Thuyết nhu cầu ERG của R.Aldetfer (1969)

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trường trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin II Đà Nẵng (Trang 31)

Để giải quyết một số những hạn chế của hệ thống cấp bậc của Maslow là một lý thuyết về động lực, Clayton Alderfer đề xuất lý thuyết ERG, giống nhƣ lý thuyết của Maslow, nhu cầu mô tả nhƣ là một hệ thống phân cấp.

Có ba điểm khác so với Thuyết cấp bậc của Maslow:

Thứ nhất, thuyết ERG nhận ra ba kiểu nhu cầu đó là nhu cầu tồn tại, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu tăng trƣởng.

Thứ hai, tại cùng một thời điểm có thể có nhiều nhu cầu xuất hiện và cho phép thứ tự của các nhu cầu khác nhau đối với những ngƣời khác nhau.

Thứ ba, khi một nhu cầu cao hơn không thể thỏa mãn thì một nhu cầu ở bậc thấp hơn sẵn sàng phục hồi, điều này đƣợc gọi là nguyên tắc hồi quy thất vọng.

Thuyết nhu cầu ERG giải thích đƣợc tại sao các nhân viên tìm kiếm mức lƣơng cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn ngay cả khi điều kiện này là phù hợp với tiêu chuẩn của thị trƣờng lao động. Bởi vì lúc này các nhân viên không cảm thấy thỏa mãn với nhu cầu giao tiếp và nhu cầu tăng trƣởng.

* Ý nghĩa đối với nhà quản trị dưới khía cạnh tạo động lực cho nhân viên.

Mỗi con ngƣời khi là việc ở bất cứ tổ chức nào đều tồn tại nhiều nhu cầu tại cùng một thời điểm, do vậy theo thuyết nhu cầu ERG của R.Aldetfer cho rằng nhà

quản trị nên tạo động lực làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau, bởi trong cùng một thời điểm ngƣời lao động có thể có những nhu cầu khác nhau, chẳng hạn nhƣ với ngƣời này mức thu nhập nhƣ vậy là cao nhƣng chƣa chắc khi mình đạt đƣợc nhƣ vậy đã cảm thấy thỏa mãn.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trường trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin II Đà Nẵng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)