Khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 39)

Phát triển dạy nghề đã và đang được coi là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thế kỉ 21.

Nhà nước thống nhất quản lý về dạy nghề, trong đó chủ yếu quản lí về điều kiện tăng cường xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, phân cấp mạnh cho các địa phương, các cơ sở đào tạo.

Vấn đề hội nhập, tiếp thu những thành tựu của các nước có trình độ phát triển cao đang được ưu tiên. Các hoạt động kiểm định chất lượng tại Việt Nam đã và đang được hoàn thiện, được nhà nước quan tâm, tập trung đầu tư, chú trọng.

Tiểu kết chƣơng 1

Kiểm định chất lượng dạy nghề không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo trong dạy nghề mà còn mang lại cơ hội và động lực để nâng cao chất lượng dạy nghề cho các trường nghề đã qua kiểm định. Bởi vậy,

32

quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trường nghề nói riêng và hệ thống giáo dục dạy nghề nói chung.

Các khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề được nêu ra ở chương I, sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động này nhằm góp phần thúc đẩy, phát triển và quản lý có hệ thống, hiệu quả chất lượng giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng.

33

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG DẠY NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG NGHỀ

2.1. Khái quát công tác kiểm định chất lƣợng dạy nghề ở Việt Nam

2.1.1. Sơ lược về hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề ở Việt Nam

2.1.1.1. Giai đoạn trước 2008

Kiểm định chất lượng dạy nghề còn khá mới đối với nước ta, mới bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2001. Năm 2002, Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề tiến hành thí điểm kiểm định chương trình dạy nghề và cơ sở dạy nghề tại 2 trường dạy nghề trên cơ sở tiêu chí, tiêu chuẩn ILO 500. Triển khai thí điểm kiểm định chất lượng theo mô hình ILO-500 (Trường trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội là (nay là Trường Cao đẳng cộng đồng) và Trường Trung học Điện tử - Điện lạnh (nay là Trường Cao đẳng Điện tử - Điện Lạnh) trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (nay là Viện Khoa học giáo dục Việt Nam).

Trong khuôn khổ của Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (VTEP) đã tiến hành một số hoạt động và kết quả cụ thể như sau:

- Biên soạn tài liệu về kiểm định quốc gia chất lượng;

- Triển khai thí điểm kiểm định chất lượng chương trình dạy nghề - Đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm định chất lượng dạy nghề:

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng kiểm định chất lượng cho 40 cán bộ quản lý dạy nghề của Bộ, ngành, địa phương; 27 giáo viên hạt nhân về kiểm định chất lượng dạy nghề, 220 lượt người của 15 đội quản lý chất lượng thuộc 15 trường trong dự án; 2 nhóm chuyên gia đánh giá ngoài (12 người) tại Nghệ An và

34

Đồng Nai có sự tham gia của ngành công nghiệp và 5 lớp chuyên gia đánh giá ngoài (125 người) của các địa phương có trường và của 15 trường trọng điểm.

- Triển khai việc tự kiểm định (tự đánh giá) tại 15 trường trong dự án theo Mô hình ILO-500;

- Nghiên cứu đề xuất hệ thống kiểm định chất lượng quốc gia;

Việc triển khai KĐCLDN trong khuôn khổ Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề đã đạt được kết quả bước đầu tạo tiền đề thuận lợi cho việc nghiên cứu và triển khai hệ thống KĐCLDN ở Việt Nam.

Năm 2007, Tổng cục Dạy nghề tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề với sự giúp đỡ của chuyên gia Hoa Kỳ.

2.1.1.2. Giai đoạn 2008 – 2010: thí điểm kiểm định chất lượng dạy nghề

Bộ LĐ-TBXH được Chính phủ phân công quản lý nhà nước về dạy nghề. Tháng 10 năm 2006, Bộ đã quyết định thành lập Phòng kiểm định chất lượng thuộc Tổng cục Dạy nghề.

Ngày 03/7/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 86/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề, trong đó quy định rõ Tổng cục Dạy nghề là tổ chức thuộc Bộ LĐ-TBXH, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ LĐ- TBXH quản lý nhà nước về dạy nghề; trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề có Vụ Kiểm định chất lượng dạy nghề.

Tổng cục Dạy nghề đã lựa chọn Liên danh nhà thầu IIG Việt Nam, CQAIE Hoa kỳ và CQAIE Việt Nam là đơn vị tư vấn thực hiện thí điểm. Đơn vị nhà thầu có nhiệm vụ xây dựng tổng thể kế hoạch triển khai kiểm định chất lượng dạy nghề, đề xuất với Tổng cục Dạy nghề thành lập các đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề, tập huấn cho các thành viên đoàn kiểm định trước khi kiểm định và

35

trực tiếp tổ chức kiểm định tại trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề tham gia thí điếm kiểm định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên gia quốc tế của Đơn vị tư vấn - Tiến sĩ Marjorie Peace Lenn - Chủ tịch Trung tâm đảm bảo chất lượng giáo dục quốc tế Hoa Kỳ đã trực tiếp tham gia quá trình khảo sát thực tế tại một số cơ sở dạy nghề, tư vấn về chuyên môn trong quá trình các đoàn tiến hành kiểm định, rà soát các báo cáo kiểm định và viết báo cáo tổng hợp bao gồm các đánh giá và đề xuất nhằm phát triển hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề tại Việt Nam.

Trong 03 năm từ 2008 – 2010, đã tổ chức thí điểm kiểm định chất lượng do đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện tại 76 cơ sở dạy nghề (46 trường cao đẳng nghề, 18 trường trung cấp nghề và 12 trung tâm dạy nghề)

2.1.1.3. Từ năm 2011 đến nay

Tổng cục Dạy nghề đã xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề (Thay thế Quyết định số 08/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 25/3/2008 và khoản 2 Điều 4, Điều 13 và Điều 14 của Quyết định số 07/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Tổng cục Dạy nghề cũng trình Bộ LĐ-TBXH Quyết định số 1714/QĐ- LĐTBH ngày 26/12/2011 số 1714/QĐ-BLĐTBXH, ngày 26/12/2011 về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng và thực nghiệm hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Tổng cục Dạy nghề đã tiến hành lựa chọn và tổ chức thí điểm kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đối với 05 nghề tại 10 trường cao đẳng nghề.

Từ năm 2011, các hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề hoàn toàn do Tổng cục Dạy nghề thực hiện. Kết quả sau 5 năm triển khai tính đến 31/12/2012,

36

đã có 143 cơ sở dạy nghề được kiểm định chất lượng dạy nghề trong đó có: 116 trường nghề (75 trường cao đẳng nghề, 41 trường trung cấp nghề) và 27 trung tâm dạy nghề.

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả KĐCLDN 2008-2012

Nội dung Đạt cấp độ 1 Đạt cấp độ 2 Đạt cấp độ 3 Tổng số

Cao đẳng nghề 2 12 61 75

Trung cấp nghề 10 16 15 41

Trung tâm dạy nghề 1 13 13 27

Tổng số 13 41 89 143

Nguồn số liệu: Cục KĐCLDN, Tổng cục Dạy nghề

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu số lượng cơ sở dạy nghề đã tham gia KĐCLDN

Năm 2013, Tổng cục Dạy nghề tiếp tục triển khai kiểm định 35 cơ sở dạy nghề và trình Bộ tiếp tục tổ chức thực nghiệm hệ thống kiểm định chất lượng chương trình đào tạo với 04 nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề tại 04 trường.

Ngày 16/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 43/2013/QĐ- TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TBXH. Theo đó, kể từ ngày 10/9/2013 cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề - Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TBXH

37

gồm có 12 đơn vị trực thuộc, trong đó có Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề, trực tiếp quản lý hoạt động KĐCLDN.

Tổng cục Dạy nghề từ năm 2008 đến nay vẫn luôn duy trì mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KĐCLDN: Liên danh nhà thầu IIG Việt Nam, CQAIE Hoa kỳ và CQAIE Việt Nam; tham gia các hoạt động của Mạng lưới chất lượng châu Á – Thái Bình Dương (APQN), phối hợp với Đại sứ quán Australia tổ chức hội thảo về kiểm định chất lượng dạy nghề hàng năm; thực hiện thí điểm KĐCL chương trình đào tạo có tính đến yếu tố về bình đẳng giới và nhóm yếu thế thuộc Dự án “Lồng ghép bình đẳng giới trong pháp luật và cuộc sống tới tới việc làm bền vững ở Việt Nam” do Tây Ban Nha tài trợ, ....

2.1.2. Khái quát nội dung cơ bản về công tác chuyên môn KĐCLDN do Tổng cục Dạy nghề thực hiện cục Dạy nghề thực hiện

2.1.2.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn KĐCLDN

Tổng cục Dạy nghề xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH ban hành 05 văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLDN và đang thực hiện gồm: hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCLDN (03 hệ thống sử dụng cho 03 loại hình cơ sở dạy nghề; quy định về kiểm định viên chất lượng dạy nghề quy định về quy trình thực hiện KĐCLDN.

Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề (Quyết định số 01/2008/QĐ-BLĐTBXH và Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đều bao gồm 09 tiêu chí, 50 tiêu chuẩn và 150 chỉ số; đánh giá theo 3 cấp độ đạt được: cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3; trong đó cấp độ 3 là cấp độ cao nhất.

Quy trình thực hiện KĐCLDN quy định tại Thông tư số 42/2011/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2011 bao gồm: (1) Tự KĐCLDN của cơ sở dạy nghề; (2) KĐCN dạy nghề của cơ quan QLNN về dạy nghề; công nhận kết quả KĐCL dạy

38

nghề, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.

Thông tư cũng quy định rõ các quy trình trong từng bước: Quy trình tự KĐCLDN:

1. Thực hiê ̣n công tác chuẩn bi ̣ tự KĐCL dạy nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Thực hiê ̣n tự KĐCL dạy nghề của phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác, các khoa và bộ môn trực thuộc cơ sở dạy nghề, các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề, các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp (gọi chung là đơn vị) trong cơ sở dạy nghề.

3. Thực hiê ̣n tự KĐCL cơ sở da ̣y nghề của hội đồng KĐCLDN.

4. Công bố báo cáo kết quả tự KĐCLDN trong cơ sở da ̣y nghề và gửi báo cáo kết quả tự KĐCLDN.

Quy trình KĐCLDN:

1. Đánh giá báo cáo kết quả tự KĐCLDN của cơ sở dạy nghề. 2. Thành lập đoàn KĐCLDN.

3. Thực hiện khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề. 4. Lập hồ sơ KĐCLDN.

Quy trình công nhận kết quả KĐCLDN: 1. Thẩm định hồ sơ KĐCLDN.

2. Công nhận kết quả KĐCLDN và cấp giấy chứng nhâ ̣n đa ̣t tiêu chuẩn KĐCL dạy nghề.

3. Công bố kết quả KĐCL dạy nghề.

Như vậy quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề đã đi vào chi tiết, rõ ràng trong việc thực hiện, đặc biệt đối với hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề tại cơ sở dạy nghề.

39

2.1.2.2. Tổ chức đào tạo cán bộ tự KĐCLDN cho các cơ sở dạy nghề và đào tạo, phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề

Từ năm 2008 tới nay, Tổng cục Dạy nghề đều tổ chức các lớp đào tạo cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề và đào tạo, phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề.

Chương trình tài liệu: Tổng cục Dạy nghề đã phối hợp với các chuyên gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề trên cơ sở các quy định của pháp luật về kiểm định chất lượng dạy nghề và tiếp thu những nội dung cơ bản của chương trình đào tạo kiểm định viên do Trung tâm Đảm bảo chất lượng quốc tế Hoa Kỳ biên soạn. Hàng năm chương trình, tài liệu đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề, đào tạo cán bộ tự KĐCLDN đều được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở cập nhật các văn bản quy định của Nhà nước mới ban hành về dạy nghề và rút kinh nghiệm từ thực tế quá trình triển khai KĐCLDN những năm trước đó.

Tổng cục Dạy nghề cũng đã xây dựng bộ tài liệu nhằm trang bị kiến thức và các kỹ năng chuyên sâu thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề cho các kiểm định viên gồm: (1) kỹ năng thu thập thông tin và minh chứng, (2) kỹ năng quan sát, (3) kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, (4) kỹ năng phỏng vấn, (5) kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, (6) kỹ năng xây dựng sự tự tin và (7) kỹ năng viết báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề. Bộ tài liệu sẽ được sử dụng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nâng cao kỹ năng cho các kiểm định viên chất lượng dạy nghề trong giai đoạn tới.

Học viên tham gia lớp kiểm định viên chất lượng dạy nghề được cung cấp các kiến thức và kỹ năng để thực hiện công tác đánh giá ngoài. Đối tượng là cán bộ quản lý dạy nghề ở trung ương, địa phương và giáo viên, cán bộ quản lý của các trường nghề trên cả nước. Đội ngũ kiểm định viên sau khi được đào tạo và công nhận sẽ là nguồn lực lượng tham gia vào đoàn KĐCLDN của Tổng cục Dạy

40

nghề để thực hiện nhiệm vụ KĐCLDN đánh giá ngoài tại các cơ sở dạy nghề khác.

Học viên tham gia lớp đào tạo cán bộ tự KĐCLDN được cung cấp các kiến thức và kỹ năng để triển khai tự kiểm định tại cơ sở dạy nghề. Đối tượng là các giáo viên, cán bộ quản lý trong cơ sở dạy nghề. Nội dung chủ yếu của chương trình, tài liệu đào tạo chủ yếu tập chung vào: Tổng quan về quản lý chất lượng dạy nghề và kiểm định chất lượng dạy nghề tại Việt Nam; Hướng dẫn tìm minh chứng tự kiểm định kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề; Hướng dẫn tự kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề;

Tổng cục Dạy nghề đã huy động những kiểm định viên hạt nhân có nhiều kinh nghiệm trong công tác KĐCL tham gia giảng dạy các lớp đào tạo cán bộ tự kiểm định và các lớp đào tạo kiểm định viên ban đầu.

2.1.2.3. KĐCLDN do đoàn KĐCLDN thực hiện

Thành lập đoàn KĐCLDN:

Trên cơ sở kế hoạch công tác năm và nguyện vọng KĐCLDN của các cơ sở dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề triển khai thành lập đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề căn cứ các quy định về kiểm định viên và đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề ban hành tại Quyết định số 07/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/3/2008 về kiểm định viên chất lượng dạy nghề và Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2011 quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề. Hầu hết mỗi đoàn kiểm định có 05 thành viên gồm 1 trưởng đoàn, 1 thư ký và các thành viên. Tất cả các thành viên trong Đoàn kiểm định đều được hướng dẫn về các nội dung chuyên môn trước khi triển khai kiểm định tại cơ sở dạy nghề.

Thời gian Đoàn KĐCLDN từ 2008-2010 tiến hành 2 bước: khảo sát sơ bộ (01 ngày) và khảo sát chính thức (05 ngày). Từ năm 2011, thực hiện quy trình đánh giá theo kế hoạch mới, đảm bảo yếu tố về thời gian, chất lượng của cuộc khảo sát, tiến hành khảo sát thực tế liên tục trong 07 ngày

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 39)