Bảo đảm các nguyên tắc của phương pháp dạy học lịch sử

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 70)

- Bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng trong dạy học lịch sử.

Tính tư tưởng trong dạy học lịch sử, cũng như trong nghiên cứu sử học Mác xít – Lêninnít của chúng ta thể hiện ở việc đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu đã xác định.

Tính tư tưởng thống nhất với tính khoa học trong nghiên cứu cũng như dạy học lịch sử của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện quan điểm tư tưởng, phẩm chất đạo đức của người giáo viên lịch sử.

- Bảo đảm tính trực quan: ở đây chỉ nhấn mạnh rằng, trong dạy học lịch

sử phải hết sức coi trọng việc cụ thể hoá kiến thức về quá khứ, tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể, có hình ảnh về lịch sử….

- Bảo đảm tính hệ thống: Việc học tập lcịh sử phải tuân theo logic sự

phát triển lịch sử khách quan, phải tìm hiểu từ lịch sử nguyên thuỷ, cổ, trung đại đến cận, hiện đại chứ không thể nhận thức ngược lại.

- Bảo đảm tính vừa sức: làm cho các em hứng thú học tập, học tập có kết

quả, tạo điều kiện cho các em kém vươn lên ngang trình độ chương trình, giúp HS khá, giỏi vươn lên trong phạm vi trình độ quy định.

- Nguyên tắc về tính vững chắc của việc nhận thức lịch sử: thể hiện ở

việc nắm kiến thức có hệ thống, nhớ lâu, hiểu sâu, biết vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và vào đời sống.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)