Thực tiễn việc ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử ở trường

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 31)

hiện nay

Hiện nay, không ai có thể phủ nhận vai trò của CNTT trong sự phát triển của xã hội. Nó thực sự là phương tiện kết nối thế giới hiện đại và đang được các nước trên thế giới ứng dụng mạnh mẽ trong giáo dục và đào tạo. Ở nước ta, việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào nền giáo dục cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện qua các chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo đã triển khai rộng rãi trên cả nước những năm gần đây.

CNTT được ứng dụng rộng rãi trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng cũng kéo theo việc xây dựng giáo án điện tử phục vụ công tác giảng dạy phải được đầu tư hơn trước. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học chưa có hiệu quả. Số các tiết học có sử dụng CNTT ở các trường THPT rất hạn chế. HS một tháng hoặc hai tháng mới được học tiết dạy trên máy chiếu, hoặc khi nhà trường có các tiết thao giảng thì GV mới được khuyến khích sử dụng. Như vậy, GV nâng cao CLDH qua đổi mới PPDH bằng CNTT rất hạn chế. Việc GV không không được khuyến khích sử dụng CNTT trong dạy học đã đưa đến tình trạng là không quan tâm đến hoạt động

xây dựng tư liệu điện tử trong dạy học bộ môn. Chỉ khi nào cần sử dụng, giáo viên mới đi sưu tập trên mạng Internet hoặc các nguồn khác, nhưng rất khó khăn không đáp ứng được nhu cầu, cho đến hiện nay, phần lớn các GV ở các trường phổ thông không có hoặc có rất ít các kĩ năng sử dụng phẩn mềm tin học để xây dựng giáo án điện tử, nâng cao chất lượng dạy học.

Hiện nay, bằng những nguồn kinh phí khác nhau, tất cả các trường THPT trên phạm vi cả nước (bao gồm các loại hình trường Công lập, Dân lập, Bán công ở thành thị, miền núi, đồng bằng,…) đều đã trang bị về cơ sở vật chất và đáp ứng được điều kiện ứng dụng CNTT để đổi mới PP, nâng cao chất lượng DH. Ít nhất, mỗi trường THPT có một phòng dạy mẫu, được trang bị máy chiếu có kết nối với máy vi tính và những phương tiện cần thiết khác. Tuy nhiên, việc trang bị này chưa đồng bộ giữa các vùng, miền: những trường phổ thông ở thành thị và trường đạt chuẩn Quốc gia được trang bị nhiều hơn, GV được ứng dụng thường xuyên và hiệu quả tốt hơn.

Hai là, đa phần Ban lãnh đạo, quản lí ở các trường THPT và GVLS ủng

hộ phong trào ứng dụng CNTT trong dạy học, vì nó góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều nơi, lãnh đạo nhà trường khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi để GV các bộ môn đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Nhiều trường THPT ở Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Thái Nguyên,… sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng đầu tư cho các bộ môn mua sắm tư liệu điện tử, phần mềm hỗ trợ phục vụ giảng dạy,...

Ba là, nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong DH, từ năm

2005, Bộ GD - ĐT và các Sở GD - ĐT nhiều tỉnh liên tiếp mở các khóa tập huấn, bồi dưỡng cho GV bộ môn tích hợp CNTT vào PPDH. Nhiều dự án, chương trình giáo dục giữa Bộ GD - ĐT với các tập đoàn lớn được kí kết, nhằm tập huấn cho GV sử dụng hiệu quả CNTT trong giảng dạy. Trong các dự án, khóa bồi dưỡng và tập huấn này, giảng viên tổ PPDH của các trường đại học sư phạm được coi là nòng cốt. Ví như các chương trình “Teaching to the

Future” (Dạy học cho tương lai do tập đoàn Intel® của Mĩ tài trợ)

và “Partners in Learning” (Chia sẻ đồng nghiệp, do tập đoàn Microsoft của Mĩ tài trợ.

Bốn là, việc ứng dụng CNTT trong DHLS ngày càng trở nên phổ biến ở

các trường THPT trên cả nước, hình thức và biện pháp sử dụng cũng rất đa dạng, phong phú. 100% tiết dạy của GVLS tại hội thi GV dạy giỏi các cấp và hội giảng nhân dịp kỉ niệm ngày 20/11 hàng năm đều sử dụng CNTT trong DH. Nhiều trường THPT ở thành thị và các trường đạt chuẩn Quốc gia, số GVLS thiết kế và sử dụng GAĐT trở nên phổ biến, thường xuyên hơn, góp phần đáng kể vào nâng cao chất lượng bộ môn.

Năm là, hiệu quả của các tiết học LS có ứng dụng CNTT thường cao

hơn giờ học truyền thống về nhiều mặt. Bài học LS trở nên sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú, dễ hiểu và nhớ lâu kiến thức. Nhờ việc ứng dụng CNTT trong DH thường xuyên nên tỉ lệ HS khá, giỏi của các trường phổ thông năm sau cao hơn năm trước. Theo Báo Vietnam.net: trường THPT Dân lập Ngôi Sao, thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ HS khá, giỏi (chiếm hơn 80 %) một phần do GV tích cực ứng dụng CNTT trong DH.

Tuy nhiên, thực tiễn ứng dụng CNTT để đổi mới PP, nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình thưc hiện. Nhìn chung, GV mới chỉ vận dụng phổ biến ở các thành phố lớn, trường đạt chuẩn Quốc gia, còn khu vực miền núi, hải đảo, nông thôn, vùng sâu vùng xa chưa có sự chuyển biến tích cực, việc ứng dụng nhiều khi còn mang tính hình thức. Nhiều GV sau khi được tiếp cận với máy vi tính và các phần mềm DH lại tuyệt đối hoá vai trò của CNTT trong DHLS, cho rằng nó có thể thay thế hầu hết những hình thức, phương tiện DH truyền thống. Một số GV khi ứng dụng CNTT mới chỉ chú ý đến các thao tác kĩ thuật, chưa chú trọng kết hợp giữa PP sử dụng phương tiện DH hiện đại với các hoạt động tổ cho HS nhận thức, chưa phát huy được tính tích cực của HS và các hoạt động tương tác giữa GV với HS và giữa HS với nhau,... Không ít GV tỏ ra rất cố gắng tiếp

cận và ứng dụng CNTT vào DH, nhưng do thiếu tài liệu hướng dẫn về lí luận, biện pháp sử dụng, chưa có kinh nghiệm,... nên còn lúng túng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa kiểu DH truyền thống với DH có sự hỗ trợ của CNTT. Vì thế, không ít tiết học LS có sử dụng CNTT bị GV biến thành bài trình chiếu kênh chữ, giới thiệu kênh hình, theo kiểu “thầy kích chuột, còn HS nhìn chép”. Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu thực tiễn việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử nói riêng, chúng tôi đã tiến hành điều tra cơ bản về tình hình sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử.

- Địa bàn điều tra: Chúng tôi đã tiến hành điều tra ở một số trường phổ thông ở Hải Phòng với gần 30 phiếu điều tra cho giáo viên và 200 phiếu điều tra đối với học sinh. Từ kết quả thu được, chúng tôi đã tổng kết và đánh giá:

Bảng1.1: Thống kê tình hình sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử

(Kết quả đối với giáo viên)

Số lƣợng Câu hỏi điều tra Câu hỏi trả lời

30 Theo thầy (cô), việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có vai trò quan trọng như thế nào?

Rất quan trọng 5 Bình thường 17 Không quan trọng 8 30 Thầy (cô) đã từng thiết kế bài

giảng lịch sử trên phần mềm Microsoft PowerPoint chưa?

Thường xuyên 4 Đôi khi 11 Không bao giờ 15 30 Lí do các thầy cô không ứng

dụng CNTT thường xuyên vào các tiết dạy là gì?

- Do thiếu cơ sở, vật chất - Do không có đầy đut tư liệu - Do thiếu kí năng sử dụng máy tính,….

30 Nếu được học lớp bồi dưỡng về CNTT, thầy (cô) có tham gia không? Có 21 Có, nhưng phải hỗ trợ 9 Không 0

(Kết quả điều tra học sinh) Số

lƣợng

Câu hỏi Câu trả lời

200 Ở trường học các em quan niệm môn Lịch sử là gì? Môn phụ 98 Môn chính 10 Môn học khó nhớ 82 170 Ở trường, các em có thường xuyên được học các môn học có sử dụng CNTT không? 1 lần/tuần 44 Chỉ dùng khi có người dự giờ 126 Chưa bao giờ 0 200 Các em có thích học môn Lịch sử có ứng dụng công nghệ thông tin không? Rất thích 124 Bình thường 50 Không thích 26 195 Học Lịch sử có sử dụng CNTT các em nhận thấy thế nào? Hiểu bài 123 Bình thường 56 Không hiểu bài 16 Nhận xét:

Kết quả điều tra cho thấy:

- Về phía giáo viên: Mặc dù giáo viên có nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử, nhưng vẫn tồn tại ý kiến bộ môn lịch sử không cần thiết sử dụng CNTT. Việc dạy học Lịch sử có sử dụng CNTT (cụ thể là ứng dụng phần mềm thiết kế bài giảng Microsoft Power Point) trên thực tế ít được tiến hành hoặc tiến hành không thường xuyên.

Một thực tế là đội ngũ GV ở các trường trung học phổ thông của chúng ta hiện nay có độ tuổi cao (từ 40 trở lên) và được đào tạo từ lâu. Trong bối cảnh khoa học CNTT đang phát triển nhanh chóng và tạo nên xu hướng đổi mới phương pháp dạy học tăng cường sử dụng CNTT và các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học, nhiều giáo viên không bắt kịp với sự thay đổi đó, cộng với tâm lí ngại thay đổi, dẫn đến hậu quả là chưa có kĩ năng cơ bản về sử dụng máy tính vào quá trình giảng dạy.

- Về phía học sinh: Một thực tế cho thấy, đa số các em cho rằng môn Lịch sử là một môn phụ, học rất khô khan và khó nhớ vì lượng kiến thức nhiều với sự kiện chồng chéo…. Do đó làm giảm sự quan tâm của HS đối với môn sử, các em giành nhiều thời gian và công sức vào học các môn mà các em gọi là “môn chính”. Vì vậy, sách giáo khoa phổ thông nên giảm hơn nữa lượng kênh chữ và thay vào đó là kênh hình sẽ giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức và sự yêu thích đối với bộ môn lịch sử.

Hiện nay, GV chưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy một cách rộng rãi, mà chỉ tiến hành khi có các giáo viên khác dự giờ. Trong khi đó, HS lại tỏ ra hứng thú khi được học các bài giảng lịch sử có ứng dụng CNTT. Tuy nhiên khi ứng dụng CNTT, một số thầy cô vẫn dạy theo phương pháp truyền thống “thầy đọc, trò chép”, hoặc thiên về “biểu diễn” làm cho giờ học lịch sử vẫn căng

thẳng, mệt mỏi, khó nhớ và hiều bài sâu sắc.

Tóm lại, từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng ở trường phổ thông là hết sức quan trọng và thiết thực. Nó càng trở nên cấp thiết hơn khi CNTT đang phát triển những bước nhảy vọt, nếu không đổi mới phương pháp và hình thức dạy học thì sẽ trở nên lạc hậu. Vấn đề là cần có các khóa bồi dưỡng CNTT cho GV để họ có kĩ năng sử dụng và ứng dụng. Mặt khác, bản thân mỗi GV cũng cần tự học qua tài liệu hướng dẫn nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ này, đáp ứng sự phát triển của nền giáo dục hiện đại.

Một, do xã hội chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của bộ môn LS. Ở

các trường phổ thông hiện nay từ cấp quản lý đến GV, phụ huynh và HS thường cho rằng LS là “môn phụ”, “môn học thuộc”. Tâm lí coi thường LS còn khá phổ biến ở các cấp quản lý giáo dục và nhà trường, nên hay cắt xén chương trình khi khong thi tốt nghiệp môn Sử, cử GV môn Ngữ văn, Giáo dục công dân dạy môn Sử,…

Hai, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng tới chất

lượng DHLS. Ngay từ khi bước vào bậc THPT, đa số phụ huynh và HS đã xác định khối thi vào đại học là A, B, D, rất ít em hướng theo khối C (Văn, Sử, Địa). Trong quá trình học ở bậc THPT, HS chủ yêu tập trung học các môn sẽ thi đại học, những môn khác chỉ học đối phó.

Ba, việc đào tạo GVLS cho các trường phổ thông chưa đồng bộ. GVLS

ở trường THPT hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn: ĐHSP Trung ương, ĐHSP vùng, địa phương, dân lập, ĐHQG,… nhưng không được kiểm tra, đánh giá kĩ. Chương trình và chất lượng đào tạo giữa các cơ sở đào tạo có nhiều khác biệt nên chất lượng GV không đồng đều. Hiện tượng GV “phát

thanh” lại SGK, biến bài học LS thành bài chính trị vẫn diễn ra. Không ít

GVLS ở trường phổ thông non yếu cả về kiến thức thông sử lẫn PPDH và năng lực sư phạm.

Cuối cùng, hiện tượng bảo thủ, lạc hậu, chậm đổi mới về PPDH của GV

cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bộ môn.

Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tìm ra giải pháp để khắc phục. * Thách thức khi ứng dụng công nghệ thông trong dạy họcở các trường phổ

thông hiện nay:

Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa CNTT và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:

- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho HS, vì GV sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng

“slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “vận dụng”

đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho HS.

- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các PPDH đồng thời phát huy ưu điểm của PPDH này làm hạn chế những nhược điểm của PPDH truyền thống. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.

- Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.

- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới PPDH bằng phương tiện chiếu

projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.

- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)