Khái quát nội dung cơ bản về công tác chuyên môn KĐCLDN do Tổng cục Dạy

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 45)

cục Dạy nghề thực hiện

2.1.2.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn KĐCLDN

Tổng cục Dạy nghề xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH ban hành 05 văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLDN và đang thực hiện gồm: hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCLDN (03 hệ thống sử dụng cho 03 loại hình cơ sở dạy nghề; quy định về kiểm định viên chất lượng dạy nghề quy định về quy trình thực hiện KĐCLDN.

Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề (Quyết định số 01/2008/QĐ-BLĐTBXH và Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đều bao gồm 09 tiêu chí, 50 tiêu chuẩn và 150 chỉ số; đánh giá theo 3 cấp độ đạt được: cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3; trong đó cấp độ 3 là cấp độ cao nhất.

Quy trình thực hiện KĐCLDN quy định tại Thông tư số 42/2011/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2011 bao gồm: (1) Tự KĐCLDN của cơ sở dạy nghề; (2) KĐCN dạy nghề của cơ quan QLNN về dạy nghề; công nhận kết quả KĐCL dạy

38

nghề, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.

Thông tư cũng quy định rõ các quy trình trong từng bước: Quy trình tự KĐCLDN:

1. Thực hiê ̣n công tác chuẩn bi ̣ tự KĐCL dạy nghề.

2. Thực hiê ̣n tự KĐCL dạy nghề của phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác, các khoa và bộ môn trực thuộc cơ sở dạy nghề, các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề, các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp (gọi chung là đơn vị) trong cơ sở dạy nghề.

3. Thực hiê ̣n tự KĐCL cơ sở da ̣y nghề của hội đồng KĐCLDN.

4. Công bố báo cáo kết quả tự KĐCLDN trong cơ sở da ̣y nghề và gửi báo cáo kết quả tự KĐCLDN.

Quy trình KĐCLDN:

1. Đánh giá báo cáo kết quả tự KĐCLDN của cơ sở dạy nghề. 2. Thành lập đoàn KĐCLDN.

3. Thực hiện khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề. 4. Lập hồ sơ KĐCLDN.

Quy trình công nhận kết quả KĐCLDN: 1. Thẩm định hồ sơ KĐCLDN.

2. Công nhận kết quả KĐCLDN và cấp giấy chứng nhâ ̣n đa ̣t tiêu chuẩn KĐCL dạy nghề.

3. Công bố kết quả KĐCL dạy nghề.

Như vậy quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề đã đi vào chi tiết, rõ ràng trong việc thực hiện, đặc biệt đối với hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề tại cơ sở dạy nghề.

39

2.1.2.2. Tổ chức đào tạo cán bộ tự KĐCLDN cho các cơ sở dạy nghề và đào tạo, phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề

Từ năm 2008 tới nay, Tổng cục Dạy nghề đều tổ chức các lớp đào tạo cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề và đào tạo, phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề.

Chương trình tài liệu: Tổng cục Dạy nghề đã phối hợp với các chuyên gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề trên cơ sở các quy định của pháp luật về kiểm định chất lượng dạy nghề và tiếp thu những nội dung cơ bản của chương trình đào tạo kiểm định viên do Trung tâm Đảm bảo chất lượng quốc tế Hoa Kỳ biên soạn. Hàng năm chương trình, tài liệu đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề, đào tạo cán bộ tự KĐCLDN đều được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở cập nhật các văn bản quy định của Nhà nước mới ban hành về dạy nghề và rút kinh nghiệm từ thực tế quá trình triển khai KĐCLDN những năm trước đó.

Tổng cục Dạy nghề cũng đã xây dựng bộ tài liệu nhằm trang bị kiến thức và các kỹ năng chuyên sâu thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề cho các kiểm định viên gồm: (1) kỹ năng thu thập thông tin và minh chứng, (2) kỹ năng quan sát, (3) kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, (4) kỹ năng phỏng vấn, (5) kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, (6) kỹ năng xây dựng sự tự tin và (7) kỹ năng viết báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề. Bộ tài liệu sẽ được sử dụng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nâng cao kỹ năng cho các kiểm định viên chất lượng dạy nghề trong giai đoạn tới.

Học viên tham gia lớp kiểm định viên chất lượng dạy nghề được cung cấp các kiến thức và kỹ năng để thực hiện công tác đánh giá ngoài. Đối tượng là cán bộ quản lý dạy nghề ở trung ương, địa phương và giáo viên, cán bộ quản lý của các trường nghề trên cả nước. Đội ngũ kiểm định viên sau khi được đào tạo và công nhận sẽ là nguồn lực lượng tham gia vào đoàn KĐCLDN của Tổng cục Dạy

40

nghề để thực hiện nhiệm vụ KĐCLDN đánh giá ngoài tại các cơ sở dạy nghề khác.

Học viên tham gia lớp đào tạo cán bộ tự KĐCLDN được cung cấp các kiến thức và kỹ năng để triển khai tự kiểm định tại cơ sở dạy nghề. Đối tượng là các giáo viên, cán bộ quản lý trong cơ sở dạy nghề. Nội dung chủ yếu của chương trình, tài liệu đào tạo chủ yếu tập chung vào: Tổng quan về quản lý chất lượng dạy nghề và kiểm định chất lượng dạy nghề tại Việt Nam; Hướng dẫn tìm minh chứng tự kiểm định kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề; Hướng dẫn tự kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề;

Tổng cục Dạy nghề đã huy động những kiểm định viên hạt nhân có nhiều kinh nghiệm trong công tác KĐCL tham gia giảng dạy các lớp đào tạo cán bộ tự kiểm định và các lớp đào tạo kiểm định viên ban đầu.

2.1.2.3. KĐCLDN do đoàn KĐCLDN thực hiện

Thành lập đoàn KĐCLDN: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở kế hoạch công tác năm và nguyện vọng KĐCLDN của các cơ sở dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề triển khai thành lập đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề căn cứ các quy định về kiểm định viên và đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề ban hành tại Quyết định số 07/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/3/2008 về kiểm định viên chất lượng dạy nghề và Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2011 quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề. Hầu hết mỗi đoàn kiểm định có 05 thành viên gồm 1 trưởng đoàn, 1 thư ký và các thành viên. Tất cả các thành viên trong Đoàn kiểm định đều được hướng dẫn về các nội dung chuyên môn trước khi triển khai kiểm định tại cơ sở dạy nghề.

Thời gian Đoàn KĐCLDN từ 2008-2010 tiến hành 2 bước: khảo sát sơ bộ (01 ngày) và khảo sát chính thức (05 ngày). Từ năm 2011, thực hiện quy trình đánh giá theo kế hoạch mới, đảm bảo yếu tố về thời gian, chất lượng của cuộc khảo sát, tiến hành khảo sát thực tế liên tục trong 07 ngày

41

Việc kiểm định tại các cơ sở dạy nghề hàng năm được các Đoàn kiểm định tiến hành theo quy trình quy định: từ năm 2008 – 2011 tiến hành theo quy trình tại Quyết định 08/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/3/2008 quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề; từ năm 2012 theo quy trình tại tại Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2011 quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề. Quá trình KĐCLDN (đánh giá ngoài) thực hiện theo đúng kế hoạch làm việc của đoàn KĐCLDN mà Tổng cục Dạy nghề đã thông qua.

2.1.2.4. Thẩm định và công nhận kết quả KĐCLDN

Tổng cục Dạy nghề thành lập Hội đồng đánh giá kết quả kiểm định của các cơ sở dạy nghề tham gia thí điểm kiểm định. Căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng, Tổng cục Dạy nghề trình Bộ LĐ-TBXH kết quả kiểm định và công nhận các cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định ở cấp độ 3.

2.1.2.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện tự kiểm định và giám sát Đoàn KĐCLDN

Tổng cục Dạy nghề đã và đang thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với 03 hoạt động chủ yếu: đào tạo cán bộ tự kiểm định và đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề; kiểm tra, giám sát thực hiện tự kiểm định tại cơ sở dạy nghề được KĐCLDN; giám sát đoàn KĐCLDN.

2.2. Mạng lƣới trƣờng nghề thuộc sự quản lý nhà nƣớc về dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TBXH hiện nay

Thực hiện Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH, ngày 02/10/2006 về Quy hoạch mạng lưới trường CĐN, TCN và TTDN đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, mạng lưới CSDN mở rộng, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền.

Tính đến đầu năm 2013 trên cả nước có 1332 CSDN (158 trường cao đẳng nghề, 304 trường trung cấp nghề và 870 trung tâm dạy nghề) . So với năm 2001 số trường nghề tăng 2,84 lần (từ 156 trường dạy nghề năm 2001 lên 462 trường

42

CĐN và TCN năm 2013). Mỗi tỉnh đã có ít nhất một trường nghề, mô ̣t số huyê ̣n, cụm huyện đã có trường trung cấp nghề.

Nếu tính cả các cơ sở khác có dạy nghề (bao gồm đại học, cao đẳng, trung tâm khác có dạy nghề) thì mạng lưới CSDN cả nước có 1975 cơ sở, trong đó CSDN công lập chiếm 67,2%.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phân theo cấp trình độ đào tạo

Trong tổng số 1332 CSDN, có 158 trường CĐN, 307 trường TCN và 849 TTDN. Trong số 158 trường CĐN có 34trường được thành lập mới, 86 trường được nâng cấp từ trường dạy nghề hoặc trường TCN và 25 trường được nâng cấp từ trường trung cấp chuyên nghiệp lên tính từ năm 2001.

Với số lượng trường CĐN như hiện tại (chiếm 10,5% trong tổng só CSDN), thì việc đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cao là khó khăn.

Cao đẳng

nghề, 10.5% Trung cấp nghề, 23.8%

Trung tâm dạy nghề, 65.7%

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu CSDN theo trình độ đào tạo năm 2013

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phân theo vùng kinh tế - xã hội

Mạng lưới các CSDN trong những năm qua phát triển nhanh nhưng chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, chiếm 27,3% số cơ sở trên cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 20,4%, thấp nhất là vùng Tây Nguyên chiếm 5,3%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có số lượng trường CĐN cao nhất trong cả nước: 52 trường, chiếm 38,2% số trường CĐN toàn quốc. Trong khi vùng Tây Nguyên hiện mới chỉ có 3 trường CĐN (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Dạy nghề).

43 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Tây Nguyên Đồng bằng sông

Cửu Long miền núi phía Trung du và Bắc

Đông Nam Bộ Bắc Trung Bộ và

Duyên hải Nam Trung Bộ

Đồng bằng sông Hồng

Trường cao đẳng nghề 3 11 20 23 27 52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường Trung cấp nghề 12 33 34 52 67 109

Trung tâm dạy nghề 53 134 184 117 169 192

Hình 2.3: Biểu đồ phân bố CSDN theo vùng kinh tế - xã hội năm 2013

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kiểm định chất lƣợng dạy nghề tại các trƣờng nghề

Để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề, tác giả đã tiến hành đồng thời nghiên cứu tài liệu, tổng hợp phân tích số liệu qua các tài liệu thu thập được và điều tra, khảo sát đối với 03 đối tượng liên quan đến hoạt động KĐCLDN.

Các tài liệu nghiên cứu, thống kê, báo cáo thu thập được, tác giả đã lựa chọn và tiến hành phân tích nội dung phản ánh thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề.

Về điều tra, khảo sát, tác giả đã phát ra tổng số 90 phiếu và có 84 phiếu khảo sát đã được các đối tượng phản hồi, chiếm tỷ lệ 93.3%, cụ thể:

- Điều tra cán bộ quản lý nhà nước và các chuyên gia về kiểm định chất lượng dạy nghề: phát hành 12 phiếu, trả lời 11 phiếu.

- Điều tra kiểm định viên chất lượng dạy nghề: phát hành 50 phiếu, trả lời 47 phiếu.

44

- Điều tra cán bộ quản lý tại các trường nghề đã tham gia kiểm định chất lượng dạy nghề: phát hành 28 phiếu, trả lời 26 phiếu.

Nội dung điều tra tập trung vào những vấn đề của quản lý hoạt động KĐCL như những thuận lợi, khó khăn khi quản lý và triển khai hoạt động, các điểm thiếu hụt cần khắc phục, đánh giá đối với quản lý hoạt động bao gồm: (1) Việc ban hành cơ chế chính sách, cơ sở pháp lý để thực hiện; (2) Tổ chức bộ máy, mạng lưới tổ chức; (3) Nguồn lực thực hiện (nhân lực, tài chính); (4) Quy hoạch, kế hoạch thực hiện hoạt động; (5) Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện; ...

Đánh giá chung cho thấy những kết quả tích cực của QLNN đối với hoạt động KĐCLDN đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là về kiện toàn cơ cấu, tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp Trung ương, từng bước phù hợp với thực tế; hình thành quy trình, hệ thống, tạo sự đồng nhất trong đánh giá; có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hướng dẫn thực hiện hoạt động KĐCLDN; tăng cường các hoạt động về nâng cao nhận thức, tuyên truyền về KĐCLDN …

Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong công tác QLNN đối với hoạt động KĐCLDN như sự thiếu hụt về cơ sở pháp lý, chính sách, văn bản hướng dẫn; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ; vấn đề đào tạo kiểm định viên và cán bộ tự KĐCLDN còn một số hạn chế; vì vậy đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của KĐCLDN.

2.3.1. Về xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách (các văn bản pháp quy có liên quan) triển khai hoạt động KĐCLDN hiện nay vẫn chưa được kịp thời, còn thiếu một số nội dung và hướng dẫn chi tiết. Bên cạnh đó, chưa xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý hoạt động KĐCLDN và các cơ quan liên quan, cụ thể là giữa Tổng cục Dạy nghề với Sở LĐ-TBXH tỉnh/thành phố; giữa Tổng cục Dạy nghề với các Bộ, ban ngành chủ quản của cơ sở dạy nghề về công tác KĐCLDN.

45

2.3.1.1. Cơ chế, chính sách đối với công tác tự KĐCLDN tại các trường nghề

Những vướng mắc trong tổ chức triển khai hoạt động KĐCLDN trên thực tế ở một số bộ, ngành, địa phương liên quan tới hành lang pháp lý, qua tổng hợp các báo cáo kết quả tự kiểm định hàng năm của các trường nghề đã tham gia kiểm định chất lượng hàng năm đã thống kê được 75,2% ý kiến của các trường trong việc đề xuất, kiến nghị phải ban hành các quy định, hướng dẫn thống nhất của nhà nước về việc thành lập các phòng/bộ phận chuyên trách để thực hiện tự KĐCLDN hàng năm (Nguồn số liệu Tổng hợp báo cáo kết quả tự KĐCLDN của cơ sở dạy nghề năm 2011, 2012, 2013 - Cục KĐCLDN).

Hiện nay, đã có 29 trường nghề (đa phần là các trường cao đẳng nghề) sau khi tham gia KĐCLDN đã tự thành lập phòng/bộ phận chuyên trách nhưng cán bộ hầu hết là kiêm nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của phòng/bộ phận này tại các trường tự đưa ra, không có sự thống nhất trong quy định chức năng, nhiệm vụ, cách thức hoạt động hay hướng dẫn thành lập, hoạt động của phòng/bộ phận chuyên trách này. Cách thức quy định về cách gọi phòng/bộ phận chuyên trách cũng không thống nhất về tên, về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, ... môt số trường nghề gọi là tổ kiểm định, một số là phòng hay trung tâm.

Hiện nay cũng chưa có chính sách đối với cán bộ quản lý, kiểm định viên thực hiện công tác KĐCLDN. Với tính chất công việc nặng về chuyên môn nghiên cứu, áp lực cao trong công tác kiểm định việc có chính sách đối với cán bộ quản lý, kiểm định viên là thực sự cần thiết.

Quy định các nội dung chi và định mức chi cho hoạt động tự KĐCLDN ở các trường nghề chưa có hướng dẫn cụ thể, chưa kịp thời. Từ 2008-2010 các nội dung chi và định mức chi cho hoạt động thí điểm kiểm định được quy định trong Thông tư 90/2008/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 16/10/2008 của Liên Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 45)