Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 59)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên

Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo cũng như các hoạt động khác của nhà trường. Việc bố trí, sử dụng giáo viên đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn không những phát huy được chính năng lực, sở trường của họ mà còn giúp họ yên tâm nhiệt tình với công việc, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên của trường những năm gần đây có nhiều đổi mới và ngày càng hợp lý hơn, cụ thể hầu hết các giáo viên đều được bố trí giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo, nhà trường đã mạnh dạn bố trí, sử dụng những giáo viên trẻ, có năng lực, có ý chí vươn lên, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, sớm được sắp xếp đứng trên bục giảng và tham gia giảng dạy ở bậc đại học. Một số giáo viên trẻ tiêu biẻu, có trình độ chuyên môn tốt được đồng nghiệp và học sinh tín nhiệm, đã được bố trí là tổ trưởng, phụ trách các khoa, tổ bộ môn.

2.3.4. Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ GV, xây dựng đội ngũ GV đầu đàn

Nhà trường đã đa dạng hóa các hình thức thức đào tạo, bồi dưỡng :

+ Dài hạn: hiện nay nhà trường cử 33 người NCS, 140 người theo học cao học, 55 người học văn bằng 2 tiếng Anh .

+ Ngắn hạn: đào tạo tổng số gần 60 lượt người tham gia các lớp bồi dưỡng về phương pháp sư phạm, kỹ năng sư phạm, công nghệ mới.

- Chương trình bồi dưỡng:

+ Chương trình các lớp dài hạn, ngắn hạn được thực hiện theo quy định chung của nhà nước hoặc chương trình các dự án.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng: về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng thực hành, công nghệ mới, phương pháp giảng dạy đại học, phương pháp dạy học hiện đại, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học ….

Bảng 2.15: Kết quả điều tra về thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên, xây dựng giảng viên đầu đàn.

TT Ý kiến đánh giá về thực trạng

đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GV.

Số lƣợng ngƣời đánh giá

theo từng tiêu chí Điểm

TB

1 2 3 4 5

1 Xây dựng được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng GV

có tính khả thi. 0 15 38 75 72 4.02

2 Việc cử GV đi học sau đại học nâng cao trình độ với

các hình thức, phù hợp các đối tượng GV. 0 15 45 65 75 4.0

3 Việc cử GV GV đầu đàn bồi dưỡng về lý luận

chính trị, quản lý và kiến thức bổ trợ khác 45 56 45 32 22 2.65

4 Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách

khuyến khích GV đi dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng. 27 29 51 48 45 3.28

5

Sử dụng hợp lý giảng viên sau khi kết thúc các

khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 0 47 55 56 42 3.47

6

Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm các

khóa đào tạo, bồi dưỡng của GV. 48 53 45 36 18 2.62

Điểm bình quân chung 3.34

Theo đánh giá của các chuyên gia: việc xây dựng mục tiêu đào tạo ở mức khá; việc cử GV đi học sau đại học đạt mức khá, thể hiện nhà trường rất quan tâm việc đào tạo GV có trình độ cao , phấn đấu xây dựng nhà trường sớm đạt chuẩn; tuy nhiên việc cử GV đi học các lớp lý luận chính trị, quản lý và các kiến thức bổ trợ khác và việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm các khóa đào tạo, bồi dưỡng có thực hiện nhưng ở mức còn yếu, việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV vẫn còn bị động, chưa có tính kế hoạch cao trong việc nâng cao trình độ toàn diện cho ĐNGV nói chung và ĐNGV đầu đàn, nòng cốt nói riêng, kết quả đào tạo GV có trình độ Tiến sĩ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra.

- Việc xây dựng GV đầu đàn:

GV đầu đàn phải là những giáo viên giỏi về chuyên môn, có trình độ sư phạm, có uy tín, kinh nghiệm nghề nghiệp, có ảnh hưởng tích cực đến đồng nghiệp.

Trong những năm qua, Đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm và chỉ đạo và triển khai việc xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn, đã thực hiện việc xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý từ tổ trưởng, trưởng phó các phòng khoa, bộ môn trực thuộc trở lên; trên cơ sở quy hoạch đó xây dựng kế hoạch cho đi đào tạo các lớp cao học quản lý giáo dục, lý luận chính trị, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, công nghệ mới, khảo sát nghiên cứu ở nước ngoài và kết hợp với việc động viên thu hút một số có trình độ cao ở các cơ sở khác (các trường, viện nghiên cứu có chuyên môn phù hợp với các ngành, nghề mà trường đang đào tạo) về làm GV, cán bộ quản lý của trường. Tuy nhiên việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đầu đàn còn ở mức yếu chưa có kế hoạch dài hơi và cụ thể hàng năm chưa thường xuyên liên tục, chưa xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể về GV đầu đàn để mọi GV có căn cứ phấn đấu, nhà trường cần phải quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa vấn đề này.

2.3.5. Công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên

Bảng 2.16: Kết quả điều tra về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học KT-KTCN.

TT Ý kiến đánh giá về thực trạng

công tác kiểm tra, đánh giá.

Số lƣợng ngƣời đánh giá

theo từng tiêu chí Điểm

TB

1 2 3 4 5

1

Có thực hiện chủ trương của Bộ GD và ĐT, Bộ CT đối với công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động

giảng dạy của GV. 0 0 25 80 95 4.35

2 Có kế hoạch và thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của GV.

0 6 38 66 90 4.20

3

Hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá đã

bao quát mọi hoạt động giảng dạy của GV. 0 15 96 89 0 3.37

4

Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau công tác

thanh tra, kiểm tra . 0 0 55 77 68 4.07

5

Công tác thanh tra, kiểm tra có tác dụng thúc đẩy

đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ. 0 0 35 82 83 4.24

Điểm bình quân chung 4.05

Theo kết quả điều tra công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên của nhà trường đạt ở mức khá, nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thanh, kiểm tra. Hàng năm nhà trường đều xây dựng kế

kiểm tra đã bao quát mọi hoạt động giảng dạy của GV. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ; kiểm tra quy trình lên lớp, sổ tay, giáo án, và nề nếp thực hiện quy chế giảng dạy của GV, kiểm tra công tác GVCN .... Sau mỗi đợt kiểm tra đều tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt nhiệm vụ giảng dạy. Kết quả kiểm tra, thanh tra là căn cứ để bình bầu thi đua của GV cuối năm học.

2.3.6. Các chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên và thu hút GV giỏi có trình độ cao

Việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng, thực hiện tốt sẽ có tác dụng khuyến khích thi đua, tạo sự công bằng, đoàn kết trong cơ quan và thực hiện đúng sẽ giải quyết hài hòa cả ba lợi ích (cán bộ giáo viên, nhà trường và nhà nước), đây vừa là yêu cầu vừa là giải pháp của nhà trường hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà trường đã thực hiện tốt các chế độ chính sách, quyền lợi của nhà nước đối với đội ngũ GV, kết quả thể hiện cụ thể:

Bảng 2.17: Kết quả điều tra về thực trạng việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên và thu hút giảng viên giỏi có trình độ cao

TT

Ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện chế độ chính sách đối với GV và thu hút GV giỏi,

có trình độ cao

Số lƣợng ngƣời đánh

giá theo từng tiêu chí Điểm TB

1 2 3 4 5

1

Đa dạng hóa hình thức chăm lo đời sống vất chất,

tinh thần đối với giảng viên 0 12 65 64 59 3.85

2

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách

đảm bảo quyền lợi của GV 0 0 0 55 145 4.73

3

Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng công

bằng, công khai, dân chủ 0 35 75 49 41 3.48

4

Quan tâm đến GV có hoàn cảnh khó khăn

diện chính sách là thương binh,con liệt sĩ, BĐ XN 0 0 65 70 65 4.00

5

Có chính sách thu hút, đãi ngộ đối với giảng viên

giỏi, có trình độ cao. 0 77 79 23 21 2.94

Điểm bình quân chung 3.80

Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng bằng khả năng và sự cố gắng của nhà trường đã và đang từng bước thực hiện tốt mọi chính sách, chế

độ, tiền lương, tiền thưởng và có khoản phụ cấp đứng lớp đối với giảng viên, nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đúng tiêu chuẩn, quy định. Nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt các văn bản hiện hành, trong đó trọng tâm là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trường đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thi đua khen thưởng ... trong các quy chế này còn có nhiều nội dung có tác động trực tiếp đến đội ngũ giảng viên như:

- Chi bồi dưỡng thù lao cho việc ra đề thi, coi thi và chấm thi.

- Chi bồi dưỡng cho giảng viên khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, các ngày truyền thống của nhà giáo.

- Đơn giá thanh toán trả giờ giảng vượt tiêu chuẩn.

- Quy định chế độ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, GV. Hỗ trợ kinh phí bảo vệ luận văn thạc sĩ : 2 triệu đồng, Tiến sĩ : 20 triệu đồng.

- Từ việc tiết kiệm chi tiêu và nguồn quỹ thu được, hàng tháng nhà trường còn chi phần thu nhập tăng thêm bằng 0,8-1 lần lượng cơ bản/ tháng và phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ giáo viên.

Ngoài ra, trường còn quan tâm đến đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên như: thưởng nhân dịp lễ, tết, hỗ trợ tiền đi tham quan nghỉ mát, thăm hỏi kịp thời khi cán bộ, giáo viên gặp khó khăn. Bởi vậy, trong các hoạt động nói trên và các hoạt động phong trào khác đều được cán bộ, giáo viên tích cực tham gia.Tuy vậy, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được trong việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên vẫn còn hạn chế như sau:

+ Những kích thích về kinh tế chưa đủ mạnh để khuyến khích đội ngũ giáo viên học tập, nâng cao trình độ nhất là đi học lấy bằng Tiến sĩ và tham gia nghiên cứu khoa học, chưa có kinh phí để hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên đi học các khoản tiền hỗ trợ mua tài liệu, giáo trình.

+ Chưa có chính sách, chế độ cụ thể để thu hút GV giỏi. Chưa có quy định tiêu chuẩn cụ thể đối GV đầu đàn và dành kinh phí đúng mức để đào tạo, bồi

Bởi vậy, để kịp thời động viên khích lệ và khuyến khích đội ngũ giáo viên, trong thời gian tới nhà trường cần phải nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện những điểm hạn chế này.

* Chính sách thu hút giảng viên giỏi:

Thực tế trong những năm vừa qua, nhà trường chưa có chính sách (chưa có văn bản nào) về ưu tiên thu hút giảng viên giỏi ở nơi khác về trường. Do vậy, việc thu hút giảng viên giỏi về công tác tại trường kết quả đạt được là thấp, trường cũng chưa có giải pháp cụ thể tạo hấp dẫn, định hướng phát triển, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên giỏi, để tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ.

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý đội ngũ giảng viên trƣờng đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Sau 3 năm kể từ khi được nâng cấp thành trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, nhà trường đã tập trung chỉ đạo công tac quản lý phát triển đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên nhà trường dần dần được hoàn thiện về số lượng, cơ cấu, chất lượng cũng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn phát triển mới. Công tác quản lý đội ngũ bước đầu đã được nhà trường quan tâm.

2.4.1. Những mặt mạnh

2.4.1.1. Công tác quy hoạch

Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp có xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, có dự kiến các nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Nhà trường đã tiến hành rà soát, dự báo số liệu của hiện tại và số liệu cần thiết trong tương lai để đưa số liệu cần thiết vào quy hoạch. Hàng năm thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về công tác quy hoạch nhân sự. Căn cứ nhiệm vụ, khối lượng công tác, nhà trường dự báo số lượng nhân sự cần bổ sung gửi các đơn vị, chỉ đạo các đơn vị trong trường tổ chức rà soát lao động, kiểm tra định mức, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế, làm căn cứ cho việc xây dựng, trình Bộ phê duyệt kế hoạch.

2.4.1.2. Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ GV

Nhà trường đã chủ động xây dựng được tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc theo các chức danh của đội ngũ GV nhà trường. Thực hiện công tác

tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên theo quy trình, hợp lý , đúng quy định của nhà nước và nhà trường.

- Đội ngũ giảng viên không ngừng được tăng cường cả về số lượng và nâng cao về chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể: Năm 2007, khi trường mới nâng cấp chỉ có 292 cán bộ giảng viên, trong đó có: 08 tiến sĩ; 124 Thạc sĩ, 155 đại học, 5 cao đẳng. Đến nay, tổng số giảng viên của trường là 394 người, trong đó: 38 tiến sĩ, 249 thạc sĩ, 107 đại học. Điều này cho thấy rằng đội ngũ giảng viên của trường trong những năm qua phát triển không ngừng.

- Công tác tuyển dụng GV được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, đúng quy định. Việc bố trí, sử dụng về cơ bản là phù hợp giữa ngành nghề mà giang viên được đào tạo với các môn học được bố trí giảng dạy. Vì vậy, đã phát huy và khai thác tốt khả năng, sở trường của đội ngũ giáo viên.

Thực hiện công khai, nghiêm túc công tác tuyển dụng, bố trí , sử dụng, quản lý cán bộ viên chức đã tạo sự ổn định đoàn kết trong đơn vị, tạo điều kiện GV phát huy năng lực, phấn khởi, yên tâm công tác.

2.4.1.3. Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ GV, xây dựng đội ngũ giảng viên đầu đàn

Nhà trường đã quán triệt và thực hiện đúng tinh thần của Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012 và thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)