Giải pháp trong tổ chức hoạt động KĐCLD N đánh giá ngoài tại các trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 82)

bộ tự KĐCLDN với mạng lưới trường nghề trên cả nước để tiến hành lập kế hoạch ngắn hạn để nhanh chóng đào tạo cán bộ tự KĐCLDN cho các trường chưa được đào tạo. Tổ chức đào tạo theo cụm, khu vực thay vì đào tạo từng trường.

Tiến hành lựa chọn các kiểm định viên chất lượng dạy nghề có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định, có trình độ sư phạm bồi dưỡng trở thành giảng viên đào tạo cán bộ tự KĐCLDN.

3.2.4. Giải pháp trong tổ chức hoạt động KĐCLDN - đánh giá ngoài tại các trường nghề trường nghề

Đánh giá ngoài là khâu quan trọng, hoạt động trọng tâm của quá trình KĐCL nói chung và KĐCLDN nói riêng. Tiến độ, chất lượng và hiệu quả của quá trình này chịu tác động từ nhiều yếu tố trong đó có yếu tố cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp nhất là cơ sở dạy nghề được kiểm định và kiểm định viên chất lượng dạy nghề.

3.2.4.1. Mục tiêu

Đảm bảo tiến độ, chất lượng cho các nội dung cơ bản trong hoạt động đánh giá ngoài (huy động, thành lập đoàn KĐCLDN; tiến hành khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề.

3.2.4.2. Nội dung

- Xây dựng quy trình thành lập đoàn KĐCLDN theo tiêu chuẩn ISO-9001 đảm bảo cơ cấu số lượng, chất lượng; đảm bảo sự kế thừa và phát triển kiểm định viên mới, đảm bảo thời gian hợp lý kiểm định viên có thể đáp ứng tham gia đoàn KĐCLDN; tổ chức thực hiện theo đúng quy trình đề ra.

- Các kiểm định viên được huy động tham gia đoàn KĐCLDN; phải đảm bảo nắm vững chuyên môn, kỹ năng và cập nhật những hướng dẫn mới trong quá trình khảo sát thực tế trước khi tiến hành khảo sát thực tế.

- Đảm bảo kiểm định viên trong đoàn KĐCLDN thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; kế hoạch khảo sát thực tế.

75

- Đoàn KĐCLDN được thành lập để tiến hành khảo sát thực tế phải cân đối số lượng thành viên, trình độ, kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan, năng lực và thái độ ảnh hưởng quá trình kiểm định chất lượng. Mức độ đào tạo và hiệu quả đào tạo kiểm định viên đóng một vai trò quan trọng trong quá trình kiểm định chất lượng. Số lượng ngày thực hiện khảo sát thực tế cần cân đối phù hợp.

3.2.4.3. Cách thức và điều kiện thực hiện

- Cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN tiến hành xây dựng, đề xuất áp dụng quy trình thành lập đoàn KĐCLDN. Quy trình thực hiện tối thiểu qua các bước:

(1) Lập kế hoạch huy động ngay sau khi có danh sách các cơ sở dạy nghề tham gia kiểm đinh;

(2) Khảo sát kiểm định viên chất lượng dạy nghề về thời gian tham gia đoàn. Căn cứ vào danh sách các cơ sở dạy nghề tham gia KĐCLDN, danh sách thông tin về kiểm định viên đã tham gia đoàn kiểm định (chuyên môn, kinh nghiệm, tác phong, nơi công tác, ...) và đội ngũ kiểm định viên mới được đào tạo, bồi dưỡng (dựa trên kết quả đào tạo, khảo sát thông tin từ giảng viên đào tạo) để lên danh sách gửi phiếu khảo sát, tổng hợp thông tin thời gian kiểm định viên tham gia đoàn kiểm định. Từ đó lên danh sách thành lập đoàn, đảm bảo thời gian, tiến độ, cơ cấu đoàn kiểm định được thành lập.

(3) Ra quyết định thành lập đoàn và yêu cầu kiểm định viên, cơ quan quản lý thực hiện.

- Cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN tổ chức tập huấn, trao đổi với các kiểm định viên về những công việc phải thực hiện trong quá trình khảo sát thực tế và những nội dung chính về chuyên môn, kỹ năng, tác phong trước khi tham gia đoàn KĐCLDN; trách nhiệm và quyền hạn của kiểm định viên chất lượng dạy nghề. Việc thời gian tập huấn nên trước quá trình khảo sát thực tế từ 02 đến 04 tuần.

76

- Hướng dẫn các trường nghề về công tác chuẩn bị; sắp xếp hồ sơ, minh chứng; chuẩn bị các danh sách cần thiết về giáo viên, cán bộ, học sinh, doanh nghiệp, … cho quá trình khảo sát thực tế;

3.2.5. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trong quản lý hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề

Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN. Cơ chế, chính sách phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn, mang tính khả thi cao.

3.2.5.1. Mục tiêu:

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề cho các đối tượng thực hiện công tác KĐCLDN.

3.2.5.2. Nội dung:

- Xây dựng, ban hành quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các nghề trong các trường nghề;

- Ban hành quy định thành lập tổ chức kiểm định chất lượng độc lập; quy định về cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề thuộc Cục KĐCLDN;

- Xây dựng quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động KĐCLDN;

- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động KĐCLDN đối với các trường nghề, cụ thể:

+ Văn bản hướng dẫn về việc thành lập phòng/bộ phận chuyên trách về kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề. Khi đó việc thực hiện công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề và nâng cao chất lượng tại các cơ sở dạy nghề được thực hiện thường xuyên, đồng bộ trong hệ thống các trường nghề, đảm bảo tính bền vững trong phát triển, nâng cao chất lượng dạy nghề là thường xuyên và liên tục.

77 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Văn bản hướng dẫn về tự đánh giá, chi tiết hướng dẫn đơn vị thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng dạy nghề tại từng nội dung, tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số; hướng dẫn chi tiết liên quan đến việc triển khai hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề cho các trường nghề. Kiểm định chất lượng dạy nghề vẫn còn là vấn đề mới đối với phần nhiều các trường nghề trong hệ thống; chưa có đầy đủ thông tin và phương pháp luận nên chưa thực hiện đánh giá được đầy đủ và toàn diện thực chất chất lượng dạy nghề của cơ sở nên văn bản hướng dẫn cần tập trung nhiều về cách thực hiện tự đánh giá hơn là đánh giá.

+ Văn bản hướng dẫn về các định mức chi, nguồn chi để thực hiện công tác tự KĐCLDN của các trường nghề.

- Xây dựng, ban hành chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm định viên trực tiếp làm công tác kiểm định chất lượng dạy nghề.

3.2.5.3. Cách thức và điều kiện thực hiện

- Cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN tiến hành xây dựng, đề xuất, phối hợp, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Luật dạy nghề 2006, bổ sung Thông tư hướng dẫn cụ thể các nội dung trên. Các nội dung đã nêu trong giải pháp đều chưa có quy định rõ ràng trong hoạt động KĐCLDN; cụ thể:

+ Đối với KĐCL chương trình đào tạo: hoàn thiện hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo và ban hành văn bản hướng dẫn các nội dung hoạt động như đối với KĐCL cơ sở dạy nghề. Cần xây dựng và tiến hành thử nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định về tính thực tiễn sau đó mới đưa vào thực hiện trong hệ thống dạy nghề.

+ Quy định thành lập tổ chức kiểm định chất lượng độc lập, quy định về cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề: đơn vị được phép thành lập, cơ quan quản lý, các nội dung quyền hạn và trách nhiệm, cách thức xử lý vi phạm, … Nội dung này cần xây dựng các đề án nghiên cứu.

78

- Các Bộ, ban ngành phối hợp ban hành chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm định viên trực tiếp làm công tác kiểm định chất lượng dạy nghề: chế độ phụ cấp, ưu tiên, ... Đây là các lực lượng nòng cốt để hoạt động KĐCLDN đảm bảo hiệu quả, tính bền vững. Do tính chất khi thực hiện công việc cần có chuyên môn, kỹ năng, tính chất công việc chịu áp lực cao vì vậy việc xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích đối với đội ngũ này là hết sức cần thiết.

- Ban hành văn bản hướng dẫn vận dụng Thông tư 102/2013/TTLT-BTC- BLĐTBH ngày 30/7/2013 quy định quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện một số Dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 – 2015, trong đó có nội dung “chi phát triển hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề” để các trường nghề nói riêng và các cơ sở dạy nghề nói chung có căn cứ chi, lập dự toán hàng năm để thực hiện có hiệu quả công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề hàng năm, nâng cao chất lượng dạy nghề.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề (Trang 82)