Thực trạng vận dụng các mô hình định giá NHTM Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM (Trang 40)

thẩm định giá) của các nhà hoạch định chính sách tài chính phát triển ở nước ta trong thời gian tới là rất bề bộn. Đồng thời, trước nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp ngày càng lớn trong tương lai, việc nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tư vấn thẩm định giá trong nước nói chung, năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định giá nói riêng cũng trở thành một đòi hỏi vô cùng bức thiết, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh với các tổ chức tư vấn thẩm định giá của nước ngoài.

2.2.2 Thực trạng vận dụng các mô hình định giá NHTM Việt Nam thời gian qua. qua.

Trong xu hướng hiện nay, NHTM cần được cơ cấu lại bộ máy cấu trúc là nhu cầu cần thiết và quan trọng và vấn đề này đã các chuyên gia tài chính, các tổ chức tín dụng cũng như bộ máy quản lý ngân hàng nhà nước dự báo từ những năm trước. Trong đó, việc M&A cũng như định giá các ngân hàng từng buớc được các Ngân hàng thương mại thực hiện và điều này cũng đòi hỏi công tác định giá ngân hàng ở Việt Nam phải chuyên nghiệp hơn và từng bước tiếp cận với trình độ quốc tế. Bối cảnh nêu trên đã chỉ ra ba điểm đáng chú ý:

- Nhu cầu định giá NHTM bắt nguồn từ và song hành với quá trình tái cấu trúc ngân hàng thương mại.

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 31 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

- Thẩm định giá ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với quá trình cải cách khu vực NHTM nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng nói chung. Sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán, và quá trình sáp nhập- hợp nhất doanh nghiệp ở nước ta, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách tài chính phát triển, các nhà đầu tư, cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp.

Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26.06.2007 quy định các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp gồm: phương pháp tài sản, phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính DCF và các phương pháp khác. Tuy nhiên dù giá trị doanh nghiệp được thẩm định và công bố theo phương pháp nào thì cũng không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp được thẩm định theo phương pháp tài sản quy định trong Nghị định này.

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Có thể nhận thấy phương pháp tài sản là phương pháp trực tiếp đánh giá giá trị của các tài sản của doanh nghiệp dựa trên các thông tin quá khứ của doanh nghiệp. Việc dựa trên thông tin quá khứ có thể không phản ánh được hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Phương pháp này đánh giá giá trị gián tiếp của doanh nghiệp dựa trên các dự đoán về tương lai của doanh nghiệp. Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm: báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp; phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa từ 3 năm đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần; lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp. DCF theo Thông tư này chỉ giới hạn trong việc chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp. Số năm tương lai được chọn cũng chỉ bó hẹp trong 3-5 năm.

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 32 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Như vậy, các NHTM sẽ thực hiện vừa phương pháp tài sản vừa phương pháp DCF : - Thứ nhất, phương pháp tài sản phải là cái gốc và là “giá sàn” của các các NHTM, dùng để tham chiếu kết quả của các phương pháp khác. Vì lẽ giá trị NHTM được xác định theo phương pháp tài sản phản ánh giá thị trường của tài sản NHTM hiện có, nhưng chưa tính hết giá trị tiềm năng và khả năng sinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp.

- Thứ hai, dù lựa chọn thẩm định giá theo phương pháp nào, đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định giá vẫn phải ước tính giá NHTM theo phương pháp tài sản, để có cơ sở tham chiếu xem giá NHTM được tính ra theo phương pháp đã chọn có thỏa mãn ràng buộc “không thấp hơn” mức giá thẩm định theo phương pháp tài sản hay không.

Trên cơ sở xem xét cách vận dụng mô hình DCF theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, có đối chiếu với khuôn khổ lý thuyết về các mô hình DCF đã trình bày trong chương 1, chúng ta có thể rút ra một số nhận định hạn chế dưới đây của các mô hình.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)