Một số lọai hình CNTT có thể ứng dụng trong dạy học lịch sử

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 41)

CNTT là một khái niệm rộng, bao gồm toàn bộ nội dung về máy tính, các phần mềm tin học, chương trình ứng dụng, mạng Internet,… CNTT được xem là một lĩnh vực khoa học rộng lớn nghiên cứu các khả năng và các phương pháp thu thập lưu trữ, truyền và xử lí thông tin một cách nhanh chóng hoàn toàn tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là một trong những môn học có nhiều thế mạnh trong việc sử dụng các phương tiện dạy học. Do đó ngoài các phương tiện dạy học truyền thống, thì hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng

hơn cả là ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn này để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, vì nó tích hợp được truyền thông đa phương tiện, khắc phục được mặt “tĩnh” của các phương tiện dạy học đang dùng, đồng thời nó có thể chỉnh sửa dễ dàng tùy theo mục đích dạy học.

Các loại hình ứng dụng của CNTT có thể ứng dụng trong dạy học lịch sử bao gồm:

* Máy tính và các chương trình ứng dụng cơ bản:

- Bộ Microsoft office:

Microsoft office là một bộ bao gồm các chương trình ứng dụng có thể được sử dụng một cách riêng lẻ và được thiết kế theo nhóm. Các chương trình ứng dụng có thể được sử dụng để trao đổi thông tin và quản lí các dự án. Bộ Microsoft office này được đóng gói trong một tập hợp bao gồm các thành phần khác nhau (Word, Excel, Access, Power point, outlook, Front page,…) Trong đó bốn phần chính của bộ Microsoft office này là Word, Excel, Access và Power point.

Tất cả các thành phần này có tiện ích trong các công đoạn của thiết kế bài giảng như: soạn thảo, tính toán, xử lí số liệu, xây dựng biểu đồ, quản lí số liệu, trình diễn bài giảng…. Trong đó chương trình Power point là một chương trình có nhiều tiện ích với việc thiết kế, trình bày bài giảng với nhiều tính năng đa dạng và phong phú.

Phần mềm Microsoft Power point là một chương trình ứng dụng trong bộ sản phẩm của Microsoft office. Hiện nay Power point được ứng dụng nhiều trong các cơ quan, văn phòng, công sở và trường học với nhiều mục đích khác nhau.

Đây là một phần mềm chuyên dụng để trình chiếu và nó được thực hiện thông qua các slide. Mỗi slide tương đương với một trang văn bản (trong word) hay một bảng tính (trong Excel). Power point cung cấp các kiểu mẫu thiết kế khác nhau để giáo viên lựa chọn trong thiết kế (kiểu biểu đồ, kiểu bảng biểu, trang trống,…). Cũng như phần mềm Word và Excel, chức năng định dạng Power point giúp giáo viên trình bày bài giảng với các màu nền,

màu chữ, cỡ chữ một cách linh hoạt và sinh động. Các chức năng định dạng Power point và chức năng trình diễn cho phép giáo viên trình bày bài giảng một cách chặt chẽ theo bố cục nhất định, có thể sửa chữa, them bớt, xóa bỏ các side không cần thiết cũng như sắp xếp lại các slide theo mục đích người thiết kế.

Power point cho phép thiết kế ở diện rộng phù hợp với tất cả các môn họ, nó giúp giáo viên trình bày nội dung kiến thức một cách chặt chẽ, dẫn dắt học sinh đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, đặt các em trước những tình huống có vấn đề cần phải giải quyết. GV có thể dùng hình ảnh, âm thanh, phim ảnh, câu hỏi, bài tập hay trò chơi mang tính tư duy cao. Các vấn đề cụ thể được trình bày ở trên phông nền có màu sắc hài hòa, không gian ba chiều kèm theo hình ảnh âm thanh sống động gây ấn tượng mạnh và hứng thú học tập với HS.

Nhờ vào chức năng liên kết của Power point, GV có thể kết nối các nội dung dạy học để tạo thành một chương trình logic. Giáo viên có thể điều khiển hoạt động dạy học theo chủ đích của mình khi lựa chọn cách trình diễn theo hình thức tự động hóa hoàn toàn hoặc theo hình thức điều khiển chuột hay bàn phím. So với nội dung đèn chiếu, dùng Power point có ưu điểm, GV không phải mất nhiều thời gian vào động tác thay hoặc lật các bản trong trên đèn chiếu, hơn nữa GV hoàn toàn chủ động điều khiển hoạt động dạy học trong mọi tiết học để đạt được hiệu quả mong muốn.

Với các chức năng trên, Power point thực sự mang lại hiệu quả cho những ứng dụng nhằm tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tích cực.

Power point còn được sử dụng như một phương tiện trực quan. Việc ứng dụng Power point trong giảng dạy có nhiều ưu điểm đối với hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Power point cho phép trình bày bài giảng một cách rõ ràng, hình ảnh sinh động, có sự kết hợp hài hòa và sắp xếp các đề mục hợp logic, từ đó giúp cho học sinh hứng thú lĩnh hội tri thức trong khi học. Thông qua các tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, bản đồ, các đoạn phim lịch sử,.,..làm cho bức tranh quá khứ trở lên sinh động hơn, thông qua đó Power point rèn

luyện cho các em năng lực quan sát, óc tư duy tưởng tượng…. Đồng thời GV có điều kiện tiếp cận các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến.

- Phần mềm Violet:

Phần mềm Violet là phần mềm công cụ giúp cho GV có thể tự xây dựng các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả.

So với các phần mềm công cụ khác, phần mềm Violet chú trọng hơn việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, hình chuyển động và tương tác,… rất phù hợp đối với các HS từ tiểu học đến trung học phổ thông.

Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual and online lesson editor for teacher (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên). Tương tự phần mềm Power point, Violet có đầy đủ các chức năng dừng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hình flash), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi thực hiện các tương tác với người dùng…. Riêng đối với việc xử lí những dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với Power point, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file hoặc cho phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phim….

Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dàng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng bẳng mã Unicode nên front tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet. Đây là phần mềm hay và mạnh, các giáo viên dạy bộ môn lịch sử có thể ứng dụng trong quá trình soạn giáo án, thiết kế bài giảng bộ môn.

* Khai thác thông tin từ Internet:

Việc sử dụng Internet đã tạo ra nhiều cơ hội có ý nghĩa to lớn trong dạy học lịch sử nói chung và thiết kế bài giảng lịch sử nói riêng. Với ưu thế của một nguồn thông tin khổng lồ, cập nhật, phong phú về mọi thể loại, Internet đã góp phần phát triển động cơ, hứng thú trong hoạt động nghiên cứu, tìm tòi phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Giáo viên có thể khai thác từ mạng Internet một khối lượng thông tin phong phú dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh,…Để phục vụ cho việc thiết kế bài giảng hay dạy học.

Nhờ Internet GV có thể tiếp cận với các nguồn tư liệu lịch sử về kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa giáo dục… ở trong và ngoài nước một cách thuận tiện, điều này giúp ích nhiều cho việc thiết kế bài giảng…

Với nguồn tri thức phong phú đa dạng từ Internet GV có thể tìm được những thông tin bổ sung có giá trị để giúp cho HS có thể hiểu bài học một cách sâu sắc hơn, hoàn thành các bài tập ở nhà, các báo cáo,…

Khi sử dụng Internet như là công cụ dạy học hiện đại, thì chính Internet góp phần thể hiện sự phong phú trong việc đổi mới phương pháp theo hướng tích cực, hiện đại hóa người học, lấy người học làm trung tâm. Như vậy việc thiết kế bài giảng có sử dụng Internet đòi hỏi nhiều công phu của người thầy, nhưng lại phát huy được trí tuệ của nhiều học sinh trong quá trình học tập. Đối với bộ môn Lịch sử, GV có thể lấy thông tin từ Internet nhằm hỗ trợ, cập nhật nội dung kiến thức sách giáo khoa (vì kiến thức sách giáo khoa không được cập nhật thường xuyên). Chúng ta có thể tìm kiếm trên Internet các bản đồ, hình ảnh (tĩnh, động) các nội dung sự kiện, đoạn phim tư liệu,… phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài học. Với cách thiết kế bài giảng của GV có sử dụng Internet thì học sinh có thể tìm them, tự nghiên cứu sâu hơn các vấn đề mà giáo viên đặt ra trong bài học, hoặc ở sách giáo khoa chưa thể hiện rõ ngay trên lớp hoặc về nhà.

Tuy nhiên để có thể sử dụng có hiệu quả nguồn tư liệu từ Internet trong dạy học cũng như thiết kế bài giảng lịch sử, GV cần phải có phương pháp và kĩ thuật tìm kiếm, lưu giữ thông tin. Đồng thời phải nắm được những phương pháp và kĩ thuật xử lí thông tin thu thập được, đây là vấn đề quan trọng vì khối lượng kiến thức hết sức phong phú và đa dạng đòi hỏi phải lựa chọn thông tin cần thiết, quan trọng nhất đối với vấn đề, nội dung bài học. Điều này cần ở GV năng lực đọc và hiểu một cách khái quát những thông tin thu thập được và

các phương pháp chọn lọc có phê phán. Do đó, thiết kế bài giảng lịch sử có sử dụng Internet còn góp phần nâng cao năng lực về nhiều mặt cho GV, cũng như phát huy được trí tuệ, kĩ năng của HS.

Như vậy, Internet là một công cụ đặc biệt đối với việc dạy học lịch sử, là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng đối với việc thiết kế bài giảng theo quan điểm tích cực. Bởi thế cần phải đẩy mạnh tăng cường những kĩ năng dạy học và làm việc với máy tính nối mạng Internet cho giáo viên, học sinh, cũng như đầu tư thêm cơ sở vật chất, kĩ thuật cho các trường học. Điều này góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kĩ năng dạy học của giáo viên và khả năng tự học của học sinh, làm cho các em hứng thú, say mê hơn với bộ môn Lịch sử.

***

Chương 1 đã tập trung vào một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng ở các trường THPT.

Từ việc tìm hiểu đặc trưng của bộ môn Lịch sử và quan niệm về đổi mới PPDH Lịch sử theo hướng áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện nay để thấy được việc ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử là việc cần thiết.

Qua thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng trong các nhà trường phổ thông hiện nay, đặt ra yêu cầu phải có các biện pháp ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương 2.

CHƢƠNG 2

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG III: CÁC NƢỚC Á, PHI VÀ MĨ LA TINH (1945 – 2000 LỚP

12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)

2.1. Vị trí, mục tiêu của chƣơng III trong chƣơng trình bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT

2.1.1. Vị trí

Chương trình lích sử ở lớp 12 THPT (chuẩn và nâng cao) được đưa vào giảng dạy đại trà từ năm học 2008 – 2009. Về tổng thể, nội dung của hai chương trình này là giống nhau, nhưng chương trình nâng cao đi sâu hơn giúp phần phát triển học sinh ở mức độ kiến thức phong phú hơn. Nội dung SGK được chia làm 2 phần: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.

- Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 gồm 6 chương.

- Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000 gồm 5 chương. Phạm vi đề tài đều nằm trong phần 1 - "Lịch sử thế giới hiện đại từ năm

1945 đến năm 2000”.

Phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 gồm 6

chương:

- Chương I: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949).

- Chương II: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1949). Liên bang Nga (1991 - 2000).

- Chương III: Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh (1945 - 2000). - Chương IV: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000). - Chương V: Quan hệ quốc tế (1945 – 2000).

- Chương VI: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá. Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 là giai đoạn phát triển hết sức phong phú, tồn tại nhiều mâu thuẫn chồng chéo. Cụ thể, giai đoạn này được tổng hợp theo những vấn đề sau:

- Ở Liên Xô và các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã từng tồn tại, phát triển và đã thu được những thành tựu to lớn về mọi mặt, có ảnh hưởng sâu rộng và tác động to lớn đến sự phát triển chung của lịch sử thế giới. Tuy nhiên trong quá trình đó, do nhiều nguyên nhân, con đường xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũng đã bộ lộ nhiều thiếu sót và sai lầm, dẫn đến sự khủng hoảng toàn diện của CNXH ở các nước này. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự “cáo chung” của lí tưởng XHCN mà đó là một bước thụt lùi, là sự thất bại của con đường những mô hình CNXH.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra hết sức sôi nổi ở các nước Á, Phi, Mĩ La tinh làm biến đổi căn bản bộ mặt thế giới. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc hoàn toàn bị tan rã. Sự thành lập các quốc gia độc lập ngày càng đóng vai trò to lớn, thúc đẩy sự phát triển đi lên củ lịch sử nhân loại.

- Những thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội làm cho thế giới càng thu nhỏ lại. Yêu cầu về hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường sống càng được nâng cao.

Phạm vi khảo sát đề tài nằm trong chương III: Các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000). Đây là một nội dung quan trọng của phần lịch sử thế giới hiện đại nói riêng và phần lịch sử thế giới nói chung.

Nội dung của chương đề cập đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Đây là trào lưu phát triển mạnh nhất (bên cạnh sự phát triển của hệ thống CNXH, của các thành tựu khoa học – công nghệ). Đó là quá trình tiêu diệt chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới, biến thế kỉ XX thành thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân. Phong trào đó làm biến đổi tình hình chính trị thế giới, xóa bỏ toàn bộ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đưa đến sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập. Sau khi giành được nền độc lập, tự chủ, các nước này tiếp tục phát triển trên con đường xây dựng kinh tế và văn hóa, sánh ngang với các nước tư bản phát triển trước đó.

Sự ra đời và phát triển của các quốc gia độc lập ở châu Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh làm trận địa của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp, góp phần làm xói mòn và tan rã “trật tự hai cực Ianta” .

Đây là chương có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử thế giới mà phong trào đó có sự góp sức của cách mạng Việt Nam.

2.1.2. Mục tiêu

a. Về kiến thức

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)