Một số biện pháp khuyến khích giáo viên và học sinh sử CNTT

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 39)

cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT

Xuất phát từ tình trạng yếu kém của HS trong học tập lịch sử, nhiều Hội thảo về đổi mới PPDH bộ môn, các trường Đại học, Cao đẳng đã diễn ra như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Thái Nguyên....Tại các Hội thảo này, nhiều nhà giáo dục và giáo dục lịch sử đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao CLDH môn Lịch sử, trong đó có biện pháp ứng dụng CNTT. Theo chúng tôi, để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học, qua đó nâng cao CLDH Lịch sử thì:

+ Trước hết, cần nhận thức cho đúng về vị trí và vai trò của môn lịch sử và việc cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh. Xã hội, phụ huynh học sinh và cả giáo viên bộ môn không nên lịch sử là môn phụ, không nên coi thường vai trò của việc giáo dục lịch sử, phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của bộ môn lịch sử.

+ Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên có những chính sách phù hợp đối với giáo viên dạy sử, thay đổi cách học tập và thi cử.

+ Cần phải đào tạo được những đội ngũ GV chuẩn về kiến thức và kĩ năng sử dụng CNTT.

+ Nhà nước cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên và HS có điều kiện dạy và học tiết học ứng dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả.

các tiết dạy, không dừng lại ở các tiêt dạy mẫu, hội thao.

+ Sở giáo dục cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (triển khai từ đâu và triển khai như thế nào?), Mỗi năm cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay giải “ Bàn phím vàng”, … để kích thích lòng đam mê sáng tạo

phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.

+ Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng CNTT, Chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng.

+ Giáo viên bộ môn thường xuyên tổ chức cho HS sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu điện tử môn lịch sử, học đi đôi với hành, hướng dẫn các em sưu tầm, tìm hiểu nguồn gốc xuất sứ, bảo đảm tính tư tưởng, khoa học,…

+ GV cần mạnh dạng, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các PPDH tích cực khác;

+ Khi thiết kế BGĐT cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh/đen- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàn tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng);

+ Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của HS; Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên kết nầy có thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả. (Cũng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm)

+ Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả;

+ GV cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, … mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới, trao đổi những cách làm hay,...

Ứng dụng CNTT trong DHLS sẽ góp phần quan trọng vào đổi mới PP, nâng cao hiệu quả từng bài học, qua đó nâng cao chất lượng bộ môn. Nhưng muốn sử dụng hiệu quả, GV phải nắm vững những yêu cầu và PP luận đã nêu, nhất là nguyên tắc 3 Đ (“đúng lúc, đúng chỗ, đúng độ”). Căn cứ vào mục đích, đặc trưng, nội dung LS và điều kiện cho phép mà GV có thể ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả các bài học nội khóa, hoặc ngoại khóa về LS. Trên thực tế, chúng ta không thể tách riêng rẽ từng hình thức, PP sử dụng, mà phải kết hợp nhuần nhuyễn, thống nhất với nhau, lấy biện pháp này hỗ trợ cho biện pháp kia và ngược lại, nhưng vẫn phải xác định một hình thức, biện pháp trọng tâm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)