2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường.
2.1.1.1. Những thông tin chung
Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ.
Hiện nay, VNPT đang trực tiếp quản lý 11 đơn vị sự nghiệp, bao gồm 5 đơn vị đào tạo, nghiên cứu, thông tin và 6 đơn vị y tế, các đơn vị này đƣợc tổ chức theo mô hình đơn vị kế toán hạch toán phụ thuộc. Trong các đơn vị đào tạo có 04 trƣờng trung học đào tạo nghề có tên gọi là Trƣờng Trung học BCVT & CNTT, đƣợc phân bố tại các khu vực trọng tâm trong cả nƣớc, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho ngành BCVT.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trường TH BCVT và CNTT II Trƣờng Trung học Bƣu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin II tiền thân là trƣờng Công nhân Bƣu điện II (Đƣợc thành lập ngày 13/10/1975). Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Namvà do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ.
Với mục tiêu đào tạo: Cung cấp nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực Bƣu chính - Viễn thông - Công nghệ thông tin và các ngành nghề khác đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.
Trƣờng chính thức mang tên là Trƣờng Trung học Bƣu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin II từ ngày 18/11/2005 theo quyết định số 32/2005/QĐ - Bộ trƣởng Bộ Bƣu Chính Viễn Thông.
Địa chỉ: Đại lộ Nguyễn Sinh Sắc – Phƣờng Hòa Minh - Quận Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng; Điện thoại: (0511).3842521, 3730646;
Website: www.ptivs2.edu.vn
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện nguyên tắc một thủ trƣởng. Cơ cấu tổ chức trong các đơn vị thể hiện theo sơ đồ:
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trƣờng TH BCVT và CNTT 2
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Ban giám hiệu: Hiệu trƣởng và 2 hiệu phó Khối phòng ban chức năng:
+ Phòng đào tạo: Xây dựng mục tiêu đào tạo các ngành nghề. Cụ thể hóa mục tiêu đào tạo theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu xã hội; Xây dựng các quy định, quy chế cụ thể về hoạt động đào tạo (dạy và học) trong Trƣờng; Xây dựng kế hoạch tiến độ đào tạo toàn khóa và năm học cho các khoá học, kế hoach giảng dạy, kế hoạch thực tập từng học kỳ, năm học, kế hoạch kiểm tra, thi học kỳ, năm học và tổ chức thi tốt nghiệp, kế hoạch thanh kiểm tra về chất lƣợng giảng dạy, học tập; quản lý chặt chẽ các loại bằng, lập sổ theo dõi và tổ chức cấp phát bằng cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp;...
Các phòng chức năng Các Khoa giáo viên P. Tổng hợp P. Kế toán P. Đào tạo P. Hành chính Khoa QTKD BCVT Khoa Điện tử Viễn thông Khoa Công nghệ thông tin BAN GIÁM HIỆU Đảng và Đoàn
Phối hợp với bộ phận công tác học sinh, thực hiện công tác quản lý và giáo dục học sinh sinh viên (HSSV); đề xuất các hình thức khen, kỷ luật HSSV; các hoạt động tự học, quản lý học sinh sinh viên ngoại trú, nội trú theo Quy chế quản lý HSSV nội, ngoại trú đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Phòng Tổng hợp: Là bộ phận tổng hợp các chức năng: công tác tổ chức cán bộ; tuyển dụng và sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên cán bộ viên chức; công tác thi đua khen thƣởng; pháp chế; chế độ bảo hiểm xã hội; chế độ tiền lƣơng, y tế, khám chữa bệnh và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
+ Phòng tài chính kế toán: Thu học phí, nguồn kinh phí đào tạo, lệ phí tuyển sinh, ký túc xá; chi hoạt động thƣờng xuyên, thanh toán tiền lƣơng, tiền công, các hoạt động đào tạo, hợp đồng xây dựng cơ bản, mua sắm, dịch vụ. Quyết toán tài chính Nhà Trƣờng, lập dự trù kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ đào đạo giảng dạy....
+ Phòng Hành chính: thực hiện chức năng hành chính nhƣ công tác quản trị - phục vụ, nhà nghỉ cho học viên, ký túc xá,... xe đi công tác....
- Khối các khoa giáo viên:
+ Khoa Điện tử viễn thông: gồm có 16 giáo viên, thực hiện chức năng giảng dạy, bồi dƣỡng các lớp TCN, TCCN chính quy và lớp ngắn hạn, ra đề thi và chấm thi thuộc các môn chuyên ngành Điện tử viễn thông. Thực hiện ra đề thi, ôn tập và chấm thi nâng bậc cho công nhân viễn thông các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên
+ Khoa QTKD BCVT: gồm 12 giáo viên, thực hiện chức năng giảng dạy, bồi dƣỡng các lớp TCN, TCCN chính quy và lớp ngắn hạn thuộc chuyên ngành khai thác các dịch vụ BCVT và quản trị kinh doanh BCVT. Thực hiện ra đề thi, ôn tập và chấm thi nâng bậc cho công nhân bƣu chính ở Bƣu điện, Viễn thông các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên.
+ Khoa công nghệ thông tin: gồm 8 giáo viên, thực hiện chức năng giảng dạy, bồi dƣỡng các lớp TCN, TCCN chuyên ngành công nghệ thông tin. Thực hiện ra đề thi, ôn tập và chấm thi nâng bậc cho công nhân bƣu chính viễn thông ở Bƣu điện,
Viễn thông các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên.
2.1.2.3. Đặc điểm lao động của Trường
Hiện nay trƣờng TH BCVT & CNTT2 có tổng cộng 80 cán bộ, giáo viên, trong đó nữ giới là 42 ngƣời chiếm tỉ lệ 52,5%, nam giới là 38 ngƣời chiếm tỉ lệ 47,5%. Trƣờng có tỉ lệ giới tính nam, nữ tƣơng đối cân bằng với nhau, tuy nhiên khi lực lƣợng lao động là nữ thì cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi bố trí giáo viên đi công tác tại các tỉnh.
Nguồn Phòng Tổ chức cán bộ - Trường TH BCVT & CNTT2
Hình 2.2: Quy mô nguồn nhân lực theo độ tuổi
Tại đơn vị hiện nay lực lƣợng lao động trẻ có độ tuổi đến 25 tuổi có 2 ngƣời chiếm tỉ lệ 2,5%, lực lƣợng lao động trong độ tuổi 26 đến 30 có 8 ngƣời chiếm tỉ lệ 10%, lực lƣợng lao động trong độ tuổi 31 đến 35 có 8 ngƣời chiếm tỉ lệ 15%, lực lƣợng lao động trên 35 tuổi có đến 58 ngƣời, chiếm tỉ lệ 72,5%.
Về trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong trƣờng là một trong những vấn đề luôn đƣợc lãnh đạo quan tâm và cho đi học tập nâng cao trình độ nhằm phục vụ tốt hơn trong công viêc.
Hình 2.3: Trình độ cán bộ, giảng viên
Qua bảng số liệu ở hình 2.3 ta nhận thấy, hàng năm số lƣợng cán bộ, giảng viên đi học trên đại học luôn biến động và chiếm tỉ lệ đáng kể tại đơn vị. Số ngƣời theo học trên đại học đều là giáo viên, điều đó cho thấy lực lƣợng giáo viên là đội ngũ nòng cốt trong nhà trƣờng và họ có sự đầu tƣ về trình độ chuyên môn để đáp ứng tốt trong công tác giảng dạy.
2.1.3. Kết quả hoạt động của trường giai đoạn 2007-2012.
2.1.3.1. Kết quả tuyển sinh và đào tạo ngắn hạn
(Nguồn phòng Đào tạo trường TH BCVT & CNTT II)
Hiện nay trƣờng có mở các loại hình đào tạo nhƣ: Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề các ngành Quản trị kinh doanh, Điện tử viễn thông, Điện lạnh, Kế toán, Công nghệ thông tin. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc tuyển sinh học sinh chính quy gặp rất nhiều khó khăn, thứ nhất do Trƣờng đào tạo những ngành học đặc thù đa phần liên quan đến Bƣu chính Viễn thông và đây là ngành mà nhu cầu về nguồn nhân lực đã bão hòa hay các doanh nghiệp có tuyển lại tuyển lao động có bằng Đại học, dẫn đến ngƣời học ngày càng ít đi, thứ 2 do xã hội ngày càng chuộng bằng cấp nên các em học sinh không có xu hƣớng đi học tại các trƣờng trung cấp, thứ 3 là do khâu tuyển sinh của trƣờng còn chƣa thực sự quyết liệt, đã làm nhƣng hầu nhƣ không để lại dấu ấn với các em học sinh.
( Nguồn phòng Đào tạo trường TH BCVT & CNTT II)
Hình 2.5: Kết quả đào tạo ngắn hạn giai đoạn 2007 – 2012
Xu hƣớng đào tạo ngắn hạn qua các năm tại trƣờng có xu hƣớng ngày càng ít đi do đòi hỏi của thực tế Tập đoàn yêu cầu các Bƣu điện – Viễn thông tỉnh phải tiết kiệm chi phí phát sinh tại đơn vị mình, ngoài ra số lƣợng công nhân tuyển mới rất hạn chế và hầu nhƣ không tuyển trong khi đó số công nhân đã tuyển dụng trƣớc đây hầu nhƣ đã thi hết bậc lƣơng. Trong giai đoạn hiện nay trƣờng cần phải đổi mới và
thay đổi trong đào tạo ngắn hạn mới có thể đáp ứng đƣợc đòi hỏi khắt khe của các đơn vị.
2.1.3.2. Kết quả về doanh thu giai đoạn 2007 – 2012
Nguồn phòng Tài chính kế toán trường TH BCVT & CNTT II
Hình 2.6: Kết quả hoạt động doanh thu 2007-2012 (ĐVT: Triệu đồng)
Nhƣ vậy trong các năm 2007, 2008, 2009 doanh thu tại đơn vị luôn đạt và vƣợt so với kế hoạch đặt ra bởi một số lý do nhƣ: Đây là những năm đầu thực hiện việc chia tách giữa Bƣu chính với Viễn thông nên nhu cầu đào tạo ngắn hạn và tổ chức thi nâng bậc lƣơng rất lớn, ngoài ra những năm này tại các đơn vị luôn có nguồn chi cho đào tạo do Tập Đoàn BCVT Việt Nam cấp, nếu đơn vị không sử dụng hết vào cuối năm tài chính phải trả lại cho Tập đoàn. Chính bởi vậy mà doanh thu tại trƣờng luôn đạt so với kế hoạch.
2.2. Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc của CBCNV trƣờng trung ho ̣c BCVT & CNTT II Đà Nẵng BCVT & CNTT II Đà Nẵng
2.2.1. Phương pháp khảo sát, điều tra * Mẫu nghiên cứu
Tiến hành lấy mẫu trên 80 cá nhân là toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên, trƣởng/ phó phòng ban và lãnh đạo trong đơn vị. Sau thời gian thu thập, xử lý các phiếu điều tra thì có 7 phiếu không hợp lệ do một số cá nhân không điền đủ thông
tin vào các dữ liệu cần thiết nên tổng cộng có 73 phiếu trả lời hợp lệ. Tổng cộng, tác giả đã phát ra 80 phiếu và thu về 78 phiếu, tỷ lệ trả lời phỏng vấn đạt 97,5%, số phiếu hợp lệ 73 phiếu - đạt 91,3%.
* Đối tượng điều tra:
Cuộc điều tra tiến hành với 2 nhóm đối tƣợng chính bao gồm nhân viên và trƣởng phó các phòng, Ban giám hiệu. Theo đó tác giả đã tiến hành điều tra nhân viên 66 ngƣời, trƣởng/ phó các đơn vị 12 ngƣời và Ban giám hiệu 2 ngƣời. Sau khi đã có kết quả điều tra, tác giả tiến hành tổng hợp lại số liệu, kiểm tra và loại bỏ bất kỳ bảng nào không hợp lệ.
Bảng 2.1: Bảng điều tra theo chức danh tại trƣờng TH BCVT & CNTT2
Phòng – Khoa Nhân
viên
Trƣởng/phó đơn vị
Lãnh đạo Tổng
Ban giám hiệu 2 2
Tổ chức 3 1 4 Kế toán 3 1 4 Đào tạo 6 2 8 Hành chính 23 2 25 Khoa QTKD 10 2 12 Khoa ĐTVT 14 2 16 Khoa CNTT 7 2 9 Cộng 66 12 2 80
Nguồn: Phòng tổ chức – Trường TH BCVT & CNTT II
* Thiết kế bảng hỏi
Sau quá trình thảo luận và thu thập ý kiến chuyên gia, bảng câu hỏi đƣợc thiết kế bởi tác giả gồm ba phần, nội dung phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn và nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho ngƣời đƣợc hỏi trong việc trả lời nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng của cuộc nghiên cứu.
Bảng 2.2: Mục đích câu hỏi điều tra theo chủ đề
Phần Mục đích
Phần I Ghi nhận thông tin chung của cá nhân đƣợc phỏng vấn nhƣ độ tuổi, giới tính, số năm công tác, trình độ, vị trí công việc
Phần II Thu thập sự đánh giá của nhân viên đối với các nhân tố tác động đến tạo động lực làm việc
Đánh giá về thu nhập và các chế độ phúc lợi
Đánh giá về mối quan hệ giữa nhân viên với ngƣời quản lý Đánh giá về đặc điểm công việc
Đánh giá về môi trƣờng làm việc
Phần III Đánh giá về sự nhận biết của ngƣời lao động với hoạt động tạo động lực làm việc
Nguồn: Tác giả
Trong đó, phần II của bảng câu hỏi đƣợc thiết kế để thu thập sự đánh giá của nhân viên đối với các nhân tố tác động đến tạo động lực làm việc. Tất cả các câu hỏi trong phần II của bảng câu hỏi điều tra đƣợc cho điểm từ 1 đến 5 (thang đo likert bậc 5). Ý nghĩa của các điểm số nhƣ sau:
1. Rất không hài lòng 4. Hài lòng 2. Không hài lòng 5. Rất hài lòng 3. Bình thƣờng
* Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
Việc điều tra đƣợc tiến hành từ ngày 10/9/2013 đến 20/9/2013 thông qua hình thức phát phiếu điều tra trực tiếp để lấy ý kiến của nhân viên. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là cho phép tiếp xúc trực tiếp với ngƣời đƣợc lấy ý kiến và có thể giải đáp thắc mắc liên quan đến câu hỏi điều tra.
Để đƣợc chấp nhận đƣa vào kết quả tổng hợp đánh giá thì phiếu điều tra phải đƣợc trả lời đầy đủ các thông tin và toàn bộ các câu hỏi trong bảng hỏi. Trƣờng hợp trả lời thiếu hoặc không cộng tác , không muốn trả lời thì phiếu điều tra bị loại.
* Tổng hợp và xử lý dữ liệu:
Căn cứ vào kết quả trả lời trên bảng hỏi của từng ngƣời, tác giả tiến hành sắp xếp, phân loại và tổng hợp vào bản dữ liệu thông tin. Số liệu kết quả điều tra đƣợc đƣa vào phân tích trong phần thực trạng của đơn vị.
* Tóm tắt về quá trình khảo sát, thu thập, đánh giá, phân tích số liệu:
Không đạt
Đạt
Hình 2.7: Sơ đồ khảo sát, thu thập, xử lý, đánh giá số liệu điều tra
2.2.2. Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc của trường trung học BCVT & CNTT II Đà Nẵng.
Qua thực tế công tác tại trƣờng và khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên trong trƣờng tác giả nhận thấy có một số nhân tố ảnh hƣởng đến việc tạo động lực tại trƣờng nhƣ:
Xác định mục tiêu
Khảo sát thực tế, thu
thập dữ liệu Xây dựng bảng câu hỏi
Phát và thu phiếu Tổng hợp kết quả Loại bỏ Phân tích kết quả, xác định nguyên nhân Tìm giải pháp
2.2.2.1.Chính sách, phương thức quản lý của trường và sự giám sát của cấp trên.
* Thực trạng:
Thực hiện dân chủ trong Trƣờng Trung học BCVT&CNTT II nhằm mục đích: Cụ thể hoá phƣơng châm thực hiện dân chủ của Đảng đó là: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" và để phát huy quyền dân chủ thông qua tổ chức Công đoàn, dân chủ trực tiếp của cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trƣờng. Phát huy sáng tạo của tập thể, cá nhân để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, học tập và các hoạt động khác, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống vi phạm dân chủ, vi phạm kỷ luật, gây mất đoàn kết nội bộ. Phát huy vai trò chỉ đạo trong công tác đào tạo của trƣờng theo nhiệm vụ của ngành giao cho.
Tạo động lực mạnh mẽ để Trƣờng phát triển bền vững, trên cơ sở gắn bó chặt chẽ giữa Hiệu trƣởng và cán bộ, giáo viên trong việc chăm lo thực hiện nhiệm vụ công tác, kế hoạch đƣợc giao, cải thiện đời sống cho cán bộ, giáo viên Trƣờng. Phân định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của lãnh đạo Trƣờng, cán bộ, giáo viên đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, thực hiện phê bình và tự phê bình, kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa lãnh đạo và cán bộ, giáo viên Trƣờng, cũng nhƣ trong nội bộ cán bộ, giáo viên và giữa cán bộ quản lý với nhau, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nƣớc, của Tập đoàn, của lãnh đạo và của cán bộ, giáo viên