Khuyến nghị một số giải pháp chính nhằm tạo động lực làm việc cho CBCN

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trường trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin II Đà Nẵng (Trang 81)

CBCNV.

3.2.1. Mục tiêu của các giải pháp.

3.2.1.1. Đánh giá nhận biết của người lao động với hoạt động tạo động lực làm việc tại đơn vị.

Hình 3.1: Anh/ chị quan tâm đến việc tạo động lực làm việc

Trong số 73 phiếu trả lời hợp lệ, có 56 ý kiến tƣơng ứng với 76,71% cho rằng họ quan tâm đến việc tạo động lực làm việc, có 17 ý kiến tƣơng ứng với 23,29% cho rằng họ không biết đến việc tạo động là gì. Qua kết quả hình 3-1 tác giả nhận thấy cán bộ, giáo viên trong đơn vị phần đa là rất quan tâm đến việc tạo động lực làm việc. Vậy tại đơn vị cán bộ, giảng viên có nhận thấy mình đƣợc tạo động lực làm việc hay không?

Hình 3.2: Anh/ chị nhận thấy mình đƣợc tạo động lực làm việc

Qua số liệu hình 3-2, ta thấy chỉ có 20,25% ý kiến cho rằng mình đƣợc tạo động lực làm việc trong đơn vị. Có đến 79,45% ý kiến cho rằng họ không đƣợc tạo động lực làm việc trong đơn vị, số ý kiến này chiếm trên 50% đó thực sự là vấn đề lãnh đạo trƣờng cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề tạo động lực làm việc trong nhân viên.

Hình 3.3: Anh/chị có cần tạo động lực làm việc

Qua số liệu hình 3-3, ta thấy có tới 90,41% ý kiến cho rằng họ cần có thêm động lực làm việc, nhƣ đã trình bày trong chƣơng 2 về chế độ tiền lƣơng, thƣởng thực tế hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống chứ chƣa nói đến việc bù đắp nhằm tái sản xuất sức lao động.

Hình 3.4: Thái độ làm việc hiện tại của anh/ chị với công việc

Kết quả khảo sát hình 3-4 cho thấy trong số các ý kiến thu thập đƣợc có 27% ý kiến cho rằng mình tích cự trong công việc, có 18% số ý kiến cho rằng với công việc sao cũng đƣợc nhƣng cũng có nhiều ý kiến cho rằng mình không quan tâm hay tỏ ra chán nản hay không hài lòng trong công việc chiếm đến 55% trong tổng số các

ý kiến thu thập.

3.2.1.2. Sự cần thiết phải tạo động lực tại Trường TH BCVT & CNTT II.

Nhƣ đã trình bày trong phần kế hoạch về đề án tái cơ cấu VNPT và sự ảnh hƣởng của bản đề án này tới đơn vị hay cụ thể là đến tinh thần làm việc của cán bộ, giảng viên. Rất nhiều ngƣời có tâm lý lo lắng không biết rồi sẽ làm gì trong tƣơng lai, khi trƣờng trở thành trung tâm đào tạo của Tập đoàn việc cắt giảm biên chế để tinh gọn lại bộ máy làm việc là điều đầu tiên đơn vị phải làm thì cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến ngƣời lao động. Trong giai đoạn hiện nay khi mà tâm lý ngƣời lao động ít nhiều bị ảnh hƣởng thì công tác tạo động lực làm việc là rất cần thiết và cấp bách nhằm khơi gợi tính tự giác và tinh thần làm việc của ngƣời lao động, mặc dù trƣớc đây trong đơn vị việc tạo động lực đã làm nhƣng chƣa rõ nét, cái gì cũng có nhƣng đúc kết lại chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng về tạo động lực trong đơn vị.

Mục tiêu của các giải pháp tạo động lực:

Tạo dựng lòng tin cho cán bộ, giáo viên và làm cho họ yên tâm công tác khi chế độ lƣơng, thƣởng và phúc lợi đƣợc hợp lý.

Làm tăng năng suất lao động cá nhân, bởi khi có động lực lao động thì ngƣời lao động sẽ thấy yêu thích công việc và làm việc hăng say hơn, không quản ngại khó khăn để cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Các giáo viên trong trƣờng đoàn kết và phát huy đƣợc tính sáng tạo để đƣa ra đƣợc các chuyên đề hay, phù hợp với yêu cầu của các đơn vị trong và ngoài VNPT. Giúp cho CBCNV thấy rõ ý nghĩa công việc của họ trong trƣờng và hài lòng hơn với công việc. Điều đó tạo cho họ cảm thấy có ý nghĩa trong công việc, cảm thấy mình quan trọng và có ích và từ đó không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trường trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin II Đà Nẵng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)