Lịch sử là quá trình phát triển của xã hội loài người từ lúc xuất hiện đến nay. Đặc trưng cơ bản của môn lịch sử khác với các môn học ở trường THPT là tính không lặp lại, những sự kiện đã xảy ra hoàn toàn khách quan với ý muốn của con người, chỉ diễn ra duy nhất một lần trong quá khứ. Vì vậy, trong quá trình học tập lịch sử, HS không thể trực tiếp quan sát đối tượng nghiên cứu giống như các môn khoa học tự nhiên khác như Hóa học, Vật lí, Sinh học,... Khi HS học lịch sử, giáo viên không thể tiến hành các thí nghiệm về lịch sử để dựng lại quá khứ cho các em quan sát.
Theo quy luật nhận thức khách quan của con người, quá trình nhận thức nói chung và quá trình nhận thức lịch sử nói riêng bao giờ cũng đi “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng " và " từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn"; cái gì càng gần thì càng nhớ lâu, càng xa thì càng nhanh quên. Nhưng
HS học lịch sử lại đi từ xa đến gần: các em học từ thời nguyên thuỷ đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Vậy chúng ta phải làm gì, bằng phương pháp và
biện pháp nào để các em có được tính "trực quan sinh động" khi học tập lịch sử?. Đó là yêu cầu lớn, cũng là vai trò và trách nhiệm của mỗi GV dạy sử. Mỗi GV phải biết lựa chọn những kiến thức cơ bản để khắc sâu cho các em sự kiện lịch sử với đầy đủ tính thời gian, không gian, nhân vật,... qua đó phác họa ở các em những bức tranh quá khứ chân thực nhất.
Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, con đường nhận thức của HS bao giờ cũng phải đi từ cung cấp sự kiện đến tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút ra bài học lịch sử,… Trong đó, cung cấp sự kiện để tạo biểu tượng lịch sử cho HS là một việc khó khăn vì yêu cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện đúng như nó tồn tại, mà sự kiện đó các em không được trực tiếp quan sát, xa lạ với đời sống hiện nay, với kinh nghiệm và hiểu biết của các em. Vì vậy, trong việc tạo biểu tượng, GV phải làm cho các sự kiện lịch sử khách quan xích gần lại với khả năng hiểu biết của các em. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho HS không dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài mà còn đi sâu vào bản chất của chúng, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện. Vì vậy, biểu tượng rất gần gũi với khái niệm đơn giản, sự thống nhất giữa hai biện pháp này là một trong những đặc điểm chung của phát triển tư duy. Trong học tập lịch sử, cũng như trong các môn học khác, hai quá trình này vừa tiến hành một cách độc lập, vừa gắn liền nhau trong một thể tự nhiên của quá trình giáo dục. Sácđacôp trong “Tư duy học sinh”, đã khẳng định không có khái niệm nào dù trừu tượng đến mấy mà không chứa đựng trong nó nội dung cảm tính nào đó, và không có hình tượng nào dù là cụ thể đến mấy mà không hướng vào từ - tức chữ viết… Nhờ có từ mà học sinh tự gợi ý ra những biểu tượng cần thiết đối với các em. Ngoài ra, nhờ có từ mà học sinh có thể liên hợp những biểu tượng đã có của mình thành những hình ảnh khác nhau, tạo ra những hình tượng bóng bẩy, ẩn dụ,…
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, các lĩnh vực trong đời sống của con người ngày càng được công nghệ hóa cao độ. Con người có những phát minh khoa học mang tính chiến lược để tiếp cận
ngày càng gần và chính xác với quá khứ của mình, điều này đã được lịch sử tận dụng và ứng dụng vào dạy học. Khi dạy học lịch sử, GV kết hợp trình bày sinh động với tư liệu điện tử sinh động, các hình ảnh được phóng to, đậm nét, đẹp mắt, HS được nghe, nhìn nên nhớ kiến thức rất lâu. Các hình ảnh được trình chiếu, minh họa thêm bằng nguồn tư liệu tham khảo phong phú, sẽ tạo biểu tượng một cách rõ ràng cho các em về bức tranh quá khứ.
Cụ thể: Khi muốn tái hiện lại “Bức tường Beclin” – biểu tượng của sự phân chia hai cực trong thời kì Chiến tranh lạnh (Bài 2. “Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000)”), giáo
viên có thể cho học sinh quan sát bức ảnh “Bức tường Beclin”, không phải là bức ảnh đen trắng trong SGK mà là bức ảnh màu được phóng to trên máy chiếu kết hợp với ngôn ngữ của GV (miêu tả, phân tích). Cụ thể và sinh động hơn nữa GV có thể chiếu phim về bức tường Beclin cho HS xem, đoạn phim là những hình ảnh chân thực về quá trình bức tường được xây dựng nhằm ngăn cách cư dân Đông Beclin và Tây Beclin đi lại, cuối cùng là những hình ảnh bức tường này bị phá bỏ trước sự vui mừng, phấn khởi của cư dân nước Đức,… Khi quan sát ảnh, đặc biệt là được xem phim HS sẽ nhớ rất lâu những hình ảnh về vị trí của bức tường trong thủ đô Beclin cũng như vai trò của nó trong mối quan hệ hai cực thời kì Chiến tranh lạnh.
1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học li ̣ch sử ở trường THPT
Sự ra đời của máy tính, các phần mềm tin học và mạng Internet là biểu hiện cho sự phát triển không ngừng của ngành CNTT. CNTT là một phương tiện kĩ thuật tham gia vào quá trình giáo dục và nó có nhiều ưu điểm hơn các phương tiện khác, tác dụng của nó tới công việc dạy và học dễ dàng hơn và tiện lợi hơn vì khả năng cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức phong phú và sinh động cho quá trình dạy học.
a. Đối với giáo viên
Sử dụng CNTT vào hoạt động dạy học sẽ từng bước nâng cao trình độ và kĩ năng sử dụng tin học của giáo viên. Việc sử dụng CNTT trong giảng dạy sẽ giúp thiết kế bài giảng lịch sử dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức trong bài giảng có nhiều sự kiện, nhiều đoạn tường thuật, miêu tả. Khi có sự hỗ trợ của CNTT làm cho bài giảng với những hình ảnh và âm thanh sống động sẽ được truyền tải đến học sinh mà GV chỉ có sử dụng thao tác đơn giản nhất là “kích chuột”. Vì vậy, qua bài giảng GV sẽ nắm bắt được mức độ tiếp thu của HS để rút ra kinh nghiệm, điều chỉnh bài giảng của mình và có PPDH phù hợp và hiệu quả hơn. GV sẽ lựa chọn các tài liệu trực quan cần cho từng phần của bài học và sử dụng chúng rất thuận tiện trong giảng dạy. Nó cho phép GV mô phỏng, minh họa nhiều quá trình, hiện tượng xã hội mà HS không thể quan sát trực tiếp được, những âm thanh, hình ảnh, màu sắc sinh động, kèm theo những đoạn văn bản, lời bình, tác động đồng thời hoặc tiếp nhau lên các giác quan, giúp HS học tập hiệu quả hơn, nắm vững kiến thức và đạt được các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Phần mềm dạy học kiểm tra, đánh giá, cung cấp giúp cho GV thuận tiện trong việc ra câu hỏi, đề kiểm tra cũng như khách quan chấm bài kiểm tra đó.
Với phần mềm “mở”, GV có thể xây dựng, thiết kế những bài giảng, bài
tập,…để làm tư liệu giảng dạy. Các tài liệu trong phần mềm có thể sao chép ra đĩa mềm hay in ra giấy một cách dễ dàng, tiết kiệm được thời gian và công sức chuẩn bị để tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động tự học của HS. Đồng thời, công việc này giúp HS tự tìm tri thức, tự ôn tập, luyện tập theo nội dung tùy chọn, theo các mức đọ tùy thuộc và năng lực của các em.
Nếu hoạt động dạy học truyền thống gắn liền với phấn - bảng, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh khá độc hại liên quan tới phổi của GV thì việc sử dụng CNTT sẽ giúp cho GV đỡ vất vả hơn trong giờ lên lớp, sẽ hạn chế được phần nào việc dung phấn - độc hại cho cơ thể.
Đồng thời, GV sẽ ngày càng nâng cao được trình độ chuyên môn và PPDH, GV mới thực hiện được nhuần nhuyễn việc tổ chức và hướng dẫn, điều khiển quá trình học tập của HS trên những phương tiện kĩ thuật hiện đại. b. Đối với học sinh
Theo tổng kết của một số công trình nghiên cứu khoa học thì: chúng ta học bằng: nghe 11%, nhìn 83%. Chúng ta nhớ những gì mà chúng ta đọc 10%, nghe 20%, nhìn 20%, nhìn và nghe 50%; nói và làm 90%. Trong đó CNTT với những nội dung như các phần mềm, mạng Internet cung cấp cho chúng ta những phương tiện truyền thông đa chức năng (Multimedia). Đặc điểm của nó là cung cấp thông tin dưới dạng kênh chữ, kênh hình, kênh âm thanh và hình bao gồm tranh ảnh, các đoạn video, hệ thống âm thanh thực,… hệ thống biểu đồ, bản đồ. - CNTT làm tăng hứng thú học tập cho HS, khi ứng dụng vào dạy HS sử giúp bài học trở nên sinh động, phong phú, giàu hình ảnh giảm sự khô khan. CNTT giúp HS trong mỗi môi trường học tập sáng tạo hơn, tăng cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân, đồng thời động viên các em trở thành những con người sáng tạo, thích khám phá. McAlister và các cộng sự (2005) đã đưa ra những con số quan trọng trong nghiên cứu của Ban giáo dục Anh có tên “ Thế hệ trẻ và CNTT – truyền thông (Young people and ICT”): 80% trẻ em thích sử dụng máy vi tính,
86% cho rằng máy vi tính đã giúp đỡ chúng rất nhiều trong học tập, 74% các bậc phụ huynh tin tưởng cho rằng con em họ sáng tạo hơn khi chơi với máy vi tính. - CNTT giúp HS đáp ứng được nhu cầu cá nhân
Việc sử dụng CNTT tạo cơ hội cho HS truy cập dễ dàng với các nguồn thông tin trực tuyến (Kleiman, 2002), bài học trực tuyến, câu hỏi trực tuyến và các tài liệu học tập điện tử khác.
Dưới dạng thông tin đó, khi ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học, học sinh sẽ tiếp thu kiến thức từ nhiều hướng nhiều nguồn khác nhau, làm cho các giác quan của HS hoạt động linh hoạt và khả năng tư duy của các em thêm nhanh nhạy. Điều đó đương nhiên sẽ có tác dụng tốt cho việc đổi mới PPDH lấy học sinh làm trung tâm.
- CNTT giúp HS phát triển đa trí tuệ
Theo như kết quả nghiên cứu của Menn (1993,trích dẫn ở tạp chí giáo dục số 161) về đánh giá ảnh hưởng của cách HS ghi nhớ chỉ 10% những gì các em đọc, 20% những gì các em nghe, 30% là nghe với điều kiện có hình ảnh minh họa thông tin đó; 50% những gì các em quan sát được từ một người nào đó làm và giải thích về vấn đề đó; các em sẽ ghi nhớ được 90% lượng thông tin nếu tự bắt tay vào làm dù chỉ tiến hành trên các mô phỏng. Điều này cho thấy để “đánh thức” thông minh của người học và khuyến khích khả năng học tập của họ cần phải xây dựng một môi trường học tập đáp ứng được yêu cầu cá nhân, điều này thì CNTT tỏ ra chiếm ưu thế vì những hình ảnh sống động giúp HS ghi nhớ nhanh nhất và thúc đẩy mọi năng lực giác quan HS.
- CNTT khuyến khích HS học tập kiến tạo
Môi trường học tập mang tính kiến tạo hiểu là môi trường giúp người học tập một cách có tính xây dựng (kiến tạo). Vì đây là môi trường học tập mở, Internet đã đẩy biên giới học tập ra ngoài khuôn viên cũ, phát triển hơn vì tạo điều kiện cho người học từ mọi nơi trên thế giới có thể giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau qua mạng. Như vậy việc trao đổi thông tin không phải chỉ mang tính chất địa phương mà còn mang tính chất toàn cầu.
c. Ý nghĩa
- Giáo dưỡng: Tích hợp CNTT trong dạy học góp phần quan trọng vào cung cấp kiến thức và tạo biểu tượng lịch sử cho HS tiết kiệm thời gian và công sức của giáo viên trong bài giảng có nhiều sự kiện, nhiều đoạn tường thuật, miêu tả. Lênin đã nói: “Từ trực quan sinh động đến từ duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thức khách quan”. Hoặc người xưa cũng đưa ra châm ngôn: “trăm nghe không bằng một thấy” đã khẳng định được tầm quan trọng của
việc “quan sát” đối tượng khi nhận thức, nhất là trong dạy - học lịch sử. - Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Những hiệu ứng sinh động, hình ảnh, âm thanh chân thực, đa dạng và phong phú sẽ có tác động rất lớn tới việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ của các em.
- Phát triển: Việc sử dụng CNTT trong DHLS góp phần phát triển khả năng quan sát, hình dung, tưởng tượng, tái tạo hình ảnh quá khứ, phát triển năng lực học tập bộ môn như phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét, khái quát,… các sự kiện, hiện tượng lịch sử và các kĩ năng học tập bộ môn (vẽ bản đồ, lập niên biểu,…) nhận thức lịch sử thông qua nhân vật lịch sử. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Dạy bất cứ cái gì đều phải dạy trí thông minh của người
học chứ không phải bắt cái trí nhớ làm việc rồi tả lại”, bộ môn Lịch sử giúp
HS rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng tái tạo, tư duy sáng tạo.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn việc ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay hiện nay
Hiện nay, không ai có thể phủ nhận vai trò của CNTT trong sự phát triển của xã hội. Nó thực sự là phương tiện kết nối thế giới hiện đại và đang được các nước trên thế giới ứng dụng mạnh mẽ trong giáo dục và đào tạo. Ở nước ta, việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào nền giáo dục cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện qua các chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo đã triển khai rộng rãi trên cả nước những năm gần đây.
CNTT được ứng dụng rộng rãi trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng cũng kéo theo việc xây dựng giáo án điện tử phục vụ công tác giảng dạy phải được đầu tư hơn trước. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học chưa có hiệu quả. Số các tiết học có sử dụng CNTT ở các trường THPT rất hạn chế. HS một tháng hoặc hai tháng mới được học tiết dạy trên máy chiếu, hoặc khi nhà trường có các tiết thao giảng thì GV mới được khuyến khích sử dụng. Như vậy, GV nâng cao CLDH qua đổi mới PPDH bằng CNTT rất hạn chế. Việc GV không không được khuyến khích sử dụng CNTT trong dạy học đã đưa đến tình trạng là không quan tâm đến hoạt động
xây dựng tư liệu điện tử trong dạy học bộ môn. Chỉ khi nào cần sử dụng, giáo viên mới đi sưu tập trên mạng Internet hoặc các nguồn khác, nhưng rất khó khăn không đáp ứng được nhu cầu, cho đến hiện nay, phần lớn các GV ở các trường phổ thông không có hoặc có rất ít các kĩ năng sử dụng phẩn mềm tin học để xây dựng giáo án điện tử, nâng cao chất lượng dạy học.
Hiện nay, bằng những nguồn kinh phí khác nhau, tất cả các trường THPT trên phạm vi cả nước (bao gồm các loại hình trường Công lập, Dân lập, Bán công ở thành thị, miền núi, đồng bằng,…) đều đã trang bị về cơ sở vật chất và đáp ứng được điều kiện ứng dụng CNTT để đổi mới PP, nâng cao chất lượng DH. Ít nhất, mỗi trường THPT có một phòng dạy mẫu, được trang bị máy chiếu có kết nối với máy vi tính và những phương tiện cần thiết khác. Tuy