Về xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 52)

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách (các văn bản pháp quy có liên quan) triển khai hoạt động KĐCLDN hiện nay vẫn chưa được kịp thời, còn thiếu một số nội dung và hướng dẫn chi tiết. Bên cạnh đó, chưa xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý hoạt động KĐCLDN và các cơ quan liên quan, cụ thể là giữa Tổng cục Dạy nghề với Sở LĐ-TBXH tỉnh/thành phố; giữa Tổng cục Dạy nghề với các Bộ, ban ngành chủ quản của cơ sở dạy nghề về công tác KĐCLDN.

45

2.3.1.1. Cơ chế, chính sách đối với công tác tự KĐCLDN tại các trường nghề

Những vướng mắc trong tổ chức triển khai hoạt động KĐCLDN trên thực tế ở một số bộ, ngành, địa phương liên quan tới hành lang pháp lý, qua tổng hợp các báo cáo kết quả tự kiểm định hàng năm của các trường nghề đã tham gia kiểm định chất lượng hàng năm đã thống kê được 75,2% ý kiến của các trường trong việc đề xuất, kiến nghị phải ban hành các quy định, hướng dẫn thống nhất của nhà nước về việc thành lập các phòng/bộ phận chuyên trách để thực hiện tự KĐCLDN hàng năm (Nguồn số liệu Tổng hợp báo cáo kết quả tự KĐCLDN của cơ sở dạy nghề năm 2011, 2012, 2013 - Cục KĐCLDN).

Hiện nay, đã có 29 trường nghề (đa phần là các trường cao đẳng nghề) sau khi tham gia KĐCLDN đã tự thành lập phòng/bộ phận chuyên trách nhưng cán bộ hầu hết là kiêm nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của phòng/bộ phận này tại các trường tự đưa ra, không có sự thống nhất trong quy định chức năng, nhiệm vụ, cách thức hoạt động hay hướng dẫn thành lập, hoạt động của phòng/bộ phận chuyên trách này. Cách thức quy định về cách gọi phòng/bộ phận chuyên trách cũng không thống nhất về tên, về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, ... môt số trường nghề gọi là tổ kiểm định, một số là phòng hay trung tâm.

Hiện nay cũng chưa có chính sách đối với cán bộ quản lý, kiểm định viên thực hiện công tác KĐCLDN. Với tính chất công việc nặng về chuyên môn nghiên cứu, áp lực cao trong công tác kiểm định việc có chính sách đối với cán bộ quản lý, kiểm định viên là thực sự cần thiết.

Quy định các nội dung chi và định mức chi cho hoạt động tự KĐCLDN ở các trường nghề chưa có hướng dẫn cụ thể, chưa kịp thời. Từ 2008-2010 các nội dung chi và định mức chi cho hoạt động thí điểm kiểm định được quy định trong Thông tư 90/2008/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 16/10/2008 của Liên Bộ Tài chính - Bộ LĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí Tăng cường năng lực dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đến năm 2010.

46

Ngày 30/7/2013 đã ban hành Thông tư liên tịch số 102/2013/TTLT-BTC- BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện một số Dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015 đã có một số nội dung liên quan đến định mức chi cho hoạt động tự KĐCLDN, nhưng vẫn chưa có hướng dẫn và thông tin cụ thể cho các trường nghề được biết để thực hiện.

2.3.1.2. Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCLDN

Hai hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề của trường cao đẳng nghề, trường trung cấp hiện tại theo quy định gồm 09 tiêu chí, 50 tiêu chuẩn và 150 chỉ số. Hai hệ thống này có 12% chỉ số thuộc đánh giá định tính, 27% chỉ số thuộc đánh giá vừa định tính vừa định lượng và có tới 61% chỉ số thuộc đánh giá định lượng (Luận văn “Nghiên cứu và đề xuất phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng trong quá trình tự kiểm định chất lượng dạy nghề" - Ths. Đỗ Thanh Vân). Hai hệ thống này được đánh giá là đã bao quát hầu hết các nội dung cần thiết để đánh giá chất lượng của trường nghề; nội dung, nội hàm của tất cả các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định đều đảm bảo rõ ràng.

Sau 05 năm áp dụng 02 hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCLDN của trường nghề, Tổng cục Dạy nghề đã thống kê kết quả KĐCL đạt được theo từng chỉ số của các cơ sở dạy nghề và các ý kiến đánh giá đối với từng tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số về 02 hệ thống nêu trên. Theo đó qua 5 năm kiểm định tại 116 trường nghề có tới trên 90% các trường đều đạt điểm chuẩn - điểm tối đa ở 37/150 tiêu chuẩn (tập trung vào các tiêu chí 1, tiêu chí 2), nhưng cũng có tới 10/150 tiêu chuẩn mà số lượng trường đánh giá đạt dưới 5% (Nguồn Tổng hợp kết quả KĐCLDN 5 năm của Cục KĐCL, Tổng cục Dạy nghề). Như vậy cho thấy, hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCLDN còn có những tiêu chuẩn đánh giá quá cao nhưng lại có những tiêu chuẩn đánh giá còn quá thấp.

Cũng qua nguồn Tổng hợp kết quả KĐCLDN 5 năm của Cục KĐCL, Tổng cục Dạy nghề từ các báo cáo kết quả KĐCLDN về các ý kiến đánh giá từ các đoàn KĐCLDN và từ phía cơ sở dạy nghề được kiểm định cho thấy: 78,6% các ý kiến cho

47

rằng cần chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số kiểm định chất lượng dạy nghề; có 75,4% thấy rằng có nhiều sự trùng lặp giữa các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số kiểm định cơ sở dạy nghề. Cụ thể, có thể đưa ra một số nội dung có tính trùng lặp như sau:

+ Tiêu chí 5, tiêu chuẩn 5.1 chỉ số a “100% chương trình dạy nghề được xây dựng, điều chỉnh theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc

biên soạn lại trong 5 năm trở lại đây” trùng lặp với tiêu chuẩn 5.2, chỉ số a “Chương

trình dạy nghề được thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề

và các trình độ đào tạo khác”;

+ Tiêu chí 7, tiêu chuẩn 7.3 chỉ số a: “Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường bảo

đảm đáp ứng yêu cầu làm việc và các hoạt động dạy nghề, thực nghiệm, thực hành” trùng

lặp với tiêu chuẩn 7.3, chỉ số b: “Có hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống điện đáp ứng nhu cầu hoạt động đào tạo, sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt; có hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải độc hại, thông gió, phòng cháy, chữa cháy theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt”

Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi của tác giả đối với 03 đối tượng điều tra cho thấy: 76,7% các đối tượng được hỏi đánh giá hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCLDN là rõ ràng; 81,8% ý kiến đánh giá tiêu chí là phù hợp (không quá cao, quá thấp; bao quát hầu hết các nội dung cần thiết để đánh giá chất lượng của nhà trường (Nguồn Tổng hợp kết quả điều tra bằng phiếu hỏi). Tuy hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn đã bao quát hầu hết các nội dung cần thiết để đánh giá nhưng sau 05 năm đánh giá, hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn còn một số chỉ số chưa phù hợp với điều kiện thực tế, có 83,1% ý kiến cho rằng cần thiết phải chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số KĐCLDN. Có thể đưa ra một vài chỉ số kiểm định không còn phù hợp với thực tiễn như:

+ Tiêu chí 6, tiêu chuẩn 6.1, chỉ số c “Có phòng đọc thư viện bảo đảm theo tiêu chuẩn (có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho 15% sinh viên và 25% cán bộ, giáo viên; diện tích đảm bảo 1,8m2/chỗ đọc và 1,5m2/chỗ đọc đối với thư viện điện tử”.

48

+ Tiêu chí 9, tiêu chuẩn 9.2, chỉ số a “Ký túc xá của trường đảm bảo các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập cho ít nhất 50% người học”.

2.3.2. Bộ máy tổ chức, quản lý hoạt động KĐCLDN

2.3.2.1. Tổ chức quản lý KĐCL ở Bộ LĐ-TBXH

Tại thời điểm đánh giá, khảo sát thực trạng tháng 9/2013 đang có sự thay đổi về bộ máy quản lý đối với hoạt động KĐCLDN theo Quyết định số 43/2013/QĐ-TTg ngày 16/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó cơ cấu tổ chức Cục KĐCLDN gồm: Lãnh đạo Cục, 04 phòng chức năng và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục.

Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện tại của Cục KĐCLDN

Sự thay đổi về bộ máy quản lý được đánh giá là phù hợp với yêu cầu thực tế. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại tổng số cán bộ quản lý của Cục KĐCLDN có 15 người với 03 Lãnh đạo Cục và 04 phòng chức năng; chưa đủ số lượng cán bộ quản lý tại các phòng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và một số cán bộ mới

CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Phòng Kiểm định và Công nhận chất lượng dạy nghề Phòng Đảm bảo chất lượng Phòng Đào tạo kiểm định chất lượng dạy nghề PHÓ CỤC TRƯỞNG Văn phòng

49

chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý; chưa thành lập Trung tâm KĐCLDN khu vực phía Bắc.

Về đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước: số lượng cán bộ quản lý có chuyên môn và kinh nghiệm về quản lý hoạt động kiểm định từ 02 năm trở lên chỉ chiếm 66,6%, trình độ Thạc sĩ trở lên chiếm 30% và chỉ 25% thành thạo tiếng Anh

(Nguồn số liệu nhân sự Cục KĐCLDN) trong khi công tác KĐCLDN đòi hỏi cán bộ quản lý đều phải thành thạo để nghiên cứu tài liệu cũng như liên hệ, trao đổi với các cơ quan nước ngoài trong lĩnh vực KĐCL.

Qua tài liệu nghiên cứu báo cáo tổng kết hàng năm của Vụ KĐCLDN (nay là Cục KĐCLDN) cho thấy sự phối hợp trong các hoạt động KĐCL giữa các phòng chức năng được đánh giá là tốt, tuy nhiên sự phối hợp với các Sở trong việc hướng dẫn thực hiện các hoạt động KĐCLDN lại còn một số hạn chế.

Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi đối với các cán bộ quản lý nhà nước trong hoạt động KĐCLDN cho thấy: 90,9% ý kiến đánh giá số lượng cán bộ quản lý là chưa đáp ứng đủ; 27,3% ý kiến cho rằng tất cả có kinh nghiệm và chuyên môn sâu các vấn đề chuyên môn về lĩnh vực KĐCLDN; 70% ý kiến cho rằng cần thiết phải bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước.

2.3.2.2. Tổ chức quản lý chất lượng dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề

Các cơ sở dạy nghề khi tiến hành thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề để thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề theo quy trình và hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định quy định và tư vấn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy nghề. Hiện nay, đã có 29/462 trường nghề thành lập phòng/bộ phận chuyên trách về kiểm định chất dạy nghề.

Công tác tự KĐCLDN đã là quy định bắt buộc đối với toàn hệ thống trường nghề và trung tâm dạy nghề tuy nhiên hiện nay bộ máy quản lý đối với hoạt động này mới chỉ dừng lại ở cấp Trung ương là Cục KĐCLDN thuộc Tổng cục Dạy

50

nghề, mà chưa có các đơn vị quản lý ở các khu vực, địa bàn trong tỉnh/thành; số lượng các trường thành lập các phòng/bộ phận kiểm định mới chỉ chiếm 6,2%.

Kết quả xử lý các thông tin từ các Phiếu hỏi và phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động KĐCL dạy nghề cũng minh chứng và củng cố nhận định: cơ cấu tổ chức của Cục KĐCLDN đang hoàn thiện là phù hợp với thực tế quản lý (80,1% ý kiến đồng ý);

Xem xét bộ máy quản lý hoạt động KĐCLDN còn nhận thấy hiện tại Tổng cục Dạy nghề mới chỉ dừng lại ở việc phối hợp công tác KĐCLDN đối với Bộ Quốc phòng, Tổng Liên đoàn – Lao động Việt Nam; chưa sự phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý hoạt động KĐCLDN tại các trường có hoạt động đào tạo nghề thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.3.3. Nguồn nhân lực – đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề và nguồn tài chính cho hoạt động KĐCLDN chính cho hoạt động KĐCLDN

2.3.3.1. Về đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề

KDCLDN hầu hết là các cán bộ quản lý, giáo viên trường nghề có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề trên 5 năm và được đào tạo chuyên môn về KĐCLDN.

Từ năm 2008 đến 31/12/2012 Tổng cục Dạy nghề đã đào tạo được 572 kiểm định viên chất lượng dạy nghề (trong đó hầu hết có trình độ đại học, khoảng 160 người có trình độ sau đại học trở lên). Đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề hiện tại thuộc các đơn vị quản lý như sau:

Bảng 2.2. Số lượng kiểm định viên chất lượng dạy nghề phân theo đơn vị chủ quản tại thời điểm 31/12/2012

51 1 Bộ ngành; Tổng cục, Vụ, Viện… 46 2 Sở LĐ-TBXH các tỉnh 39 3 Trường cao đẳng nghề 242 4 Trường trung cấp nghề 198

5 Trung tâm dạy nghề 47

Tổng cộng 572

(Nguồn Số liệu Cục KĐCLDN)

Có những trường nghề có số lượng cán bộ là kiểm định viên chất lượng dạy nghề lên tới 4-5 người nhưng cũng có những trường nghề thì không có kiểm định viên nào. So với mạng lưới các trường nghề hiện tại là 158 trường cao đẳng nghề, 304 trường trung cấp nghề thì số lượng đội ngũ kiểm định viên là chưa đáp ứng đủ mỗi trường nghề có ít nhất 01 kiểm định viên chất lượng dạy nghề.

Số lượng kiểm định viên đã từng tham gia các đoàn kiểm định tính đến 31/12/2012 là 191 người (chiếm 33% trên tổng số kiểm định viên được công nhận). Như vậy hiện tại có tới 67% số lượng kiểm định viên đã được đào tạo chuyên môn, kỹ năng nhưng chưa tham gia đoàn KĐCLDN, cơ quan quản lý cần xem xét lại hiệu quả đào tạo và nguyên nhân.

Trong số 191 kiểm định viên đã tham gia đoàn thì hiện tại có khoảng 20% không tiếp tục tham gia hoạt động KĐCLDN trong những năm tới, do nhiều lý do. Bên cạnh đó chỉ có khoảng 80 kiểm định viên (chiếm 14,0% trên tổng số kiểm định viên chất lượng dạy nghề) được đánh giá là có chuyên môn vững về kiểm định, có kinh nghiệm và kỹ năng tốt. Một kết quả nữa phải kể đến khi đánh giá về chất lượng của đội ngũ kiểm định viên là quá quá trình tiến hành thẩm định báo cáo kết quả KĐCLDN (phản ánh chuyên môn và kỹ năng của kiểm định viên). Trong 02 năm gần đây, kết quả thẩm định so với kết quả đoàn kiểm định đánh giá có nhiều thay đổi, số lượng báo cáo chỉ số do đoàn kiểm định thực hiện phải giải trình khá nhiều.

52 Cụ thể:

- Năm 2011: 06 cơ sở dạy nghề đánh giá giảm cấp độ so với đánh giá của Đoàn KĐCLDN (từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2, từ cấp độ 3 xuống cấp độ 1 và từ cấp độ 2 xuống cấp độ 1); 15 cơ sở dạy nghề đánh giá giảm điểm so với đánh giá của đoàn KĐCLDN.

- Năm 2012: 09 cơ sở dạy nghề đánh giá giảm cấp độ so với đánh giá của Đoàn KĐCLDN (từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2 và từ cấp độ 2 xuống cấp độ 1); 19 cơ sở dạy nghề đánh giá giảm điểm so với đánh giá của đoàn KĐCLDN (cao nhất là giảm 06 điểm)

Theo số liệu thống kê, trong tổng số các kiểm định viên đã tham gia đoàn KĐCLDN thì có 05% kiểm định viên tham gia trung bình 3 đoàn kiểm định/năm và có không nhỏ số kiểm định viên không tham gia được đoàn. (Nguồn số liệu Cục KĐCLDN).

Số kiểm định viên đã tham gia đoàn KĐCLDN chia theo 03 miền Bắc, Trung, Nam phân bố như sau:

+ Miền Bắc: 86/191, chiếm 45,0% + Miền Trung: 47/191, chiếm 24,6% + Miền Nam: 58/191, chiếm 30,4%

Như vậy so với mạng lưới phân bổ các trường nghề thì tỷ lệ này cho thấy sự

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)