Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 89)

3.4.1.1. Đối tượng xin ý kiến

Tác giả đã tiến hành điều tra và xin ý kiến của 03 đối tượng, cụ thể:

- Cán bộ quản lý nhà nước và các chuyên gia về kiểm định chất lượng dạy nghề: 11 người.

- Kiểm định viên chất lượng dạy nghề: 47 người. - Cán bộ quản lý tại các trường nghề: 26 người.

3.4.1.2. Kết quả khảo nghiệm

Quy hoạch, kế hoạch, bộ máy nhà nƣớc

Tổ chức hoạt động KĐCL, tăng cƣờng nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ tự KĐCL

DN

Cơ chế, chính sách pháp luật trong chỉ đạo

Kiểm tra, giám sát QLNN đối với hoạt

82

Kết quả tổng hợp phiếu hỏi đối với 03 đối tượng cho thấy mức độ ưu tiên (cần thiết và khả thi) của các giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề, cụ thể:

- Giải pháp lập quy hoạch, kế hoạch, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN;

- Giải pháp về tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề;

- Giải pháp tổ chức đào tạo cán bộ tự KĐCLDN cho các trường nghề; - Giải pháp trong tổ chức hoạt động KĐCLDN;

- Giải pháp về cơ chế, chính sách pháp luật trong quản lý hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề;

- Giải pháp trong kiểm tra, giám sát hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề;

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề ở chương 1 và thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề, bám sát vào định hướng phát triển dạy nghề, định hướng phát triển hoạt động KĐCLDN, các nguyên tắc đề xuất giải pháp, tác giả đã đề xuất 06 giải pháp. Đây là những giải pháp có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này, quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề sẽ đạt hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong những năm tới.

83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I- KẾT LUẬN

Tại Việt Nam, hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng trong cả hệ thống giáo dục và dạy nghề mới ở giai đoạn đầu phát triển. Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TBXH đã đạt được những bước tiến và thành tựu khá tích cực, trong việc quản lý, tổ chức hoạt động KĐCLDN trên cả nước.

Từ những ý nghĩa đó tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm đóng góp một phần công sức vào hoạt động đảm bảo chất lượng dạy nghề được thể hiện qua nội dung nghiên trong toàn bộ luận văn. Luận văn đã giải quyết một số vấn đề và đạt được những kết quả như sau:

1. Hệ thống một cách tổng quát và nghiên cứu có chọn lọc thực trạng một số vấn đề về QLNN đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề trong thời gian qua; thu thập số liệu, phân tích những tồn tại, hạn chế trong QLNN đối với hoạt động KĐCLDN; nghiên cứu cách thức quản lý của các quốc gia đã có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kiểm chất lượng dạy nghề để chọn lọc, vận dụng vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam.

2. Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường QLNN đối với hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề trong giai đoạn tiếp theo. Những giải pháp này đều đảm bảo khả thi, thực tiễn, có hệ thống và tính nhất quán cao. Đặc biệt luận văn đưa ra được cách thức thực hiện từng giải pháp cụ thể về QLNN đối với từng nội dung hoạt động KĐCLDN còn hạn chế.

3. Các số liệu đề tài thu thập được từ các đối tượng liên quan (cán bộ quản lý nhà nước, chuyên gia; các kiểm định viên chất lượng dạy nghề; các trường nghề) không chỉ phục vụ trả lời câu hỏi nghiên cứu của luận văn liên quan đến quản lý nhà nước mà qua đó cũng đã đánh giá được mức độ tác động và hiệu quả của hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề.

84

Tuy nhiên, kiểm định chất lượng là một vấn đề mới và phức tạp, cách tiếp cận và nhận thức sâu sắc về kiểm định chất lượng dạy nghề để ứng dụng trong công tác QLNN cần đòi hỏi cả một quá trình. Một số giải pháp đề xuất trong Luận văn mới chỉ dừng lại ở một số góc độ nhìn nhận, mức độ định hướng ban đầu và cần được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và từng bước tổ chức thực hiện. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý của các thầy, cô; các nhà khoa học, các nhà quản lý để Luận văn được hoàn thiện hơn, nâng cao tính khả thi của các giải pháp trên.

II- KIẾN NGHỊ

Để có thể thực hiện những giải pháp trên đây, tác giả mạnh dạn kiến nghị với các cấp quản lý, các cơ quan liên quan một số vấn đề cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với Bộ LĐ-TBXH:

- Nghiên cứu bổ sung các chính sách quản lý, hướng dẫn thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch gắn liền với kế hoạch tài chính. Khi đó, các kế hoạch thực hiện hoạt động KĐCLDN có tính khả thi cao và không mang tính hình thức.

- Về kế hoạch tài chính: Ngoài những chiến lược, kế hoạch mang tính chất tầm nhìn, cũng cần có các kế hoạch mang tính trung hạn để có thể định hình được các hoạt động ưu tiên, có nguồn tài chính kịp thời và thường xuyên để thực hiện các mục tiêu của hoạt động KĐCLDN. Bộ LĐ-TBXH cần có các căn cứ để đề xuất Chính phủ phân bổ kinh phí nhiều hơn từ nguồn vốn hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế cho hoạt động này, do hiện nay nguồn vốn này đã có thường xuyên nhưng việc phân bổ còn quá ít và thất thường.

- Bộ LĐ-TBXH đề xuất với Chính phủ các chính sách ưu tiên đối với cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động KĐCLDN, kiểm định viên chất lượng dạy nghề;

- Nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi Luật dạy nghề, bổ sung các nội dung chưa có quy định trong Luật như: kiểm định chất lượng chương trình đào tạo;

85

việc thành lập tổ chức kiểm định độc lập, trung tâm kiểm định, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức này; …

Đối với Cục KĐCLDN, Tổng cục Dạy nghề:

- Nghiên cứu, bổ sung quy định về kiểm định chất lượng dạy nghề; trình sửa đổi thuật ngữ mang tính chất quốc tế: “tự kiểm định chất lượng dạy nghề” thành “tự đánh giá chất lượng của cơ sở dạy nghề”;

- Nghiên cứu, bổ sung Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề có tính đến yếu tố hội nhập quốc tế.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình thực hiện theo ISO - 9001 các nội dung quản lý nhà nước đối với từng hoạt động KĐCLDN như: quy trình thẩm định, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy trình thành lập đoàn KĐCLDN, quy trình đánh giá báo cáo kết quả tự KĐCLDN để các hoạt động đạt hiệu quả cao.

- Hướng dẫn, phối hợp với Sở LĐ-TBXH trong các công tác kiểm tra, giám sát các trường nghề trong hệ thống dạy nghề thực hiện KĐCLDN.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về chuyên môn KĐCL;

Đối với các Bộ, ngành, địa phương:

- Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ LĐ-TBXH ban hành quy định, biên chế, chế độ đối với người thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN; có hướng dẫn và đảm bảo nguồn tài chính thực hiện hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề.

- Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Sở LĐ-TBXH: Chủ động tuyên truyền, thông tin, phối hợp quản lý việc thực hiện các quy định về tự KĐCLDN đối với các trường nghề trên địa bàn. Chủ động huy động thêm các nguồn lực để thực hiện; báo cáo các vướng mắc khi triển khai thực hiện hoạt động KĐCLDN cho cơ quan quản lý để có hướng dẫn đảm bảo tiến độ./.

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội , Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 -2020

2. Bernardo F. Adviso: Cải thiện chất lượng các chương trình giáo dục kỹ năng thông qua hoạt động kiểm định phát triển hệ thống kiểm định cho đào tạo kỹ năng, Manila, Philippin, CPSC – 2001.

3. Đặng Quốc Bảo, Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội, 2010.

4. Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học.

Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2002.

5. Nguyễn Đức Chính, Chất lượng và quản lý chất lượng trong GD. Tập bài giảng lớp cao học quản lý GD, 2010.

6. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản

lý , Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.

7. Trần khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực ( theo ISO &TQM). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.

8. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Chất lượng giáo dục, những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, 2008.

9. Lê Vinh Danh, Một số vấn đề lí luận về đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học, Kỉ yếu Hội thảo “Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học”, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006.

10. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Ngô Doãn Đãi – Một số bài viết về Kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam

87 12. Harvey 2006 impact of QA;

13. Kis V 2010 Quality Assurance in Tertiary Education

14. Đặng Bá Lãm, Quản lý nhà nước về giảng dục Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2005.

15. Nguyễn Văn Ly, Luận án Tiến sỹ “Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các học viện, trường Công an nhân dân”, 2010.

16. Luật Dạy nghề, NXB Giáo dục, 2006

17. Liên doanh nhà thầu IIG Việt Nam và CQAIE Việt Nam,“Báo cáo tóm tắt dự án thí điểm kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề”, 2010.

18. Shah, Nair, & Wilson 2011 QA in Aus higher edu historic and future

development - Lịch sử và tương lai phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong các trường đại học tại Australia.

19. Taylor & Francis [Victoria University of Wellington] Accreditation system for technical education programmes in India, 2010 - Một đánh giá quan trọng đối với hệ thống kiểm định chất lượng cho các chương trình giáo dục kỹ thuật ở Ấn Độ.

20. Phan Chính Thức, Luận án tiến sỹ “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Đại học Sư phạm Hà Nội -2003.

21. Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ-TBXH,Chương trình đào tạo cán bộ tự kiểm định, đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng dạy nghề

(2008-2013)

22. Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ-TBXH, Báo cáo Sơ kết công tác thí điểm kiểm định chất lượng dạy nghề 2008 – 2010

23. Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ-TBXH, Báo cáo quốc gia về dạy nghề năm 2011;

88

24. Phạm Viết Vƣợng, Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giảng dục và đào tạo, giảng trình dành cho sinh viên các trường Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm.

25. Visscher, A.J. (2009) . Một khung lý thuyết để phân tích việc thực hiện và hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng trong VET châu Âu.

89

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách đối tƣợng cán bộ quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực KĐCLDN và các cán bộ quản lý ở các trƣờng nghề đã gửi và trả lời Phiếu

hỏi và phỏng vấn

TT Tổ chức

A Cán bộ quản lý nhà nƣớc, chuyên gia về lĩnh vực KĐCLDN trả lời phiếu thuộc các đơn vị, tổ chức (số lƣợng: 11 ngƣời)

1 Hội dạy nghề Việt Nam

2 Cục KĐCLDN, Tổng cục Dạy nghề

3 Trung tâm Đảm bảo chất lượng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 Ban Quản lý các dự án vốn ODA

5 Viện nghiên cứu Khoa học dạy nghề

B Cán bộ quản lý tại các trƣờng nghề đã tham gia kiểm định trả lời phiếu thuộc các trƣờng nghề (26 trƣờng nghề)

1 Trường Trung cấp nghề Số 17 – BQP 2 Trường Trung cấp nghề Cơ giới đường bộ 3 Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Trường Cao đẳng nghề Số 2-BQP (nâng lên từ Trường Trung cấp nghề Số 2 – BQP)

5 Trường Trung cấp nghề Nhân Đạo

6 Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương 7 Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội 8 Trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng – Bình Phước 9 Trường Trung cấp nghề Quang Trung

10 Trường Trung cấp nghề Thủ Đức 11 Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội

12 Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh

13 Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I 14 Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt

90

TT Tổ chức

15 Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc 16 Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất

17 Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

18 Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh 19 Trường Cao đẳng nghề Việt Bắc Vinacomin

20 Trường Cao đẳng nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh 21 Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và nông lâm Trung Bộ 23 Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ LADEC 24 Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp

25 Trường Cao đẳng nghề Số 3 – BQP

26 Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương II

C Kiểm định viên chất lƣợng dạy nghề

91

Phụ lục 2.A. PHIẾU HỎI SỐ 1

Dành cho cán bộ quản lý nhà nước, chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định

chất lượng dạy nghề Mục đích của phiếu khảo sát này nhằm thu thập ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước, chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định chất lượng dạy nghề đánh giá về chính sách và thực tiễn triển khai quản lý hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề (CLDN). Các thông tin cán bộ, chuyên gia cung cấp sẽ chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và được đảm bảo nguyên tắc bí mật. Xin Ông/Bà vui lòng trả lời các câu hỏi đóng dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô vuông thích hợp và trả lời các câu hỏi mở tại các phần giấy để trống. Phần I: Thông tin cơ bản Họ và Tên: ...

Cơ quan/Tổ chức: ...

Chức vụ/Chức danh: ...

Trình độ học vấn: ...

Thâm niên trong lĩnh vực quản lý dạy nghề: ... năm Công việc của Ông/Bà trong lĩnh vực kiểm định chất lượng dạy nghề: ...

... Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn kiểm định:  Có  Chưa

Phần II: Nội dung “Hỏi - Trả lời”:

A. Đánh giá về hiện trạng công tác QLNN đối với hoạt động KĐCLDN

1. Đánh giá về cơ chế, chính sách, bộ máy quản lý:

Nội dung Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến

(1) Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý hoạt động KĐCLDN (Cục KĐCLDN) là phù hợp

(2). Việc thành lập các bộ phận/đơn vị quản lý hoạt động KĐCLDN tại các vùng/miền là cần thiết; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3). Việc thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng độc lập là cần thiết;

(4). Cần thiết ban hành cơ chế, chính sách đối với các trường dạy nghề trong việc xây dựng, vận hành bộ phận phụ trách tự KĐCLDN ở các trường nghề;

(5). Xây dựng hướng dẫn thực hiện công tác tự kiểm định tại các trường là cần thiết;

(6) Xây dựng quy trình thực hiện cho từng nội dung trong quản lý hoạt động KĐCLDN là cần thiết;

(7) Cần có chính sách ưu tiên đối với cán bộ quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề;

92

(8) Cần có chính sách ưu tiên đối với kiểm định viên chất lượng dạy nghề;

(9) Cần có chính sách đối với các trường dạy nghề được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn KĐCLDN;

2. Đánh giá về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCLDN tại cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 89)