Về mặt chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 49)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Về mặt chất lượng đội ngũ giảng viên

*Phẩm chất đội ngũ giảng viên:

- Phẩm chất chính trị

Hầu hết GV nhà trường đều có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Hiện tại Đảng bộ nhà trường có 148 Đảng viên sinh hoạt tại 15 chi bộ trực thuộc, trong đó Đảng viên là cán bộ giảng dạy có 126 đồng chí chiếm tỷ lệ 85% trong tổng số Đảng viên đó là số lượng đáng kể thể hiện phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên nhà trường.

Theo thống kê của Đảng bộ nhà trường thì trong nhiều năm qua, công tác xây dựng và phát triển Đảng đã đạt nhiều kết quả, trung bình mỗi năm phát triển được từ 10-12 đảng viên mới từ đội ngũ giảng viên. Đảng bộ liên tục được công nhận đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

- Về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Qua trưng cầu ý kiến giảng viên và khảo sát cán bộ quản lý của Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp về đạo đức lương tâm nghề nghiệp đều có sự thống nhất rất cao về đội ngũ giảng viên nhà trường luôn là những người tận tuỵ với nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc được giao, hết lòng vì HSSV, đa số GV đều là “tấm gương sáng cho HSSV học tập và noi theo”, trong công tác luôn thực hiện tốt tinh thần: “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” biết phối hợp có ý thức trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện môi trường văn hóa, giáo dục lành mạnh trong nhà trường.

* Trình độ đào tạo:

Thực trạng trình độ đội ngũ giáo viên Trường Đại học Kinh tế -Kỹ thuật Công nghiệp được thống kê 5 năm trở lại đây như sau:

Bảng 2.7: Thống kê trình độ đào tạo của Giảng viên từ 2005 – 2010

Trình độ GV Năm học 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Tiến sĩ 8 8 9 17 38 Thạc sĩ 97 124 137 157 249 Đại học 159 155 154 164 107 Cao đẳng 9 5 5 4 0 Cộng 273 292 305 342 394

Bảng 2.8: Thống kê trình độ đào tạo của giảng viên theo khoa năm học 2009 - 2010 Đơn vị Tổng số GV Trình độ giảng viên Tiến sĩ Thạc Đại học Cao đẳng

Khoa CN Thông tin 38 3 24 11 0

Khoa Điện - Điện tử 41 7 24 10 0

Khoa Cơ khí 23 2 16 5 0

Khoa CN Thực phẩm 23 7 15 1 0

Khoa Dệt May và Da giầy 49 3 25 21 0

Khoa Kinh tế 119 6 86 27 0 Bộ môn Mác Lê 35 6 25 4 0 Bộ môn KHCB 21 4 12 5 0 Bộ môn Ngoại ngữ 28 0 14 14 0 Bộ môn GDTC-QP 17 0 8 9 0 Tổng số 394 38 249 107 0 Tỷ lệ (%) 100 9.64 63.20 27.16 0

(Nguồn số liệu: Phòng TCCB-HSSV - Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật CN)

Trình độ của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy nói riêng, chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì trước hết cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường. Từ số liệu trên cho thấy, tỷ lệ giáo viên tại trường có 63,2% trình độ thạc sĩ, 9,64% là tương đối cao so với mặt bằng chung của các trường đại học. Tuy nhiên tỷ lệ GV số có trình độ Tiến sĩ so với quy định còn thấp, đến nay chưa có GV được phong hàm Giáo sư và Phó Giáo sư. Những năm qua, năm nào nhà trường cũng cử hàng trăm GV đi đào tạo sau đại học, điều này cho thấy nhà trường rất quan tâm để nâng cao chất lượng của ĐNGV, tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần động viên, khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ . Theo định hướng phát triển của trường trong những năm tới sẽ phát triẻn

đội ngũ giảng viên có trình độ cao, chuyên môn giỏi sẽ là điều kiện thuận lợi để nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của mình.

* Năng lực chuyên môn:

- Về năng lực dạy học

Qua tổng kết hàng năm của nhà trường, những năm gần đây ĐNGV Nhà trường có những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Một số giảng viên có kỹ năng sư phạm khá vững vàng, thể hiện qua công tác giảng dạy, hướng dẫn thực tập, công tác nghiên cứu khoa học, kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên được tăng lên qua từng năm và được khẳng định qua các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp, ngành hàng năm, cụ thể:

Bảng 2.9: Tổng hợp về thành tích giảng viên.

Năm học Tổng

số GV

Giỏi cấp Bộ Giỏi cấp Sở Giỏi cấp Trường

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

2004-2005 273 17 6.2% 10 3.7% 27 9.9%

2005-2006 285 20 7.0% 12 4.2% 44 15.4%

2006-2007 305 25 8.2% 13 4.3% 51 16.7%

2007-2008 342 29 8.5% 17 4.97% 59 17.25%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm học - Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp)

Kết quả của các Hội thi và kết quả bình bầu giáo viên giỏi các cấp là sự khẳng định năng lực vững vàng của đội ngũ GV đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cho đội ngũ GV trẻ.

- Về hoạt động nghiên cứu khoa học:

- Trong 5 năm qua có 135 người tham gia nghiên cứu khoa học, số lượng này là rất thấp nếu so sánh với các trường đại học khác.

- Số lượng đề tài NCKH chưa nhiều và đa số là đề tài cấp cơ sở (cấp trường, khoa).

- Số cán bộ, GV tham gia viết báo và số lượng các bài báo được đăng trên tạp chí còn hạn chế, chưa có bài được đăng trên tạp chí quốc tế.

- Thành phần tham dự các hoạt động NCKH chủ yếu là những GV lâu năm,

- Một số GV trẻ chưa nhận thức một cách đúng đắn công tác NCKH đối với một GV. Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ gắn bó với nhau, là sự thể hiện mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, NCKH là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ chuyên môn của người GV.

- Nhiều GV bị lún sâu vào hoạt động giảng dạy nên không có thời gian và công sức đầu tư cho hoạt động NCKH.

*Về trình độ nghiệp vụ sư phạm:

Theo quy định về chuẩn giáo viên thì những giáo viên đã có trình độ chuẩn về các bậc đào tạo nhưng không tốt nghiệp các trường sư phạm thì phải có chứng chỉ sư phạm. Tổng hợp về trình độ NVSP của giáo viên thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.10: Tổng hợp về trình độ nghiệp vụ sƣ phạm . Đối tƣợng Tổng số Tốt nghiệp các trƣờng SP Không tốt nghiệp các trƣờng SP Đã có chứng chỉ SP bậc 1 & bậc 2 Chƣa có chứng chỉ SP bậc 1 & bậc 2 Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Giáo viên 328 56 17.1% 233 71.04% 39 11.9% CBQL 66 8 12.12% 58 87.9% 0 0% Chung 394 64 16.24% 291 73.86% 39 9.9%

Nguồn: Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Hợp tác quốc tế.

Theo bảng thống kê chỉ có 16,24% GV của trường tốt nghiệp các trường sư phạm, phần lớn GV có trình độ chuyên môn tốt nghiệp ở các trường công nghệ, kinh tế, do đó hàng năm sau khi tuyển dụng nhà trường đều phải có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ này về nghiệp vụ sư phạm. Đến nay đội ngũ GV hầu hết đã được bồi dưỡng có chứng chỉ sư phạm bậc 1, bậc 2. Tuy nhiên thì trong thời gian tới 39 giáo viên trẻ cần phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

* Về khả năng khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học:

Nhà trường tuy mới được nâng cấp, nhưng trong những năm qua nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo đầu tư về trang thiết bị, phương tiện dạy học là tương đối

lớn như nâng cấp hệ thống mạng nội bộ, kết nối Internet cả hai cơ sở Nam Định và Hà Nội, hệ thống trang thiết bị giảng dạy gồm máy tính xách tay, đèn chiếu, thiết bị hàn, hệ thống thực hành CN Ô tô, thí nghiệm Cơ Điện tử, thiết bị giác mẫu tự động may công nghiệp.... Theo thông tin từ phòng Đào tạo thì có trên khoảng 80% số thiết bị và phương tiện được khai thác cho quá trình giảng dạy một cách có hiệu quả, còn khoảng 20% được khai thác nhưng hiệu quả chưa cao. Theo số liệu khảo sát trực tiếp thì có 80% số giáo viên được hỏi, thường xuyên sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, còn một số thiết bị mới, công nghệ hiện đại thì số giáo viên thực sự nắm bắt và làm chủ, khai thác hiệu quả chưa được nhiều. Điều này đặt ra vấn đề là trong thời gian tới nhà trường phải có kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về thiết bị và công nghệ mới.

* Về trình độ tin học, ngoại ngữ:

- Trình độ ngoại ngữ (phổ biến nhất là tiếng Anh). Trình độ ngoại ngữ của đại đa số GV trong trường còn kém, rất ít GV có khả năng giao tiếp được.

- Trình độ tin học: Khả năng sử dụng tin học phần lớn giáo viên chỉ sử dụng được tin học văn phòng và một số có khả năng sử dụng thành thạo tin học chuyên ngành.

Nhà trường đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV để nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học, nhưng một số GV chưa thưc sự chú trọng, số lượng GV tham gia còn ít, có khoảng 40% GV trên tổng số GV của nhà trường được tham gia giảng dạy hệ ĐH đáp ứng được yêu cầu bắt buộc của nhà trường là phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ dạy học như soạn bài giảng trên máy vi tính và sử dụng hệ thống thiết bị hiện đại máy tính, màn chiếu projector. Số GV còn lại tham gia dạy hệ cao đẳng hoặc TCCN chưa hoàn toàn làm chủ được các thiết bị, phương tiện hỗ trợ dạy học. Theo thống kê của phòng TCCB-HSSV trình độ ngoại ngữ và tin học của GV nhà trường như sau:

Bảng 2.11: Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ của giảng viên (năm học 2009 - 2010)

Đơn vị Số Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học

lƣợng ThS ĐH C B A ThS ĐH C B A

Khoa CN Thông tin 38 9 11 18 0 27 11 0 0 0

Khoa Điện - Điện tử 41 9 10 22 0 0 0 26 10 5

Khoa Cơ khí 23 6 12 5 0 0 0 15 5 3 Khoa CN Thực phẩm 23 5 8 10 0 0 0 18 2 3 Khoa Dệt May 49 7 21 21 0 0 0 21 21 7 Khoa Kinh tế 119 9 48 62 0 0 0 80 27 12 Bộ môn Mác Lê 35 8 23 4 0 0 0 25 4 6 Bộ môn KHCB 21 1 5 15 0 0 0 13 5 3 Bộ môn Ngoại ngữ 28 14 14 0 0 0 0 0 10 14 4 Bộ môn GDTC-QP 17 7 10 0 0 0 5 9 3 Tổng số 394 14 68 145 167 0 27 11 213 97 46 Tỷ lệ (%) 100 3.55 17.3 36.8 42.4 0 6.85 2.79 54.06 24.62 11.68

(Nguồn số liệu: Phòng TCCB-HSSV - Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp)

2.3. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Trong những năm qua sau khi được nâng cấp, nhà trường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nhằm hoàn thành được các nhiệm vụ công tác trọng tâm sau: Xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình học hệ đại học, xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên ... đáp ứng các yêu cầu của một trường đại học. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng đào tạo, thương hiệu, nâng cao vị thế của trường và nhất là sớm đưa trường thành một trung tâm đào tạo đa ngành, đa trình độ đào tạo, đạt chất lượng quốc gia và tiếp cận trình độ khu vực, nhà trường cần tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo và nhiệm vụ quan trọng cấp bách đầu tiên cần tập trung lãnh đạo đó là quản lý và phát triẻn đội ngũ giảng viên, đây là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đào tạo của trường.

Để đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà trường, chúng tôi dùng phiếu khảo sát theo mẫu số 2, đối tượng khảo sát gồm 200 người, trong đó có 134 phiếu dành cho giáo viên đang làm công tác trực tiếp giảng dạy, 66 phiếu dành cho cán bộ quản lý từ cấp tổ môn trở lên.

Mức cho điểm đánh giá các phiếu khảo sát theo thang bậc 5 được mô tả như sau:

- Mức 1: được đánh giá là Kém - Mức 2: được đánh giá là Yếu

- Mức 3: được đánh giá là Trung bình - Mức 4 được đánh giá là Khá

- Mức 5: được đánh giá là Tốt Kết quả thu được như sau:

2.3.1. Xây dựng quy hoạch (kế hoạch) đội ngũ giảng viên

Thực tế từ 2005 về trước, nhà trường chưa thực sự quan tâm tới công tác xây dựng quy hoạch. Vì vậy, trong thời gian này công tác quản lý đội ngũ giảng viên chưa mang tầm chiến lược, chủ yếu là tập trung và xây dựng kế hoạch ngắn hạn, đưa ra các giải pháp tình thế. Đến năm 2007, được sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương, nhà trường đã tập trung xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển trường giai đoạn 2006 đến 2020” như sau:

Bảng 2.12. Bảng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Trƣờng đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp giai đoạn từ 2006 – 2020.

TT Trình độ đào tạo của GV

Số lƣợng GV năm 2005

Bổ sung GV theo giai đoạn 2005 - 2010 2011 - 2015 Tổng số

1 Trình độ Đại học 157 107 37 144

2 Trình độ Thạc sĩ 60 175 175 350

3 Trình độ Tiến sĩ 4 30 56 86

TỔNG CỘNG 220 312 268 580

(Nguồn: Quy hoạch phát triển trường 2006 – 2020)

- Hàng năm đội ngũ giảng viên tiếp tục được bổ sung về số lượng và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.

Bảng 2.13. Kết quả điều tra về thực trạng việc xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên Trƣờng đại học KT-KTCN

TT Ý kiến đánh giá về thực trạng

công tác quy hoạch

Số lƣợng ngƣời đánh giá

theo từng tiêu chí Điểm

TB

1 2 3 4 5

1 Xây dựng dự báo về quy mô phát triển

các ngành nghề đào tạo. 29 71 45 48 7 2.67

2 Xây dựng được kế hoạch phát triển

đội ngũ giảng viên có tính khả thi. 18 55 62 59 6 2.90

3 Xây dựng được tiêu chuẩn giáo viên

trong quy hoạch nhà trường 8 35 66 66 25 3.33

4 Tính toán các nguồn lực để thực hiện

quy hoạch 15 39 55 52 39 3.31

5 Đề ra được các biện pháp thực hiện

quy hoạch 12 36 58 51 43 3.39

6 Công tác quy hoạch được xem xét, bổ

sung, điều chỉnh, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

23 46 75 35 21 2.93

Điểm bình quân chung 3.08

Theo số liệu bảng 2.17 ta thấy không có tiêu chí nào đạt điểm Khá, có 2 tiêu chí ở mức Yếu, đặc biệt là tiêu chí 1 “xây dựng dự báo về quy mô phát triển các ngành nghề đào tạo của nhà trường” có 50% số phiếu cho điểm yếu và kém. Công tác dự báo ngành nghề đào tạo chưa sát thực tiễn, dẫn đến công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ tính khả thi chưa cao. Vì vậy công tác này chưa được đánh giá cao

2.3.2. Công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.14: Kết quả điều tra về thực trạng công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học KT-KTCN

TT Ý kiến đánh giá về thực trạng

công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng

Số lƣợng ngƣời đánh giá

theo từng tiêu chí Điểm

TB

1 2 3 4 5

1

Xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể giảng viên cho từng khoa, bộ môn của nhà trường.

0 50 53 55 42 3.45

2

Thực hiện công tác tuyển dụng , phân công theo nhu cầu và theo kế hoạch nhà trường

14 56 48 45 37 3.18

3

Thực hiện đúng quy trình tuyển dụng. Phân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)