo lãnh là bên có quyền mà không có nghĩa vụ đối với bên bảo lãnh.

- Quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện đúng cam kết bảo lãnh - Quyền kiểm tra tính hợp pháp, hơp lệ của cam kết bảo lãnh

Tuy nhiên, xét về thực tế, nhiều tranh chấp xảy ra gần đây, nguyên nhân một phần là do sự thờ ơ của doanh nghiệp, thiếu cẩn trọng trong quá trình ký kết cam kết bảo lãnh. Do vậy, pháp luật cần quy định rõ nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh phải kiểm tra việc chứng thư bảo lãnh có được ký đúng thẩm quyền và con dấu có đảm bảo tính hợp pháp. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến con dấu do lỗi của bên nhận bảo lãnh không kiểm tra tính hợp pháp của chữ ký và con dấu, pháp luật cần nêu rõ trách nhiệm của bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện nay (Trang 65 - 67)