Tạo môi trường và điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 33)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Tạo môi trường và điều kiện làm việc

Để người GV yên tâm làm việc và sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì nhà trường và xã hội cần phải tạo cho họ môi trường và điều kiện làm việc tốt. Môi trường ở đây bao gồm nhiều yếu tố: Đó là những điều kiện, những cơ chế chính sách, các chế độ, các quy định đảm bảo điều kiện sống, sinh hoạt và làm việc cho GV. Đó còn là những tiềm năng, cơ hội phát triển nghề nghiệp. Môi trường ở đây còn được hiểu là môi trường sư phạm, trong đó nghề GV được sống trong một môi trường văn hóa, sống trong tình cảm ấm áp, chân tình và cởi mở của đồng nghiệp, trong tình cảm gắn bó của mối quan hệ thầy trò.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, chúng tôi đã phân tích một số khái niệm có liên quan đến đề tài và đặc điểm nhân cách nghề nghiệp và những yêu cầu công tác quản lý đội ngũ giảng viên trường ĐH. Thông qua những vấn đề trên, luận văn đã đề cập tới một số điểm sau đây về phương pháp luận nghiên cứu:

Quản lý đội ngũ giảng viên là con đường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ để giảng viên được vững vàng về nhân cách và chuyên môn nghiệp vụ. Quản lý đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu một cách hợp lý, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong từng giai đoạn phát triển của giáo dục và đào tạo trong bối cảnh kinh tế xã hội nhất định.

Các nội dung cơ bản của việc quản lý đội ngũ giảng viên ở các trường ĐH: + Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên;

+ Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên; + Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên;

+ Tạo môi trường, điều kiện làm việc đối với đội ngũ giảng viên.

Các căn cứ chủ yếu từ tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản, nội dung chủ yếu nhất về lý luận đã được trình bày trong chương này là cơ sở để tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên tại trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này tôi sẽ tiếp tục trình bày ở chương 2.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

2.1. Khái quát về trƣờng Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp là một trường công lập (trực thuộc Bộ Công Thương), tiền thân là trường Trung cấp Kỹ thuật III được thành lập năm 1956, là một trong ba trường Trung cấp kỹ thuật đầu tiên của nước ta được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ cho đất nước. Từ khoá học đầu tiên, nhà trường mới chỉ tổ chức đào tạo được trên bảy chục học sinh ngành Dệt, Sợi, Nhuộm.

Năm 1960, Bộ Công nghiệp được tách ra thành Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Cơ khí luyện kim, Bộ Năng lượng, đồng thời Trường Trung cấp Kỹ thuật III cũng được đổi tên thành Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ và từ khoá 4 trở đi số ngành nghề đào tạo cũng được mở rộng hơn. Quy mô nhà trường ngày một lớn, lưu lượng học sinh lên đến 500 người, địa điểm Hàng Sũ trở lên chật hẹp. Chính vì vậy, năm 1961 cơ sở Nhà trường được chuyển về địa điểm Trường hiện nay (353 Trần Hưng Đạo Nam Định), với 4 ngôi nhà 3 tầng và nhiều nhà xưởng. Thời kỳ này phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước, Trường được vinh dự mang tên Sekou Touré, tên của Tổng thống Ghinê.

Từ năm 1971, thực hiện chủ trương của Bộ Công nghiệp nhẹ, Viện Công nghiệp Dệt sợi được chuyển từ Hà Nội về Nam Định và sáp nhập cùng với Trường trở thành Viện Dệt Sekou Touré để vừa nghiên cứu, vừa đào tạo các chuyên ngành Dệt, Sợi, Nhuộm. Năm 1972 Đế quốc Mỹ lại tiếp tục chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2, bộ phận đào tạo lại phải đi sơ tán. Năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cần phát triển nhanh và đáp ứng cho cả nước nên Viện Công nghiệp Dệt Sợi lại được tách ra chuyển về Hà Nội, khi đó trường trở lại tên cũ: Trường Trung học Kỹ thuật Dệt.

Năm 1982 trường mang tên mới: Trường Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ. Tại thời điểm này, trường được phép đào tạo thử nghiệm Đại học tại chức, đào tạo kỹ sư thực hành một số ngành truyền thống như Dệt, Sợi, Nhuộm.

Tháng 6/1987 Bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định hợp nhất Trường Quản lý Xí nghiệp với Trường Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ lấy tên chung: Trường Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ và đến năm 1991 trước yêu cầu đào tạo mới, Trường được đổi tên thành Trường Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Nam Định và mở thêm các ngành đào tạo Kế toán và Quản trị kinh doanh bậc Trung cấp chuyên nghiệp.

Tháng 8/1992 Bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định hợp nhất Trường Công nhân Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Hà Nội (tức Trường Công nhân Dệt 8/3 trước đây) với Trường Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Nam Định và lấy tên chung là Trường Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ. Từ đó Trường có thêm phân hiệu tại 456 Minh Khai, TP Hà Nội.

Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ tháng 7/1996 và đến tháng 4/1998 Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước cho quá trình hội nhập và phát triển đất nước, ngày 11/9/2007 trường được nâng cấp thành trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp theo quyết định số 1026/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.

Có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của ngành Công nghiệp nói riêng.

Hiện nay trường có hai cơ sở cách xa nhau về vị trí địa lý: Cơ sở 1: tại 456 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Cơ sở 2: tại 353 Trần Hưng Đạo - Thành phố Nam Định

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và sứ mạng, mục tiêu của trường

Ngày 08/10/2007 Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 989/QĐ-BCT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Trường:

* Chức năng:

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn thuộc các

chuyên ngành chủ yếu về: Công nghệ dệt – sợi; Công nghệ may và thiết kế thời trang; Công nghệ da - giầy; Công nghệ hóa nhuộm; Công nghệ hóa thực phẩm; Công nghệ kỹ thuật điện; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ Thông tin; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Tài chính ngân hàng và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật; là cơ sở nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất- kinh doanh của ngành Công thương và sự phát triển kinh tế - xã hội.

* Nhiệm vụ chủ yếu của Trường:

- Đào tạo nhân lực có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn thuộc các chuyên ngành chủ yếu về: Công nghệ dệt – sợi; Công nghệ may và thiết kế thời trang; Công nghệ da- giầy; Công nghệ hóa nhuộm; Công nghệ hóa thực phẩm; Công nghệ kỹ thuật điện; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ-điện tử; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ Thông tin; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Tài chính ngân hàng và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật

- Đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao đạt tiêu chuẩn quy định của nhà nước.

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo theo quy định của nhà nước.

- Tổ chức và thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý người học, tổ chức các quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

- Xây dựng, đào tạo và bối dưỡng đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

- Tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ.

- Thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động và đưa chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; dịch vụ khoa học – công nghệ, thực nghiệm sản xuất, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.

- Hợp tác quốc tế, liên kết, liên thông về đào tạo- bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

- Quản lý, sử dụng đúng mục đích cơ sở vật chất, tài sán các nguồn vốn được Nhà nước, Bộ Công Thương giao và các nguồn huy động khác.

- Quản lý về tổ chức, cán bộ, biên chế theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.

- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong Trường; bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia; xây dựng và thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Sứ mạng của trường:

Sứ mạng của trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật trong ngành Công thương; nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ; chuyển giao khoa học công nghệ, khoa học quản lý kinh tế phục vụ sản xuất và hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

*Mục tiêu của trường: đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sát với thực

tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của vùng Đồng bằng sông Hồng và đất nước thời kỳ hội nhập, phấn đấu xây dựng phát triển nhà trường là trung tâm đào tạo có chất lượng cao của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, là địa chỉ tin cậy phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung và ngành Công thương nói riêng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp

Tổ chức bộ máy nhà trường được xây dựng và hoạt động dựa trên cơ sở Điều lệ trường Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành gồm các đơn vị sau đây (xem Sơ đồ 2.1):

HIỆU TRƢỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG PHỤ TRÁCH ĐÀO TẠO VÀ NCKH PHÓ HIỆU TRƢỞNG PHỤ TRÁCH CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ DỰ ÁN PHÓ HIỆU TRƢỞNG PHỤ TRÁCH TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ QUẢN LÝ HSSV Phòng Hành chính quản trị Phòng Đào tạo Phòng Tổ chức cán bộ - Học sinh sinh viên Phòng Tài chính kế toán Phòng Quản lý khoa học Phòng Thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo Trung tâm tư vấn bồi dưỡng cán bộ và hợp tác đào tạo Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Trung tâm Công nghệ sinh học và vệ sinh ATTP Trung tâm Hán ngữ Khoa Công nghệ thông tin Khoa Điện - Điện tử Khoa Cơ khí Khoa Công nghệ thực phâm Khoa Công nghệ Dệt may và Da giầy Khoa Kinh tế Bộ môn Mác - Lênin Bộ môn Khoa học cơ bản Bộ môn Ngoại ngữ Bộ môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng

Hệ thống các Xưởng thực hành, phòng thí nghiệm và các tổ chuyên môn

Các lớp học sinh sinh viên

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO CÁC HỘI ĐỒNG

TƢ VẤN

2.1.4. Ngành nghề đào tạo

Hiện nay trường được Nhà nước cho phép đào tạo các bậc học và các ngành nghề sau:

*Các hệ đào tạo : - Hệ Đại học, Cao đẳng chính quy; - Hệ đại học, cao đẳng vừa làm vừa học;

- Hệ liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng; từ cao đẳng lên đại học; từ TCCN lên đại học;

- Hệ Trung cấp chuyên nghiệp và CNKT. *Các ngành nghề đào tạo:

- Hệ đại học và cao đẳng (15 ngành):

+ Công nghệ Dệt; Công nghệ Sợi; Công nghệ May; Công nghệ sán xuất Giày; Công nghệ Hoá nhuộm; Công nghệ Thực phẩm; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Công nghệ Thông tin; Công nghệ Kỹ thuật Điện (Tự động hoá); Công nghệ Cơ khí; Công nghệ Điện tử; Cơ - Điện tử; Công nghệ Ô tô; Tài chính ngân hàng.

- Hệ TCCN: (7 ngành):

+ Công nghệ Dệt; Công nghệ Sợi; Công nghệ May, Công nghệ Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật Điện, Hạch toán kế toán, Công nghệ Thông tin.

- Hệ CNKT (6 ngành):

+ Công nghệ Dệt; Công nghệ Sợi; Công nghệ May, Công nghệ Hóa nhuộm, Công nghệ Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật Điện.

* Về quy mô đào tạo:

Trong 5 năm gần đây quy mô đào tạo, chất lượng của Nhà trường không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng và các loại hình đào tạo chính quy, không chính quy từ trình độ đào tạo nghề, THCN, Cao đẳng và Đại học, kết quả đạt được qua các năm được thể hiện qua các mặt sau:

Là một trong những Trường có số lượng thí sinh đăng ký dự thi cao trong tốp các trường đại học: Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh năm 2006 là 34.600 hồ sơ, năm 2007 là 28.755 hồ sơ, từ năm 2008, 2009, 2010 nhà trường không tổ chức thi , tổ chức xét tuyển từ kết quả thi đại học, cao đẳng cùng khối, số hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường tăng qua các năm, cụ thể: năm 2008: 8.900 hồ sơ,

năm 2009: 13.000; năm 2010: 28.900 hồ sơ. Trong các năm học gần đây, chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm của Nhà trường đều tăng từ 10-12% .

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng HSSV từ năm 2005 - 2010.

Năm học

Đào tạo hệ chính quy Đào

tạo không CQ Tổng số HSSV Đại học Liên thông lên ĐH Cao đẳng Liên thông lên CĐ TCCN CNKT 2006- 2007 0 0 2280 848 2618 1012 158 6916 2007- 2008 802 2502 1764 3492 856 134 9550 2008- 2009 2250 2100 2816 2000 2694 0 65 11925 2009- 2010 2510 2300 3250 2450 3505 0 0 14015 2010- 2011 2949 2330 3280 2420 3503 0 0 14482

Bảng 2.2: Thống kê lƣu lƣợng HSSV phân theo ngành nghề đào tạo năm học 2009 - 2010

TT Ngành nghề

đào tạo

Đào tạo hệ chính quy Đào

tạo không CQ Tổng số HSSV ĐH lên ĐH TCCN lên CĐ TCCN CNKT 1 Công nghệ Dệt, Sợi 15 50 0 38 0 0 0 103 2 Công nghệ May và thiết kế thời trang 95 203 78 53 52 0 0 481 3 Công nghệ Da Giầy 0 0 0 0 0 0 4 Công nghệ Hóa nhuộm 0 40 0 0 0 40 5 Thực phẩm 74 60 55 0 0 0 189 6 Kế toán 601 908 1392 1205 2141 0 0 6247 7 Quản trị

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)