Nâng cao năng lực tài chính đối với NHTM thông qua cơ cấu lại tài chính ngân hàng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM (Trang 70)

bố thông tin định kỳ về hoạt động của mình, có chăng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các số liệu về doanh thu, lợi nhuận, dư nợ, huy động vốn... Còn phần lớn những thông tin biến động khác về hoạt động kinh doanh trong kỳ lại ít được công bố. Do đó sẽ rất khó cho phía các ngân hàng hay các tổ chức tài chính đối tác đang trong quá trình tìm kiếm đối tác hợp tác trong thương vụ sáp nhập với họ có thể tìm ra được đối tác tốt nhất.

Vì vậy, khi việc minh bạch hóa thông tin được thực hiện tốt, các nhà đầu tư, các ngân hàng khác sẽ dễ dàng tiếp cận và cùng ngân hàng bàn thảo kế hoạch sáp nhập cho một sự liên kết lớn hơn và có hiệu quả hơn.

3.1.4 Nâng cao năng lực quản trị đối với NHTM Việt Nam thông qua cơ cấu lại tổ chức và hoạt động ngân hàng.

- Các NHTM sắp xếp lại tổ chức bộ máy của mình từ trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch thông qua thực hiện đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế; phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành, trong đó, bộ phận hỗ trợ Hội đồng quản trị ít nhất gồm có Ban kiểm soát/Kiểm toán, Hội đồng/Ủy ban quản lý rủi ro.

- NHTM Việt Nam quan tâm mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài, xúc tiến thương mại của các NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

- Song song đó, NHTM tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh, nâng cao vai trò tư vấn, kiểm soát của kiểm toán nội bộ.

3.1.5 Nâng cao năng lực tài chính đối với NHTM thông qua cơ cấu lại tài chính ngân hàng. ngân hàng.

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 61 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

lệ, tài sản đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản, giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản ngân hàng, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM nhà nước.

- Các NHTM cần có chiến lược tăng vốn tự có thông qua lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc sáp nhập, hợp nhất, mua lại.

- Các NHTM yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng bắt buộc phải thực hiện các biện pháp giải thể, phá sản theo quy định pháp luật nhưng vẫn đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội Hoặc các NHTM mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động, bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM Việt Nam phù hợp với quy mô tài sản trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)