PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU M&A NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP,

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM (Trang 63)

NGHIỆP, NGÂN HÀNG.

Đây là phần khảo sát thực tế của tác giả vào cuối năm 2009, nhằm mục đích tìm hiểu, điều tra, đánh giá việc M&A đối với các nhân viên văn phòng làm việc tại một số doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam thời gian qua như thế nào. Bảng khảo sát được thực hiện trước khi tác giả nghiên cứu các mô hình định giá trong M&A. Bảng khảo sát (phụ lục 1) đã tiến hành trong mẩu thống kê 125 người theo các đối tượng như bảng dưới đây :

Đối tượng khảo

sát Chi tiết

số

người Tỷ lệ

1. Ngân Hàng Ngân hàng ACB 11 38%

Ngân hàng Đông Á 5

Ngân hàng Eximbank 8

Ngân hàng Phương Nam

Bank 8 Ngân hàng Vietcombank 5 Ngân hàng VIB 10 Ngân hàng Việt Á 1 Tổng nhóm ngân hàng 48

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 54 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

3. Sinh viên Sinh viên 6 5%

Tổng cộng 125 100%

Mục đích khảo sát :

Cung cấp cho tác giả thêm thông tin về đánh giá của nhân viên văn phòng hiện nay đối với M&A như nào. Mức độ quan tâm, nhận biết và các khả năng M&A tại Việt Nam ra sao, những khó khăn, thuận lợi khi tiến hành M&A...

Bài khảo sát như là phần tham khảo thêm trong luận văn và được trình bày cụ thể trong phụ lục 02.

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 55 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Quá trình định giá Ngân hàng vô cùng cần thiết để thúc đẩy thị trường tài chính ở Việt Nam phát triển. Nhưng, đây là một công việc phức tạp và nhiều tốn kém. Tuy nhiên, với sự ra đời của hàng loạt các lớp mô hình định giá doanh nghiệp, gánh nặng này đã được giảm thiểu đáng kể. Các mô hình định giá được trình bày trong khóa luận này đều là những mô hình đã đạt nhiều thành công ở các thị trường phát triển trên thế giới và cũng có tính thực tiễn cao khi được áp dụng vào điều kiện Việt Nam.

Mặc dù có rất nhiều lợi ích nhưng việc áp dụng các mô hình định giá ở nước ta sẽ là một quá trình nhiều thử thách do những hạn chế của bản thân thị trường tài chính. Đó có thể là khó khăn ở tầm vĩ mô (văn bản pháp quy, hệ thống chính sách…) cũng như ở tầm vi mô (phát sinh từ các chủ thể tham gia thị trường). Để các mô hình có thể phát huy hết giá trị của mình thì cần tới sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp và của từng chủ thể trên thị trường.

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 56 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

TRONG NHTMNHẰM ĐẠT MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC NHTM

TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay thì ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính vì vậy, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải “tăng tốc” nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính “sân nhà”.

Bên cạnh những cơ hội được mở ra cho các NHTM như :

- Cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh doanh với điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững.. có xu hướng tăng lên, các NHTMVN có thể tiếp thu các kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ quản lý của các tập đaòn tài chính hàng đầu trên thế giới. - Việc minh bạch về thông tin và công khai tài chính khi hội nhập sẽ giúp các NHTMVN bắt kịp được các tiêu thức và kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại.

- Có điều kiện mở rộng mạnh lưới kinh doanh ra thị trường quốc tế…

Các NHTM hiện nay đang phải đối diện với những thách thức lớn như:

- Thách thức cạnh tranh từ sự gia nhập của nhiều định chế tài chính lớn có uy tín và kinh nghiệm hoạt động lâu năm về lĩnh vực tài chính ngân hàng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ chế quản lý điều hành còn cứng nhắc, thiếu năng động, chưa bắt kịp được thực tế kinh doanh sẽ là thách thức lớn trong cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

- Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế, chưa đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng.

Vì vậy, để tiếp tục tồn tại và phát triển, các tổ chức tín dụng, Ngân hàng buộc phải tìm kiếm các giải pháp. Bên cạnh những giải pháp của nhà nước, theo đó, các ngân hàng Việt Nam cần có những giải pháp của chính bản thân mình để phát huy được vai trò, lợi ích của M&A, nâng cao định giá trong M&A, góp phần tái cấu trúc, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị và kiểm soát những tác động tiêu cực của M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trước một làn sóng M&A mạnh mẽ đã được báo trước.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM (Trang 63)