NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP TÍNH CỦA MÔ HÌNH TRONG PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM (Trang 61)

Các cách tính không nhất thiết phải bằng nhau. Lí do đầu tiên cho sự khác biệt này là các mô hình có những giả định khác nhau. Các bước giả định tùy thuộc vào kinh nghiệm và nghiên cứu của người phân tích để có số liệu chính xác.

Mô hình dòng tiền chiết khấu DCF là một trong hai mô hình được qui định trong Nghị định 187 và Nghị định 109 của Chính phủ. Nhưng theo quan điểm của đề tài này, mô hình DCF được mở rộng hơn so với trong hai văn bản này. Thay vì chiết khấu dòng cổ tức, mô hình DCF ở đây sử dụng dòng tiền tự do đối với doanh nghiệp FCFF. Với sự phát triển này, mô hình DCF (cụ thể là mô hình FCFF) tạo ra sự linh hoạt hơn trong định giá. Nó không còn bó hẹp trong việc ước lượng dòng cổ tức thực

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 52 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Phương pháp APV tạo ra sự linh hoạt hơn cho phép bạn xem xét các chi phí phá sản không trực tiếp. Tới một mức độ nào đó mà những chi phí này không được phản ánh hoặc phản ánh không tương xứng trong chi phí nợ trước thuế thì phương pháp APV sẽ cho kết quả ước lượng hợp lý hơn. Như vậy, việc sử dụng giá trị nợ hiện tại làm cho phương pháp APV có thể hợp lý hơn nhưng hạn chế cơ bản của APV nằm ở những khó khăn liên quan đến việc ước lượng chi phí phá sản kỳ vọng.

Cuối cùng là việc sử dụng tỉ lệ nợ trong phương pháp APV nhằm phản ánh ảnh hưởng của đòn bẩy yêu cầu chúng ta thực hiện các giả định ngầm. Những giả định này có thể không khả thi hoặc không hợp lý. Chẳng hạn như, việc giả sử tỉ lệ nợ theo giá trị thị trường là 30% sẽ yêu cầu một doanh nghiệp tăng trưởng phát hành thêm một số lượng nợ lớn trong tương lai để đạt đến tỉ lệ này. Trong thực tế, chúng ta đã ngầm định tính lợi ích lá chắn thuế kì vọng từ việc phát hành nợ trong tương lai vào giá trị của vốn cổ phần hiện tại.

Điều này càng trở nên khó khăn hơn trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam vẫn thiếu các cơ quan xếp hạng doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, phương pháp nào là tốt nhất, thời điểm áp dụng khi nào, mặt tốt hoặc hạn chế như thế nào … mới là vấn đề quan trọng trong việc định giá.

Có hai vấn đề chúng ta cần xem xét với DCF :

Thứ nhất, dòng tiền tự do của doanh nghiệp là một thước đo kém trực giác hơn dòng tiền của vốn chủ sở hữu (FCFE). Khi được yêu cầu ước lượng dòng tiền, phần lớn chúng ta xem xét dòng tiền sau khi đã trừ toàn bộ các khoản thanh toán gắn với nợ (FCFE) bởi vì chúng ta có xu hướng nghĩ như chủ sở hữu doanh nghiệp và coi các khoản trả lãi và trả gốc của nợ như các dòng tiền đi ra.

Thứ hai, việc phương pháp này tập trung vào dòng tiền trước nợ đôi khi có thể khiến chúng ta không nhận ra những vấn đề thật sự về tính sống còn của doanh nghiệp. Lấy ví dụ, giả sử rằng dòng tiền tự do của doanh nghiệp là 100 tỉ đồng nhưng vì khoản nợ lớn khiến cho dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu chỉ còn -50 tỉ đồng. Doanh nghiệp sẽ phải huy động thêm 50 tỉ đồng cổ phần mới để tồn tại. Trong trường hợp không thể, nó sẽ có nguy cơ bị phá sản. Sử dụng dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu sẽ cảnh báo chúng ta vấn đề này trong khi dòng tiền tự do của doanh nghiệp chắc

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 53 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Đối với APV:

Trên thực tế, không phải tất cả các ngân hàng đều có thể áp dụng việc đánh giá dòng tiền riêng biệt ở từng bộ phận, từng quốc gia. Nhiều ngân hàng không thể phân tích thu nhập và dòng tiền của họ đủ chi tiết để có thể áp dụng việc đánh giá theo từng phần riêng biệt và các chi phí của công ty mẹ có thể được phân bổ về các đơn vị hay các công ty con một cách tuỳ tiện.

Bên cạnh đó, cần được cân nhắc lại khi nhiều phân tích sử dụng mô hình APV mà bỏ qua chi phí phá sản có thể có dẫn đến kết luận là giá trị công ty tăng tương ứng với tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của công ty đó. Tức là, tỷ lệ nợ tối ưu của doanh nghiệp là 100%, điều này trái với thực tế.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)