Phương pháp này xác định giá trị ngân hàng được sử dụng cũng giống như kỹ thuật định giá thông thường, giá trị ngân hàng chỉ đơn giản được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài sản trong ngân hàng tại một thời điểm. Điều đó có nghĩa là đánh giá giá trị ngân hàng trong một trạng thái tĩnh, ngân hàng đã không được coi như một thực thể, một tổ chức đang tồn tại và phát triển. Đối với Ngân hàng thì phuơng pháp này không thực tế và chính xác. Do vậy, sẽ không có tầm nhìn chiến lược. Đây là một hạn chế bởi mục đích M&A nhằm mục đích sở hữu các khoản thu nhập trong tương lai chứ không phải để bán lại ngay các tài sản hiện thời.
Phương pháp này không cung cấp và xây dựng được những cơ sở và thông tin cần thiết để các bên có liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của Ngân hàng, đó là những lý đó người ta khó mà giải thích được cùng giá trị tài sản thuần như nhau mà Ngân hàng này lại có giá bán cao hơn Ngân hàng kia (ngay cả khi không có tác động của yếu tố cạnh tranh).
Phương pháp này đã bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưng lại có giá trị thật sự và nhiều khi lại chiếm tỉ trọng rất lớn trong ngân hàng như: trình độ quản lý, trình độ tay nghề, uy tín, thị phần . Những yếu tố này là nhân tố quan trọng trong hệ thống ngân hàng.
Trong nhiều trường hợp xác định giá trị tài sản thuần quá phức tạp như xác định giá trị của một tập đoàn có nhiều chi nhánh, nhiều chứng khoán đầu tư ở nhiều ngân hàng, doanh nghiệp khác nhau, mỗi chi nhánh lại có một số lượng các tài sản lớn đặc biệt đã qua sử dụng (hoặc không còn bán trên thị trường). Trong trường hợp đó đòi hỏi phải tổng kiểm kê đánh giá lại một cách chi tiết mọi tài sản của các chi nhánh vẫn đến chi phí tốn kém, thời gian kéo dài, kết quả phụ thuộc nhiều vào các thông số kỹ thuật của tài sản. Như vậy, sai số có khả năng ở mức cao.