Thuyết công bằng của Adams đƣa ra những yếu tố ngầm và mang tính biến đổi, tác động đến sự nhìn nhận và đánh giá của nhân viên về công ty và công việc của họ.
(Nguồn: TS Đoàn Gia Dũng, Quản trị học, NXB Thống kê, 2002)
Hình 1.5: Cách đánh giá sự công bằng
Đầu vào và kết quả (phần thƣởng) nhận đƣợc của một ngƣời
So sánh
Dẫn tới
Đầu vào và kết quả (phần thƣởng) nhận đƣợc của một ngƣời khác
Công bằng ngƣời đó thấy đƣợc (đầu vào)/ kết quả tƣơng xứng với ngƣời khác
Bất công ngƣời đó thấy rõ (đầu vào)/ kết quả không tƣơng xứng với ngƣời khác
Không thay đổi hành vi vì đã có sự thỏa mãn
Cố gắng thay đổi sự bất công đó
Theo thuyết này, tạo đƣợc sự công bằng sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ với nhân viên, động viên và gia tăng mức độ hài lòng của họ; từ đó nhân viên sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với công việc. Ngƣợc lại, nếu nhân viên cảm thấy những gì họ đóng góp nhiều hơn những gì họ nhận đƣợc, họ có thể mất đi sự hào hứng với công việc và công ty. Nhân viên thể hiện sự bất mãn bằng nhiều cách: giảm sự hào hứng (mức độ giảm tùy thuộc mức độ công bằng mà nhân viên cảm thấy), không còn nỗ lực nhƣ trƣớc, trở nên cáu kỉnh hoặc trong trƣờng hợp nghiêm trọng có thể phá rối trong công ty hay nghỉ việc.
* Ý nghĩa đối với nhà quản trị dưới khía cạnh tạo động lực cho nhân viên.
Sự ghi nhận công việc kịp thời từ phía nhà quản lý hay giám sát là nhân tố động viên hàng đầu đối với nhân viên. Có thể sử dụng các công cụ quản lý hiệu quả công việc đƣợc thiết kế nhằm thu thập phản hồi để đánh giá và so sánh hiệu quả công việc của nhân viên, giúp nhận biết những hành vi nào góp phần tăng hiệu quả công việc và giúp tổ chức xây dựng đƣợc tiêu chuẩn cho những ngƣời giỏi nhất. Việc giám sát, đánh giá các nhân viên một cách hiệu quả cũng cần phù hợp với từng trƣờng hợp cụ thể nhân viên. Khám phá của các chuyên gia cho thấy: “Không nhất thiết phải quản lý chặt chẽ đối với những cá nhân xuất sắc. Họ sẽ tự tạo động lực và đạt đƣợc kết quả tốt nhất”.