Quy hoạch đội ngũ giảng viên phù hợp với yêu cầu phát triển

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 77)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Quy hoạch đội ngũ giảng viên phù hợp với yêu cầu phát triển

3.3.2.1. Vị trí, ý nghĩa của biện pháp

Đội ngũ giảng viên là nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ: “... nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cần tập trung vào xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên” và “tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới” [1].

Như vậy, để có một đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường ngang tầm với nhiệm vụ thì phải làm tốt công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên. Đây

chính là một công cụ quan trọng để quản lý điều hành; quản lý đội ngũ giảng viên, sử dụng đội ngũ giảng viên, tạo môi trường thuận lợi để đảm bảo thu hút và duy trì đội ngũ giảng viên làm việc có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo của trường.

Mục tiêu của việc lập quy hoạch ĐNGV nhằm bảo đảm cho đội ngũ phát triển về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao.Về số lượng phải bảo đảm cân đối, đầy đủ số lượng GV ở các bộ môn, khắc phục được tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một số GV dạy vượt giờ chuẩn quá nhiều. Về chất lượng: tiến tới tất cả GV đều đạt và vượt chuẩn; tăng số lượng Tiên sĩ, GV chính, GV có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên môn cũng như trong nghiên cứu khoa học. Về cơ cấu phải cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu các môn học, chuyên ngành đào tạo...

3.3.2.2. Nội dung và cách tiến hành

* Dự báo quy mô đào tạo của trường[24].

Theo quy hoạch phát triển trường từ nay đến năm 2015 thì số lượng học sinh, sinh viên sẽ tăng dần hàng năm, lưu lượng khoảng 28.000 HSSV. Năm 2020 sẽ ổn định ở mức 30.000 HSSV. Với quy mô đào tạo trên thì đội ngũ giáo viên cũng phải tăng về số lượng, chất lượng tương ứng.

* Tiến hành rà soát lại đội ngũ giảng viên hiện có:

Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Việc rà soát, đánh giá thực trạng phải dựa trên các tiêu chí chung, tiến hành đồng bộ ở các phòng, khoa, trong thời gian cụ thể, thống nhất về phương pháp, cách làm. Trong quá trình thực hiện phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, tất cả vì lợi ích chung; những nội dung cần thu thập thông tin và các số liệu thu thập phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời.

- Nội dung:

+ Rà soát số lượng giảng viên.

+ Rà soát về chất lượng giảng viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, đạo đức tư cách ...).

+ Rà soát về cơ cấu (tương thích về giới, trình độ nghiệp vụ sư phạm, tuổi đời ...)

+ Rà soát về tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên.

+ Rà soát về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên. + Rà soát về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.

+ Rà soát về chính sách, chế độ liên quan đến quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên.

- Cách tiến hành:

+ Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch, thành phần gồm: một đồng chí trong Ban giám hiệu làm Trưởng ban, trưởng phòng Tổ chức cán bộ làm Phó ban, một cán bộ của phòng Tổ chức cán bộ làm Ủy viên thường trực, kiêm thư ký, lãnh đạo một số các khoa làm Ủy viên. Trong quyết định thành lập ghi rõ: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thời gian hoạt động của Ban. Ban này giúp Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện xây dựng quy hoạch quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.

+ Trên cơ sở kế hoạch của trường, hướng dẫn của Ban dựa trên các tiêu chí được xác lập, các khoa, bộ môn ... tiến hành điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giảng viên trong đơn vị mình về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng giảng dạy, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, ý thức tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học và khả năng phát triển, sau đó gửi phiếu điều tra và kết quả tổng hợp sơ bộ về Ban chỉ đạo.

+ Ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch tiến hành xử lý, tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, đưa ra đánh giá về thực trạng của đội ngũ giảng viên trong trường theo các tiêu chí đã xác định ban đầu, chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân của các tình trạng đó.

+ Trong quá trình các đơn vị tiến hành điều tra, rà soát, đánh giá đội ngũ giảng viên, Ban chỉ đạo xây dựng qui hoạch phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giúp đỡ các đơn vị thực hiện công việc theo đúng tiến độ đặt ra, nếu có gì vướng mắc thì giải quyết kịp thời.

Trên cơ sở dự báo và kết quả điều tra, Ban chỉ đạo lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường từ nay đến năm 2015 và 2020. Quy hoạch được lập phải đảm bảo các yêu cầu sau: đủ về số lượng, chuẩn trình độ, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và có tính khả thi cao [20, tr377].

+ Về số lượng:

Phải đảm bảo đủ về số lượng giáo viên cần thiết nói trên cho nhu cầu đào tạo. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có, dự báo quy mô đào tạo, căn cứ khối lượng giảng dạy theo nhiệm vụ, qui định về tỷ lệ giáo viên / học sinh. Từng khoa, bộ môn xác định rõ số lượng giáo viên hiện đang thiếu trong giai đoạn tiếp theo của kế hoạch đào tạo. Để từ đó lập kế hoạch cụ thể cho việc bù đắp sự thiếu hụt về số lượng, phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ [8].

+ Về chất lượng: Song song với việc giải quyết đủ số lượng GV, Nhà trường cần tăng cường công tác bồi dưỡng GV có trình độ cao( tiến sĩ, thạc sĩ), GV đầu đàn ở tất cả các khoa, bộ môn. việc bồi dưỡng GV không thể tùy tiện mà nhất thiết phải dựa trên cơ sở quy hoạch, có như vậy mới xây dựng được một cơ cấu hợp lý cho ĐNGV của Nhà trường .

Các vấn đề khác cũng phải quan tâm là đội ngũ giảng viên đầu đàn, cơ cấu độ tuổi, chú ý các khoa trọng điểm (Kinh tế, Điện - Điện tử, Cơ khí, CN Thông tin, bộ môn Ngoại ngữ, Mác Lênin…). Đảm bảo sự cân đối giảng viên ở từng ngành nghề, bộ môn, mỗi môn học có ít nhất 2 giảng viên đảm nhận.

Hiện tại số lượng GV và CBQL trẻ chiếm số lượng khá cao so với lực lượng GV lớn tuổi. Do đó cần có sự phân công, giao việc, tạo cơ hội cho hai đối tượng được phối hợp với nhau trong công việc về mọi lĩnh vực của nhà trường, để họ chuyển giao, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau giúp cho công việc tốt hơn. Từ đó lớp trẻ học hỏi được kinh nghiệm từ bậc thầy, bậc đàn anh của mình cộng thêm với sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân họ sẽ có được vốn kiến thức, kinh nghiệm trong chuyên môn và trong công việc.

+ Về cơ cấu:

Thực tế, hiện nay nhà trường đã sắp xếp giảng viên theo các khoa. Tuy nhiên, vẫn còn bất hợp lý về cơ cấu, cần phải có kế hoạch để từng bước điều chỉnh cho hợp

lý hơn. Duy trì tỷ lệ cán bộ quản lý, phục vụ khoảng 25% so với tổng số cán bộ, giáo viên của trường, tỷ lệ giảng viên 75%. Một vấn đề cũng cần được quan tâm là tỷ lệ giảng viên nữ cao hơn nam (53,6%) và phần lớn số giáo viên này đang độ tuổi sinh đẻ. Do đó, việc bố trí giảng dạy, kế hoạch nhân lực khá khó khăn. Vì vậy, khi xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cần điều chỉnh tỷ lệ giảng viên nữ cho hợp lý chiếm 45%, tăng tỷ lệ giáo viên nam lên 55%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảm bảo sự cân đối về tuổi giữa các thế hệ trong đội ngũ GV và CBQL trường để có sự kết hợp tốt và phát huy thế mạnh của từng độ tuổi. Bên cạnh phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lực lượng trẻ kế cận để các thế hệ GV và CBQL các cấp của trường khắc phục tình trạng thiếu CB giảng dạy và quản lý

Việc cải thiện cơ cấu ĐNGV phải bắt đầu từ từng bộ môn, từng khoa; đặc biệt chú ý đến những bộ môn có giảng viên đầu ngành, những khoa, bộ môn có nhiều GV mới vào nghề; những bộ môn có nhiều GV tuổi đã cao, nhiều cán bộ quản lý kiêm nhiệm giảng dạy.

Ở những bộ phận có cơ cấu chưa hợp lí thì việc điều động nội bộ, khi tiếp nhận thêm GV phải luôn chú ý đến vấn đề cơ cấu như: tuổi đời, tuổi nghề, thành phần dân tộc, giới tính, trình độ chuyên môn… ngăn ngừa nguy cơ làm mất cân đối về nhân sự.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch quản lý đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ cơ sở và vì cơ sở, phải gắn với việc thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch lập ra.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện

+ Cần có sự quan tâm và tạo điều kiện của lãnh đạo Bộ Công Thương, của Vụ tổ chức - Cán bộ về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên.

+ Thực hiện đồng bộ các biện pháp để động viên khuyến khích và bắt buộc giảng viên trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chú trọng động viên cả lợi ích vật chất và tình thần đội ngũ giảng viên đi học.

+ Các đơn vị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tại đơn vị mình. Ban chỉ đạo phải kiểm tra, tổng hợp, phân tích, đánh giá đúng tình hình, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp sát với thực tế và có tính khả thi cao.

+ Phải tạo quỹ thời gian hợp lý để các khoa, bộ môn chủ động trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và bố trí giảng viên đi học tập nâng cao trình độ.

+ Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo của Ban giám hiệu và sự kết hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong suốt quá trình xây dựng đến tổ chức thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 77)