Nguyên tắc tính kế thừa

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 72)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nguyên tắc tính kế thừa

Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng có quá trình lịch sử hình thành và phát triển. Đội ngũ giảng viên ở trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp được hình thành cùng với lịch sử phát triển của nhà trường. Vì thế vào bất kỳ thời điểm nào thì đội ngũ giảng viên ở trường đều có sự phân hoá, chênh lệch về độ tuổi, trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ. Những giảng viên lâu năm được đào tạo theo hệ cũ, việc tiếp cận với kiến thức mới, tiếp cận khoa học kỹ thuật, khoa học hiện đại gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đội ngũ GV này có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác. Trái lại, đội ngũ GV trẻ được đào tạo bài bản, năng động, sáng tạo được trang bị cập nhật kiến thức hiện đại nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác và giảng dạy. Vì thế công tác quản lý phát triển đội ngũ GV cần phải đảm bảo tính kế thừa và lịch sử.

Trong thực tiễn nhà trường có những hạn chế về số lượng, cơ cấu và trình độ của giảng viên, cần phải có biện pháp để phát triển nâng cao trình độ chứ không phải sa thải những GV đó.

Nhà trường cần phát huy tối đa những kinh nghiệm và các thành tựu mà thế hệ đi trước tích lũy lại được cập nhật và bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt, chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong giảng dạy và quản lý giáo dục. Qua đó cũng tạo điều kiện thuận lợi để bổ sung, bồi dưỡng kinh nghiệm thực tiễn cho giảng viên trẻ.

Vậy một trong những nguyên tắc của phát triển là phải kế thừa những gì đã có, từ đó tiếp nhận những đề xuất mới, thực hiện những thay đổi phù hợp với nhà trường trong từng giai đoạn.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp thực hiện trong đề tài không được đi trái với chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế trong nhà trường. Mỗi biện pháp phải thống nhất, không trái ngược nhau, không mâu thuẫn với biện pháp khác. Biện pháp này là cơ sở, là điều kiện hỗ trợ, để thực hiện có hiệu quả biện pháp khác. Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp phải linh hoạt, mềm dẻo, khoa học và tạo thành một hệ thống với nhau.

3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính chất lượng, hiệu quả

Các biện pháp quản lý của trường phải đúng với chức năng quyền hạn của trường. Các biện pháp phải mang tính hiệu quả, khả thi cho nhà trường. Trong những năm qua việc quản lý đội ngũ GV của nhà trường chưa đạt hiệu quả cao. Trong luận văn này tác giả xin đưa ra một số biện pháp quản lý đội ngũ GV của trường trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đưa ra nếu có sự hợp tác đồng bộ của lãnh đạo trường và toàn thể cán bộ GV trường thì sẽ thực hiện được việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường nói riêng và của các trường đại học khác nói chung.

3.3. Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trƣờng đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và lực lượng trong trường về tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên và công tác quản lý đội ngũ trong nhà trường quan trọng của đội ngũ giảng viên và công tác quản lý đội ngũ trong nhà trường

3.3.1.1. Vị trí, ý nghĩa của biện pháp

Trong công tác giáo dục đại học, đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy phải phát triển đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ

về cơ cấu, chuẩn hoá trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có tính mô phạm, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học.

Nhận thức là cơ sở để hành động. Do đó nhà trường cần làm tốt công tác giáo dục nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên và công tác quản lý đội ngũ trong cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và toàn thể giáo viên.

Điều quan trọng của công tác giáo dục nhận thức là phải tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể trong nhà trường, trong đội ngũ giảng viên và toàn thể CBVC tạo ra sự thống nhất trong nhận thức về vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên và đổi mới công tác quản lý là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo, là yếu tố quyết định sự tồn tại, sống còn của nhà trường. Qua đó cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

3.3.1.2. Nội dung, cách tiến hành - Nội dung:

Cần quán triệt công tác “Quản lý đội ngũ giảng viên của trường” là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của toàn thể đội ngũ giảng viên cũng như nhân viên nhà trường. Trên cơ sở thống nhất nhận thức, phải đề ra các chủ trương, biện pháp hướng đi để thực hiện “công tác quản lý đội ngũ giảng viên” cho phù hợp với thực tế nhà trường và yêu cầu của xã hội. Trong khâu tổ chức thực hiện cần phải theo hướng vừa đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, vừa chỉ đạo tổng quát vừa cụ thể tỉ mỉ, kiên quyết và mềm dẻo, dứt điểm theo mục tiêu thời gian và theo từng việc.

+ Mỗi giáo viên có nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

+ Hiểu rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục đại học.

+ Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giảng viên trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

+ Thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung và đội ngũ nhà giáo nói riêng. Đồng thời cũng thấy

được những yêu cầu, đòi hỏi của Đảng, nhà nước và nhân dân tới ngành giáo dục – đào tạo và đội ngũ giảng viên.

+ Làm cho đội ngũ giảng viên luôn có ý chí vươn lên, có tinh thần cầu thị, coi việc học tập, nâng cao trình độ như một nhu cầu không thể thiếu được của giáo viên, từ đó chủ động sắp xếp công việc, tự giác học tập nâng cao trình độ, về mọi mặt đáp ứng yêu cầu phát triển của trường.

+ Tích cực tham gia xây dựng môi trường sư phạm trong sạch trong nhà trường, có lối sống lành mạnh, nghiêm túc trong công việc, nhưng giàu lòng vị tha với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”, sống có kỷ cương, trách nhiệm, không buông thả trước mọi sự cám dỗ, tiêu cực của xã hội.

- Cách tiến hành:

+ Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên trong trường nghiên cứu, quán triệt, học tập nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chủ trương về giáo dục và đào tạo; chính sách, chế độ của nhà nước ban hành có liên quan trực tiếp đến giảng viên. Tăng cường tổ chức các buổi nói chuyên, thời sự, các cuộc thi tìm hiểu, vận động mọi người tham gia tích cực vào cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Gắn kết việc thực hiên cuộc vân động “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô

giáo là một tấm gương đạo đức, tự học sáng tạo”, cuộc vận động “Hai không” nhằm tạo lập môi trường sư phạm lành mạnh, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục nhân cách đạo đức lối sống cho HSSV.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong đội ngũ giảng viên, thấy được vai trò của giảng viên không chỉ là người trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho người học mà còn thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, hoàn thiện nhân cách cho học sinh sinh viên, để khi HSSV ra trường có đủ các phẩm chất về Đức - Trí - Thể - Mỹ; gắn bó với nghề nghiệp, có ích cho xã hội. Vì vậy đội ngũ giáo viên phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và thực sự là tấm gương sáng cho học sinh sinh viên noi theo.

+ Tổ chức tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua hai tốt “dạy tốt” và “học tốt”, đẩy mạnh cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”

trong trường, để thông qua đó khơi dậy và phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của mỗi giảng viên, học sinh – sinh viên.

+ Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và mời lãnh đạo Bộ và các cơ quan ban ngành có liên quan tham dự. Trong đó có các tham luận, đề tài nói về thực trạng đội ngũ giảng viên và vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên theo nhu cầu thực tế của trường. Trong hội nghị cần nêu lên những thuận lợi, khó khăn, những vướng mắc khi thực hiện, đề xuất các biện pháp và kiến nghị với các cấp lãnh đạo, từ đó có thể làm cho người tham gia có thể nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về tầm quan trọng và thực trạng của công tác quản lý đội ngũ giảng viên.

+ Nhà trường cần tổ chức giao lưu với các trường bạn có điều kiện, hoàn cảnh tượng tự để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, mở rộng quan hệ giao lưu thông qua việc tổ chức tham quan, học tập các trường đại học có những thành tích nổi bật.

+ Huy động các thành viên tham gia viết bài về công tác xây dựng đội ngũ giảng viên nhà trường trên tập nội san của trường. Hình thức này sẽ thu hút trí tuệ của tập thể, giúp nhà quản lý nắm bắt thông tin, rút kinh nghiệm kịp thời điều chỉnh các quyết định quản lý cho phù hợp với mục tiêu quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.

+ Tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của giáo viên, giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất hợp lý và chính đáng của giảng viên.

Ngoài những nội dung trên, mỗi giảng viên của nhà trường cần phải và hiểu biết đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển của trường, truyền thống đoàn kết nhất trí cũng như định hướng phát triển của trường trong giai đoạn phát triển mới, để từ đó họ xác định rõ được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, không ngừng phấn đấu rèn luyện và học tập để vươn lên đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp đào tạo của trường. Việc nâng cao tầm nhận thức về vấn đề quản lý đội ngũ GV cho phù hợp với những đổi mới của giáo dục đại học hiện nay cần được tiến hành thường xuyên, hiệu quả nhằm mục tiêu hướng tới sự thống nhất trong nhận thức và hành động của từng thành viên trong nhà trường.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

+ Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên quan tâm đến công tác này, coi công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ nói chung và nhận thức về đổi mới, cải cách giáo dục nghề nghiệp nói riêng là một nhiệm vụ thường xuyên và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải tập trung lãnh đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về thời gian và kinh phí cho công việc này.

+ Mỗi cán bộ, giáo viên phải có ý thức tự giác, tích cực tham gia các phong trào mà chính quyền, các đoàn thể trong trường phát động; luôn có ý thức phấn đấu rèn luyện về phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, lối sống và chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi cán bộ, giáo viên là Đảng viên phải thực sự gương mẫu về mọi mặt cho quần chúng noi theo.

+ Đảng ủy và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phải làm tốt công tác bồi dưỡng quần chúng, phát triển Đảng viên, chú trọng tới đội ngũ giảng viên, nhất là giảng viên trẻ.

+ Tạo được môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết, trong sạch, công bằng và dân chủ; để mọi cán bộ, giảng viên phát huy hết khả năng, sự cống hiến cho sự nghiệp phát triển của nhà trường một cách vô tư nhất.

3.3.2. Quy hoạch đội ngũ giảng viên phù hợp với yêu cầu phát triển của trường

3.3.2.1. Vị trí, ý nghĩa của biện pháp

Đội ngũ giảng viên là nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ: “... nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cần tập trung vào xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên” và “tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới” [1].

Như vậy, để có một đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường ngang tầm với nhiệm vụ thì phải làm tốt công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên. Đây

chính là một công cụ quan trọng để quản lý điều hành; quản lý đội ngũ giảng viên, sử dụng đội ngũ giảng viên, tạo môi trường thuận lợi để đảm bảo thu hút và duy trì đội ngũ giảng viên làm việc có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo của trường.

Mục tiêu của việc lập quy hoạch ĐNGV nhằm bảo đảm cho đội ngũ phát triển về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao.Về số lượng phải bảo đảm cân đối, đầy đủ số lượng GV ở các bộ môn, khắc phục được tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một số GV dạy vượt giờ chuẩn quá nhiều. Về chất lượng: tiến tới tất cả GV đều đạt và vượt chuẩn; tăng số lượng Tiên sĩ, GV chính, GV có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên môn cũng như trong nghiên cứu khoa học. Về cơ cấu phải cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu các môn học, chuyên ngành đào tạo...

3.3.2.2. Nội dung và cách tiến hành

* Dự báo quy mô đào tạo của trường[24].

Theo quy hoạch phát triển trường từ nay đến năm 2015 thì số lượng học sinh, sinh viên sẽ tăng dần hàng năm, lưu lượng khoảng 28.000 HSSV. Năm 2020 sẽ ổn định ở mức 30.000 HSSV. Với quy mô đào tạo trên thì đội ngũ giáo viên cũng phải tăng về số lượng, chất lượng tương ứng.

* Tiến hành rà soát lại đội ngũ giảng viên hiện có:

Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Việc rà soát, đánh giá thực trạng phải dựa trên các tiêu chí chung, tiến hành đồng bộ ở các phòng, khoa, trong thời gian cụ thể, thống nhất về phương pháp, cách làm. Trong quá trình thực hiện phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, tất cả vì lợi ích chung; những nội dung cần thu thập thông tin và các số liệu thu thập phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời.

- Nội dung:

+ Rà soát số lượng giảng viên.

+ Rà soát về chất lượng giảng viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, đạo đức tư cách ...).

+ Rà soát về cơ cấu (tương thích về giới, trình độ nghiệp vụ sư phạm, tuổi đời ...)

+ Rà soát về tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)