Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động KĐCLDN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 65)

Tổng cục Dạy nghề đã và đang thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với 03 hoạt động chủ yếu: đào tạo cán bộ tự kiểm định và đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề; kiểm tra, giám sát thực hiện tự kiểm định tại cơ sở dạy nghề; giám sát đoàn KĐCLDN. Trước khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát tự KĐCLDN (tự đánh giá) đối với các trường nghề cũng như công tác giám sát Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề đều lập kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát.

Hiện nay công tác kiểm tra, giám sát thực hiện tự kiểm định mới chỉ dừng lại ở một bộ phận các trường nghề được tham gia KĐCLDN, chưa có biện pháp quản lý việc thực hiện tự kiểm định ở các trường nghề trên toàn hệ thống (cả các cơ sở dạy nghề chưa tham gia kiểm định chất lượng dạy nghề).

Các trường nghề khi tham gia KĐCLDN được kiểm tra, giám sát việc tiến hành hoạt động. Năm 2012 là năm đầu tiên thực hiện tự KĐCLDN theo quy trình

58

mới quy định tại Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBH ngày 29/12/2011 cho nên cơ quan quản lý tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tại 100% các trường nghề tham gia KĐCLDN. Năm 2013, kiểm tra, giám sát thực địa tại 15/35 trường nghề về quy trình, cách thức thực hiện tự KĐCLDN. Tổng cục Dạy nghề đã phối hợp với Bộ Quốc phòng tiến hành kiểm tra công tác thực hiện tự KĐCLDN tại các trường nghề thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, bao gồm các cơ sở dạy nghề đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn KĐCLDN và các cơ sở dạy nghề tham gia KĐCLDN của năm đó.

Công tác giám sát đoàn KĐCLDN được thực hiện ở tất cả các đoàn KĐCLDN. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước hạn chế về số lượng nên thời gian giám sát ngắn, thường chỉ 01 ngày làm việc. Vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao.

Kết quả điều tra từ phiếu hỏi và phỏng vấn sâu cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động KĐCLDN cho thấy: 36,3% ý kiến cho rằng công tác tổ chức, kiểm tra, giám sát tự KĐCLDN đạt kết quả tốt; 63% ý kiến cho rằng công tác tổ chức, kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá ngoài đạt kết quả tốt; 63% ý kiến cho rằng cần có sự phối hợp kiểm tra, giám sát công tác thực hiện tự KĐCLDN giữa Tổng cục Dạy nghề với các Sở LĐ-TBXH, hàng năm có định kỳ báo cáo tổng hợp các cơ sở dạy nghề thực hiện tự KĐCLDN.

2.4. Những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kiểm định chất lƣợng dạy nghề tại các trƣờng nghề

2.4.1. Về điểm mạnh

Từ năm 2006 Phòng Kiểm định chất lượng dạy nghề thuộc Tổng cục Dạy nghề được thành lập đến nay là Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đang dần hoàn thiện, phát triển từng bước và đảm bảo bền vững. Công tác kiểm định chất lượng dạy nghề luôn nhận

59

được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ; các Bộ ngành, địa phương, tổ chức có liên quan.

Sự nỗ lực quyết tâm cao của Cơ quan quản lý là Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong công tác phát triển bộ máy quản lý, xây dựng chính sách về kiểm định chất lượng dạy nghề. Bước đầu đã có những chính sách, quy định mới về việc thực hiện tự kiểm định đối với tất cả các cơ sở dạy nghề trong hệ thống dạy nghề (Thông tư số 42/2011/TT-LĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/2/2012).

Năm 2013, Tổng cục Dạy nghề đã đưa ra một trong những quy định ưu tiên đối với các trường đạt cấp độ 3 - được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề để có hướng đầu tư vào xây dựng các nghề trọng điểm, trường chất lượng cao.

2.4.2. Về điểm yếu

Cơ quan quản lý chưa kịp thời bổ sung văn bản hướng dẫn chi tiết liên quan thực hiện tự KĐCLDN, gây lúng túng trong việc triển khai nhiệm vụ đối với các cơ sở khi thực hiện những nội dung liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề.

Nguồn lực - đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động KĐCLDN và đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu về KĐCLDN còn hạn chế.

Hiện tại cơ cấu tổ chức của Cục KĐCLDN đang có sự thay đổi, việc ổn định cơ cấu tổ chức cũng như nâng cao chuyên môn, trang bị kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ mới chưa có kế hoạch, chưa được chú trọng.

Sự phối hợp với các cơ quan liên quan (các cơ quan Bộ chủ quản của cơ sở dạy nghề, Sở LĐ-TBXH, cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở dạy nghề, …) còn

60

thiếu chặt chẽ, chưa có cơ chế phối hợp cụ thể trong công tác quản lý, đào tạo, thực hiện quy định của nhà nước về hoạt động KĐCLDN.

Chưa thực hiện hiệu quả việc kiểm tra, giám sát hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề chưa tham gia KĐCL trong hệ thống.

Việc thành lập bộ phận chuyên trách về hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề mang tính tự phát, chưa có cơ chế, chính sách, hướng dẫn. Hướng dẫn thực hiện tự kiểm định chất lượng tại các cơ sở dạy nghề chưa cụ thể, chưa đúng tính chất “tự đánh giá”, chưa có hướng dẫn cách thức để các đơn vị thực hiện tự kiểm định từng nội dung theo một quy trình cụ thể ứng với nội hàm chỉ số quy định.

Công tác đào tạo cũng như sử dụng kết quả đào tạo cán bộ tự KĐCLDN chưa hợp lý.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề ngoài những nội dung đã phân tích, nghiên cứu thực trạng ở trên còn một số nội dung khác. Vì thời gian có hạn nên tác giả chỉ dừng lại ở một số nội dung mà qua quá trình quản lý nhận định còn nhiều hạn chế.

Tiểu kết chƣơng 2

Như vậy việc thành lập và ổn định tổ chức quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng dạy nghề tại thời điểm hiện tại đã phần nào đáp ứng yêu cầu và phù hợp với thực tế. Chương 2 của Luận văn, tác giả đã nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình triển khai hoạt động KĐCLDN và thực trạng QLNN đối với hoạt động trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013. Những kết quả của chương này đã tạo được nền tảng thực tiễn để tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trong Chương 3 về

61

một số giải pháp QLNN đối với hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề trong giai đoạn tiếp theo.

62

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG DẠY NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG NGHỀ

3.1. Định hƣớng phát triển hệ thống KĐCLDN đến năm 2020

3.1.1. Định hướng quản lý nhà nước về đổi mới và phát triển dạy nghề

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa; hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng gắn với văn hóa nghề, có sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp tốt; bảo đảm cơ cấu ngành nghề cũng như quy mô và chất lượng đào tạo ... đáp ứng thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Đại hội cũng đã xác định: “Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học” và “Phát triển hệ thống kiểm định chất lượng và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo”.

Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 cũng nêu rõ bốn quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 như sau:

(1). Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.

63

(2). Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề, nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

(3). Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề là một quá trình, vừa phổ cập nghề cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động.

(4). Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển dạy nghề, tập trung xây dựng các trường nghề chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020, Chính phủ cũng đã đưa ra 09 giải pháp cần thực hiện đồng bộ, trong đó giải pháp (1) “Đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề” là một trong hai giải pháp đột phá; giải pháp đưa ra một số nội dung như sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề. Sửa Luật dạy nghề và các quy định liên quan đến dạy nghề trong các Bộ luật, Luật.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề:

- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về dạy nghề theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân.

- Có cơ chế để cơ sở dạy nghề là một chủ thể độc lập, tự chủ; ...

Cũng theo Chiến lược phát triển dạy nghề, mục tiêu cụ thể đến năm 2015 có khoảng: 190 trường cao đẳng nghề (60 trường ngoài công lập, chiếm 31,5%), trong đó có 26 trường chất lượng cao; 300 trường trung cấp nghề (100 trường ngoài công lập, chiếm 33%) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập, chiếm 34,8%). Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1

64

trường cao đẳng nghề và 1 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu; mỗi quận/huyện/thị xã có 1 trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề. Đến năm 2020 có khoảng: 230 trường cao đẳng nghề (80 trường ngoài công lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trường chất lượng cao; 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập, chiếm 38,8%) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập, chiếm 33,3%), trong đó có 150 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu.

Do vậy, trong thời gian tới phát triển hệ thống các trường nghề, tập trung đầu tư một số trường đạt đẳng cấp quốc tế và trường chất lượng cao là nhiệm vụ cấp thiết.

Những yêu cầu về đổi mới và phát triển dạy nghề nói trên đòi hỏi phải có những giải pháp thực hiện quản lý nhà nước, phải đổi mới tư duy trong quản lý dạy nghề; đổi mới chính sách, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy theo hướng nâng cao năng lực QLNN.

3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống KĐCLDN đến năm 2020

Để thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ , một trong 09 giải pháp cần thực hiện đồng bộ trong thời kỳ 2011- 2020 đó là giải pháp về “kiểm soát, đảm bảo chất lượng dạy nghề” trong đó đề ra định hướng phát triển hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề đến năm 2020 cụ thể như sau:

- Nhà nước quản lý chất lượng dạy nghề chung toàn quốc; các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị chủ quản, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề trong phạm vi quản lý.

- Thực hiện kiểm định cơ sở dạy nghề và kiểm định chương trình. Các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề; đảm bảo chuẩn hoá “đầu vào”, “đầu ra”; tự kiểm định chất lượng dạy nghề và chịu sự đánh giá định kỳ của các cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề.

65

- Thành lập Cục KĐCLDN thực hiện chức năng quản lý đảm bảo chất lượng dạy nghề; xây dựng 03 trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề vùng ở 3 vùng; phát triển một số trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề do tổ chức và cá nhân thành lập.

Theo Quyết định 1501/QĐ-LĐTBXH ngày 04/10/2013 phê duyệt Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm - Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH ban hành đã nêu rõ các nội dung hoạt động, nhiệm vụ và kết quả cụ thể đến năm 2015, trong đó về lĩnh vực KĐCLDN nêu rõ: “Phát triển hoạt động KĐCLDN, xây dựng 03 trung tâm KĐCLDN” cụ thể:

- Đào tạo, bồi dưỡng 1.000 kiểm định viên; 2.000 cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề.

- Kiểm định 200 cơ sở dạy nghề; Kiểm định chương trình đối với 50 nghề trọng điểm quốc gia trước khi đào tạo.

- Thí điểm kiểm định chất lượng 104 chương trình đào tạo để xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn và quy trình kiểm định chương trình đào tạo.

- Thí điểm xây dựng mô hình hệ thống quản lý chất lượng dạy nghề ở 40 trường cao đẳng nghề chất lượng cao.

- Xây dựng 03 trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề vùng.

Như vậy Nhà nước ta đã có định hướng rõ ràng trong thời gian tới và đặc biệt chú trọng phát triển và quản lý chặt chẽ đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề. Các nội dung hoạt động, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là khá nặng nề, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải chặt chẽ, đảm bảo tiến độ và chất lượng trong từng nội dung.

Việc thành lập và ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề được đánh giá là một kết quả quan trọng, đánh dấu sự phát triển bền vững của hệ thống KĐCLDN Việt Nam.

66

3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động KĐCLDN tại các trƣờng nghề:

Hoạt động KĐCLDN là một trong nhiều nhiệm vụ phát triển dạy nghề, do đó nó cần được đặt trong hệ thống toàn vẹn của chiến lược phát triển dạy nghề, có sự liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động ở tầm vĩ mô, hướng vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và kết hợp với các biện pháp phát triển dạy nghề khác, tạo thành hệ thống biện pháp hoàn chỉnh, có tác dụng thiết thực trong việc thực hiện các mục tiêu đã được xác định.

Căn cứ vào các mục tiêu chung của Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020, các giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và hiện trạng hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề. Yêu cầu cụ thể là các giải pháp đề ra phải sát hợp với các điều kiện thực hiện về môi trường, tổ chức, trình độ quản lí, các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, về khả năng phát triển đội ngũ. Cũng cần phải xem xét đến việc hoạch định khoảng thời gian thực hiện các giải pháp phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các yêu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2015 và

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)