9. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Về mặt số lượng, cơ cấu trình độ và ngành nghề
*Về số lƣợng: Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp có đội ngũ
giảng viên, giáo viên có bề dày kinh nghiệm, có năng lực quản lý đào tạo. -Tổng số CBVC, GV hiện có: 481 người
-Số giảng viên cơ hữu , kiêm giảng: 394.
+ Giảng viên cơ hữu: 313, gồm: 30 Tiến sĩ chiếm 7,61% 215 Thạc sĩ chiếm 54,6% 70 Đại học chiếm 17,77% + Kiêm giảng: 81, gồm: 8 Tiến sĩ chiếm 2,03% 34 Thạc sĩ chiếm 8,63% 37 Đại học chiếm 9,39%. 69 71 79 78 87 273 292 305 342 394 342 363 384 420 481 0 100 200 300 400 500 600 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Nhân viên Giảng viên Tổng số CBVC
Bảng 2.5: Thống kê số lƣợng giảng viên theo khoa từ năm 2005 - 2010
Đơn vị Năm học
2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
Khoa CN Thông tin 28 29 32 35 38
Khoa Điện - Điện tử 24 25 26 32 41
Khoa Cơ khí 15 16 18 20 23
Khoa CN Thực phẩm 20 25 26 22 23
Khoa Dệt May & Da giầy 48 48 47 54 49
Khoa Kinh tế 77 80 84 85 119
Bộ môn Mác Lênin 27 33 33 36 35
Bộ môn Khoa học cơ bản 11 11 13 21 21
Bộ môn Ngoại ngữ 17 18 19 25 28
Bộ môn GDTC-QP 6 7 7 12 17
Tổng số 273 292 305 342 394
(Nguồn số liệu: Phòng TCCB-HSSV ,trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật CN)
Đội ngũ giảng viên Nhà trường khá đa dạng về ngành nghề, số lượng GV phân bổ ở các Khoa, Tổ bộ môn không đều phụ thuộc vào số lượng HSSV của từng ngành đào tạo, mặc dù đã được kiện toàn dần về số lượng nhưng ở một số khoa và bộ môn vẫn còn thiếu giảng viên, đặc biệt ở khoa Kinh tế còn thiếu nhiều GV do nhu cầu học của thí sinh hàng năm tăng lên nhiều, theo đó các bộ môn : ngoại ngữ, Mác Lê, GDTC - QP cũng thiếu GV phải thuê GV thỉnh giảng ở các trường bạn. Sự kiện toàn về số lượng và cơ cấu đội ngũ GV trong nhà trường chưa theo kịp sự thay đổi liên tục về quy mô, loại hình và phương thức đào tạo của nhà trường. Việc thiếu GV cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến việc thực hiện kế hoạch cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó một số ngành nghề khó tuyển, có xu hướng giảm dần như ngành Dệt sợi, Da giầy, May nhà trường phải thực hiện việc sắp xếp bố trí và điều chuyển số GV này, một số cho đi học chuyển đổi để về giảng dạy ở môn học khác, số còn lại bố trí làm công tác giáo vụ phòng Đào tạo, quản lý HSSV và làm công tác tuyển sinh.
Năm 2009- 2010 tỷ lệ bình quân GV/HSSV là 1/34.3. Nếu so với tỷ lệ GV/HSSV theo quy định của Bộ GD và ĐT là 1/20 đối với các ngành kỹ thuật và 1/25 đối với ngành kinh tế thì hiện nay nhà trường có tỷ lệ GV/ HSSV khá cao.
Để đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy nhà trường, ngoài số lượng GVcơ hữu, nhà trường còn mời đội ngũ GV thỉnh giảng đông đảo là các giáo sư, tiến sĩ, chuyên
gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ sở sản xuất thường xuyên cộng tác, tham gia giảng dạy, năm học 2009-2010 số GV thỉnh giảng là 383 người, gồm:
11 Tiến sĩ chiếm 2,87% 66 Thạc sĩ chiếm 17,23%. 306 Đại học chiếm 79,9%
Như vậy hàng năm, nhà trường cần phải có kế hoạch để tuyển bổ sung đội ngũ giảng viên tăng cường số lượng cho các khoa, bộ môn đáp ứng sự phát triển và quy mô ngành nghề đào tạo của nhà trường.
Về cơ cấu đội ngũ giảng viên:
Từ khi nhà trường nâng cấp lên đại học, cơ cấu đội ngũ GV đã từng bước được hoàn thiện cả về cơ cấu giới tính, tuổi đời, tuổi nghề và chuyên môn.
Bảng 2.6: Thống kê cơ cấu của đội ngũ giảng viên năm học 2009 - 2010
Đơn vị Số
lƣợng
Giới tính Chính trị Tuổi đời Tuổi nghề
Nữ Nam Đảng Đoàn <=30 31-40 41- 50 51- 55 55- 60 < 5 5-10 11-20 21- 30 trên 30
Khoa CN Thông tin 38 16 22 9 20 25 13 24 9 5
Khoa Điện - Điện tử 41 10 31 8 25 28 8 5 30 6 2 3
Khoa Cơ khí 23 1 22 5 15 15 3 3 2 16 1 5 1 Khoa CN Thực phẩm 23 16 7 7 17 12 6 4 1 13 3 2 4 1 Khoa Dệt May 49 37 12 20 20 15 20 8 5 1 21 11 12 5 Khoa Kinh tế 119 70 49 32 75 75 36 6 1 1 76 26 9 7 1 Bộ môn Mác Lê 35 24 11 18 13 18 5 3 6 3 18 5 6 4 2 Bộ môn KHCB 21 13 8 9 10 11 5 3 2 11 5 2 2 1 Bộ môn Ngoại ngữ 28 23 5 12 15 15 9 3 1 16 6 5 1 Bộ môn GDTC-QP 17 1 16 6 10 15 1 1 14 1 1 1 Tổng số 394 211 183 126 220 229 106 36 16 7 239 73 44 32 6 Tỷ lệ (%) 100 53.55 46.4 32.0 55.84 58.12 26.90 9.14 4.06 1.78 60.66 18.53 11.17 8.12 1.52
(Nguồn số liệu: Phòng TCCB-HSSV - Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp)
1) Về giới tính:
- Tỷ lệ GV nam của trường hơi thấp so với tỷ lệ nữ, trong đó GV nam chiếm tỷ lệ 46,4%, GV nữ chiếm tỷ lệ 53,6% do đặc thù nhà trường đào tạo các ngành
- Tỷ lệ GV nữ làm quản lý là 28/66 chiếm tỷ lệ 42,4%.
- Tỷ lệ nữ cao hơn nam nhưng phân bố tại không đều tại các Khoa, Bộ môn. Một số khoa có ít giảng viên nam như khoa Thực phẩm chỉ có 7/23, khoa Dệt may 12/49, bộ môn ngoại ngữ 5/23, trái lại tỷ lệ GV nữ rất ít như khoa Cơ khí chỉ có 1/23, bộ môn GDTC có 1/17.
- Giảng viên nữ mặc dù bị chi phối bởi điều kiện gia đình nhưng đã tích cực chủ động tham gia việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ.
2) Về độ tuổi của đội ngũ GV: Cơ cấu về độ tuổi có liên quan đến chất lượng hoạt
động chuyên môn và chiến lược phát triển sự nghiệp đào tạo của trường.
Theo bảng thống kê đã thể hiện sự tích lũy kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên không cao : tuổi đời của GV <= 30 chiếm 58,12%; tuổi đời từ 31-40 chiếm 26,9%; tuổi đời trên 40 chiếm 13,2%. Ta thấy tuổi đời nhỏ hơn 30 và từ 30-40 chiếm tỷ lệ nhiều hơn, đội ngũ GV được trẻ hóa, lực lượng này năng động, nhiệt tình sáng tạo, nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong công tác và giảng dạy. Như vậy có thể nói trong những năm gần đây số lượng giáo viên trẻ tại trường đang gia tăng rất nhanh. Điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo trường trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu giảng dạy nhà trường trong thời gian tới.
3) Cơ cấu thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên
Qua bảng thống kê thâm niên giảng dạy của đội ngũ giảng viên ta nhận thấy: phần lớn GV của trường có tuổi nghề thấp. Trong đó số GV trẻ có tuổi nghề dưới 5 năm là 60,7%, tuổi nghề từ 5-10 năm là 18,53%, tuổi nghề từ 11-20 năm là 11,17%; tuổi nghề lớn hơn 20 năm là 9,64% .
Số thâm niên ít dưới 5 năm và từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ nhiều do những năm gần đây được bổ sung nhiều, số giảng viên này được lựa chọn khi tuyển dụng nên khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh và nhạy bén trong việc ứng dụng công nghệ mới, hỗ trợ nhau trong công tác giảng dạy và có tính kế thừa cao. Tuy nhiên số này kinh nghiệm và thực tiễn còn ít, đây là số giảng viên cần được chú trọng hơn trong công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm.
Số có tuổi nghề từ 11-20 năm và từ 20 năm trở lên có thâm niên trong công tác giảng dạy, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cần được bồi dưỡng nâng cao trở thành các chuyên gia đầu ngành.
4) Về cơ cấu chuyên môn:
Tổng số GV hiện có trên tổng số HSSV của trường theo quy định là còn thiếu. Tuy nhiên khi xem xét về cơ cấu ở các khoa, bộ môn không đồng đều. Có tình trạng thừa GV ở ngành Da giầy, Dệt sợi, May là do những năm gần đây số thí sinh dăng ký xét tuyển vào ngành này rất ít, với đặc thù những ngành này khi ra trường làm việc vất vả, thời gian làm việc nhiều, thu nhập thấp. Nhưng lại thiếu GV giảng dạy chủ yếu ở khoa Kinh tế, bộ môn Ngoại ngữ, GDTC-QP vì nhu cầu người học trong những năm qua tăng lên rất nhiều.
Cơ cấu về tuổi đời và thâm niêm công tác có sự chênh lệch lớn cũng ảnh hưởng đến cơ cấu chuyên môn của đội ngũ GV. Một số GV có năng lực dạy tốt, có thâm niên và kinh nghiệm công tác đã thực sự trở thành trụ cột, nhưng tuổi tác cao, sức khỏe kém, năng lực hạn chế, hoặc có tư tưởng an phận , ít sáng tạo, ngại học tập thậm chí có tư tưởng bảo thủ coi thường GV trẻ. Trái lại GV trẻ có tỷ lệ lớn năng động, sáng tạo, nhiệt tình nhanh nhạy trong việc tiếp cận cái mới, nhưng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm còn hạn chế.