Giải pháp trong kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tạ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 86)

nghề tại các trường nghề

Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề cần đi sâu vào giải pháp trong kiểm tra, đánh giá hoạt động tự KĐCLDN và giám sát quá trình khảo sát thực tế - đánh giá ngoài của đoàn KĐCLDN tại các trường nghề.

3.2.6.1. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá hướng vào việc thực hiện hiệu quả trong thực hiện tự KĐCLDN và trong quá trình khảo sát thực tế - đánh giá ngoài của đoàn kiểm định. Kiểm tra, đánh giá để thường xuyên nắm vững thực trạng, kết quả hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề. Qua kiểm tra, đánh giá, phát hiện những trường nghề chưa thực hiện đúng quy trình, để từ đó phát huy một cách có hiệu quả công tác tự KĐCLDN đồng thời có những điều chỉnh những sai sót, lệch lạc của các trường nghề có những bất cập trong quá trình triển khai.

79

Qua kiểm tra, đánh giá, giúp cho trường nghề, các kiểm định viên nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ.

3.2.6.2. Nội dung

- Kiểm tra, đánh giá các trường dạy nghề trong việc thực hiện tự KĐCLDN hàng năm theo quy định (trường nghề đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn KĐCLDN; trường nghề đã tham gia KĐCLDN nhưng chưa đạt tiêu chuẩn KĐCLDN; trường nghề chưa tham gia kiểm định chất lượng dạy nghề) - Kiểm tra, đánh giá toàn diện các mặt công tác tự KĐCLDN trong các trường nghề, chú trọngkiểm tra quy trình thực hiện, cách thức thực hiện.

- Tổng hợp, đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn của các trường nghề trong thực hiện tự KĐCL hàng năm để có phương hướng nâng cao chất lượng của trường nghề.

- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình khảo sát thực tế tại các trường nghề của các thành viên đoàn KĐCLDN; tổng hợp, đánh giá chuyên môn, kỹ năng, tác phong của kiểm định viên.

- Hàng năm rà soát lại các nội dung kiểm tra, giám sát, bổ sung, chỉnh sửa những cách thức giám sát mới, cách thức kiểm tra mới nhằm đánh giá một cách tốt nhất và toàn diện nhất.

3.2.6.3. Cách thức và điều kiện thực hiện

Cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với: các trường nghề về công tác thực hiện tự KĐCLDN (trường nghề đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn KĐCLDN; trường nghề đã tham gia KĐCLDN nhưng chưa đạt tiêu chuẩn KĐCLDN; trường nghề chưa tham gia kiểm định chất lượng dạy nghề); các đoàn KĐCLDN trong quá trình khảo sát thực tế; xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tại các trường nghề, các đoàn KĐCLDN.

Kiểm tra, giám sát thực hiện tự KĐCLDN đối với các trường nghề cần có kế hoạch, phối hợp với các Sở LĐ-TBXH thực hiện; kiểm tra được thực hiện

80

thường xuyên với nhiều hình thức: kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện; kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp...

Giám sát đối với tất cả các đoàn KĐCLDN diễn ra trong năm.

Cán bộ thực hiện kiểm tra, giám sát trong kế hoạch là các cán bộ có kinh nghiệm, được đề xuất từ các phòng chuyên môn.

Nội dung kiểm tra, giám sát căn cứ vào hướng dẫn, quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chất lượng dạy nghề áp dụng đối với các trường nghề và các yêu cầu khác liên quan đến lĩnh vực kiểm định chất lượng dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề.

Sau kiểm tra, phải thông báo công khai kết quả kiểm tra, giám sát để các trường được kiểm tra, giám sát biết được những điểm còn tồn tại, những kết quả của trường trong việc thực hiện tự KĐCLDN để từ đó làm tốt hơn công tác tự KĐCL từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 86)