Tại các quốc gia đang phát triển hoặc chuyển đổi, hệ thống ngân hàng hầu như còn rất non trẻ, nên qui mô không lớn, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, sản phẩm còn nghèo nàn, luật lệ kinh doanh chưa rõ ràng, đầy đủ nên lý do dẫn đến việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng ở các nước chủ yếu là do chính phủ muốn sắp xếp, củng cố hệ thống ngân hàng nhằm tăng cường qui mô vốn, an toàn trong kinh doanh ngân hàng như các nước Nga, Bungari, các nước Đông Nam Á sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997.
Việt Nam cũng đang tiến hành đồng thời hai cuộc cải cách nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển đó là cải cách các doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống ngân hàng với nhiều biện pháp khác nhau. Theo đó, một trong những biện pháp quan trọng là thực hiện việc M&A đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm hình thành những ngân hàng lớn, đủ sức cạnh tranh trong tương lai khi Việt Nam gia nhập AFTA và WTO, đồng thời tránh sự lập lại của cuộc đổ bể tín dụng vào những năm 1989-1990.
Bảng 1.5 : Các thương vụ M&A điển hình trong ngành tài chính - ngân hàng -2010
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 22 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt
1 Fullerton Financial Holdings Pte Ltd -
đơn vị đầu tư thuộc Temasek
Ngân hàng Phát triển Mekong - MDB 15%
2 Commonwealth Bank của Australia Ngân hàng Quốc Tế (VIB) 15% 3 Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và
Maybank
Ngân hàng An Bình (ABB) 600.000 TP CĐ 4 Orix Corporation Indochina Capital Vietnam Holdings Ltd 25% 5 Quỹ Đầu tư Oman Tổng Công ty CP Bảo Hiểm dầu khí (PVI) 12,6%
Nhìn chung, vấn đế M&A không phải lúc nào cũng ưu việt, song đó là con đường mà các ngân hàng cùng phải chọn trong điều kiện phát triển thị trường và nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Tất cả các bên sáp nhập đều tìm thấy lợi ích trong một liên minh lớn hơn. Hầu hết các cuộc sáp nhập đều diễn ra khi phải cứu vãn tình thế tài chính hoặc mở đường cho một chiến lược làm ăn lớn hơn. Các cuộc sáp nhập đều dẫn đến giảm chi phí vốn đầu vào và mở rộng thị trường kinh doanh ở đầu ra. Những cuộc sáp nhập ngày càng xoá đi ranh giới truyền thống của các định chế tài chính vốn là những đơn vị có đối tượng kinh doanh khác nhau trong thị trường tài chính. Hay là M&A sẽ giúp các định chế tài chính bằng cách "tự cứu lấy mình" trước khi nhờ đến bàn tay can thiệp của Nhà nước trong khi nguồn thu của nhà nước đối với các Định chế tài chính mới luôn luôn có xu hướng gia tăng trên tổng quát.
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 23 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thị trường M&A Việt Nam hiện sử dụng ba phương pháp định giá chính: định giá theo tài sản (NAV), định giá theo dòng tiền chiết khấu (DCF) và định giá so sánh tương quan (Compare). Thực tế, định giá theo phương pháp nào cũng có những khó khăn nhất định.
Bởi vì, nếu định giá theo phương pháp NAV sẽ gây tranh cãi về việc định giá tài sản vô hình như thương hiệu, bản quyền, bí quyết thương mại, danh sách khách hàng… Phương pháp DCF lại dựa vào dự báo dòng tiền tương lai của DN. Song việc tính toán này sẽ rất phụ thuộc vào nhận định cá nhân do dựa trên các giả thiết và dự báo về tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ chiết khấu. Trong khi đó, phương pháp so sánh tương quan lại rất khó đưa ra giá trị chính xác tuy NHTM có thể tương đồng về quy mô, ngành…nhưng lại không giống nhau hoàn toàn.
Do đó, đối với tác giả, để lựa chọn phương pháp định giá nhằm giúp cho việc định giá chính xác, tác giả thấy vẫn cần tiến hành nhiều phương pháp định giá chứ không chọn một phương pháp. Nhưng cần thiết và đầy đủ vẫn chủ yếu là hai phương pháp DCF và NAV. Phương pháp định giá so sánh tương quan là phương pháp bổ sung thêm (có thể thực hiện hoặc không thực hiện) để kiểm tra chéo và giúp tác giả định giá tốt nhất giá trị của NHTM mà mình quan tâm.
Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn, tác giả chỉ trình bày chi tiết phương pháp DCF để nghiên cứu sâu hơn thực trạng vận dụng mô hình dòng lưu kim chiết khấu DCF trong thẩm định giá ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua như thế nào. Cụ thể mô hình DCF sẽ là vấn đề được đề cập trong Chương tiếp theo.
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 24 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA