Tổng quan về việc vận dụng các phương pháp định giá ở nước ta

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM (Trang 39)

Theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26.06.2007, việc định giá doanh nghiệp được thực hiện theo hai phương pháp chủ yếu là:

1. Phương pháp tài sản,

2. Phương pháp dòng lưu kim chiết khấu.

Tổ chức tư vấn thẩm định giá cũng có thể lựa chọn “các phương pháp khác” để thẩm định giá nhưng với điều kiện là chúng phải đảm bảo tính khoa học, phản ảnh thực chất giá trị doanh nghiệp, và được quốc tế áp dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận dụng các phương pháp định giá này ở nước ta trong thời gian qua đã bộc lộ khá nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả và tiến độ tái cấu trúc, cổ phần hóa các DNNN, Doanh nghiệp khác. Mặt khác, hai phương pháp này cũng chưa bao quát hết tất cả các phương pháp thẩm định giá được chấp nhận sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay.

Theo Quyết định số 61/QĐ-BTC ngày 10.01.2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố danh sách tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 30 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

vụ xác định giá trị doanh nghiệp năm 2008, cả nước có 56 đơn vị được Bộ Tài chính cho phép hoạt động tư vấn và thẩm định giá doanh nghiệp.

Cũng theo đánh giá của UBTVQH, chất lượng hoạt động của hầu hết các đơn vị này còn hạn chế, chưa đảm nhận được việc thẩm định giá các doanh nghiệp có thương hiệu, lợi thế kinh doanh lớn. Điều này làm cho độ tin cậy về chất lượng thẩm định giá doanh nghiệp của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá trong nước còn thấp. Trong khi đó, quy chế lựa chọn tổ chức thẩm định giá doanh nghiệp; quy chế quản lý, giám sát hoạt động tư vấn và thẩm định giá doanh nghiệp; các tiêu chuẩn đánh giá năng lực của tổ chức thẩm định giá chưa được quy định rõ, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, thẩm định giá với việc bán cổ phần của doanh

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM (Trang 39)