Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 76)

Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã thực hiện các công việc sau:

* Chọn địa bàn thực nghiệm

- Địa bàn: chúng tôi chọn địa bàn thực nghiệm là trường THPT Chuyên

* Chọn mẫu, đối tượng thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là 2 lớp chuyên Pháp của trường: có sĩ số và trình độ nhận thức ngang nhau. Đó là các em không chuyên về các môn tự nhiên hay các môn xã hội, học Lịch sử theo chương trình chuẩn của Bộ GD – ĐT.

* Nội dung thực nghiệm sư phạm

Để bài thực nghiệm đạt kết quả cao, khẳng định thực chất, trung thực tính khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT qua bài bài 3: “Các nước Đông Bắc Á”

Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau: - Thứ nhất: Chuẩn bị giáo án theo hai kiểu:

+ Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm như dự kiến của luận văn, ứng dụng CNTT + Kiểu 2: Giáo án đối chứng do GV của trường chuẩn bị được soạn và giảng dạy theo phương pháp bình thường, không tổ chức đầy đủ các hoạt động học tập của học sinh thông qua tài liệu lịch sử.

- Thứ hai: Kiểm tra chất lượng dạy học bằng cách cho học sinh cả lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm tra, đánh giá trong 10 phút cuối bài học.

* Giáo án thực nghiệm

Bài 3: Các nƣớc Đông Bắc Á I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức

- Biết được những nét chung về khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên), những biến đổi to lớn sau CTTG II

- Những vấn đề cơ bản về Trung Quốc (sự thành lập nước CHND Trung Hoa, cải cách – mở cửa từ năm 1949 đến năm 2000)

2. Tƣ tƣởng

- Nhận thức được sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không chỉ là thành quả đấu tranh của nhân dân Trung Quốc mà còn là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức.

- Qúa trình xây dựng CNXH diễn ra không theo con đường thẳng tắp, bằng phẳng, mà gập ghềnh, khó khăn.

3. Kỹ năng

- Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh, phim ảnh và rút ra những nhận định

- Tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- SGK và giáo án điện tử

- Tranh ảnh: Lễ kí Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (7/1953), Chiến tranh Triều Tiên – sự chia cắt 2 miền, Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Những thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc, thành phố Thượng Hải ngày nay,… - Bản đồ: Châu Á, Triều Tiên và Trung Quốc

- Phim ảnh: Chiến tranh ở Triều Tiên, Cách mạng Trung Quốc - Các đoạn văn miêu tả, tường thuật,…

- Các tài liệu tham khảo có liên quan.

2. Chuẩn bị của Học sinh

- Đọc trước bài 3; tìm hiểu về tình hình bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc giai đoạn 1945 – 2000

III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* GV kiểm tra kiến thức của HS qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm - GV yêu cầu HS nhìn màn chiếu và lựa chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm:

A. 1945 B. 1949 C. 1957 D. 1961

2. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trì trệ, khủng hoảng của Liên Xô là do:

A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

B. Những sai lầm, thiếu sót trong mô hình, cơ chế của CNXH ở Liên Xô C. Nhân dân không tin tưởng và ủng hộ nhà nước Xô Viết.

D. Nguồn tài nguyên, năng lượng bị cạn kiệt.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài mới: Sau CTTGII, cùng với sự biến đổi chung của tình hình thế giới, khu vực Đông Bắc Á có nhiều biến đổi to lớn với sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên và sự thành lập nước CHND Trung Hoa. Các quốc gia này đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

* Hoạt động dạy học trên lớp Tham khảo phụ lục 4

* Kết quả thực nghiệm

Trên cơ sở chấm điểm và phân loại các bài kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả thực nghiệm sư phạm như sau:

Bảng 2.3: Thống kê kết quả kiểm tra thực nghiệm

Lớp/sĩ số Kết quả thực nghiệm (điểm số, tỉ lệ %)

Yếu, kém (< 5) T.bình (5 – 6) Khá, giỏi (7 – 8) Xuất sắc (9 – 10) Lớp 12P: 44 HS (Đối chứng 1) 06 (13,6%) 21 (47,7%) 15 (34,1%) 2 (4,5%) Lớp 12SN: 44 HS (Đối chứng 2) 03 (6,8%) 18 (40,9%) 18 (40,9%) 05 (11,4%)

Bảng thống kê cho thấy kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn hẳn hai lớp đối chứng. Điều này cho phép chúng tôi kết luận: Các biện pháp sư phạm đề xuất trong đề tài và được vận dụng vào thực tiễn mang tính khả thi, cần được phổ biến rộng rãi để nâng cao hiệu quả DHLS ở trường THPT.

Ứng dụng CNTT trong DHLS sẽ góp phần quan trọng vào đổi mới PP, nâng cao hiệu quả từng bài học LS, qua đó nâng cao chất lượng bộ môn. Nhưng muốn sử dụng hiệu quả, GV phải nắm vững những yêu cầu và PP luận đã nêu, nhất là nguyên tắc 3 Đ (“đúng lúc, đúng chỗ, đúng độ”). Căn cứ vào mục đích, đặc trưng, nội dung LS và điều kiện cho phép mà GV có thể ứng dụng vào DH bài nội khóa, hoặc ngoại khóa.

Các biện pháp ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả DHLS ở trường THPT mà chúng tôi đề xuất và cụ thể hóa ở trên chỉ giới hạn ở từng biện pháp cụ thể, nhằm hoàn thành một khâu hay một phần công việc của GV trong quá trình DH bàinghiên cứu kiến thức mới. Trên thực tế, chúng ta không thể tách riêng rẽ từng hình thức, PP và biện pháp sử dụng, mà phải kết hợp nhuần nhuyễn, thống nhất với nhau, lấy biện pháp này hỗ trợ cho biện pháp kia và ngược lại, nhưng vẫn phải xác định một hình thức, biện pháp trọng tâm.

Kết quả thực nghiệm sư phạm khẳng định tính khả thi của đề tài, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế để giáo viên áp dụng công nghệ thong tin vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

***

Lịch sử chương III có vị trí, ý nghĩa đặc biệt đối với tiến trình phát triển của lịch sử thế giới hiện đại. Việc ứng dụng CNTT vào nội dung lịch sử này cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Chúng tôi đã trình bày cụ thể các biện pháp ứng dụng CNTT nhằm phát huy tối đa tác dụng của CNTT trong dạy học bộ môn. Đó là một quy trình ứng dụng CNTT để sưu tập, xử lí, xây dựng hệ thống hồ sơ tư liệu điện tử phục vụ cho việc thiêt kế giáo án điện tử, sau đó là các biện pháp áp dụng CNTT vào từng bước trong tiến trình tổ chức dạy học để phát huy tính tích cực của HS. Qua đó giúp GV có kĩ năng sử dụng CNTT và áp dụng vào dạy học lịch sử ở các trường phổ thông.

Các biện pháp trình bày trong luận văn được kiểm chứng bằng thực nghiệm sư phạm. Những kết quả thu được đã chứng minh được tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử càng nên được phát huy hơn nữa.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Từ xa xưa, môn Lịch sử luôn có chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, thực trạng DHLS ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, để nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT, chúng ta phải đẩy mạnh việc cải cách giáo dục, trong đó có đổi mới PP, tích hợp những thành tựu khoa học kĩ thuật vào DH.

1.2. Môn LS có nhiều ưu điểm để ứng dụng CNTT, làm cho bài giảng của GV trở nên sinh động, cuốn hút, HS dễ tiếp thu và nhớ lâu kiến thức. Có nhiều hình thức, biện pháp ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả DHLS, nhưng phổ biến vẫn là vận dụng vào DH các bài nội khóa, trọng tâm là bài học nghiên cứu kiến thức mới. Song, không phải bài học nghiên cứu kiến thức mới nào cũng cần thiết phải ứng dụng CNTT, mà GV phải căn cứ vào đặc trưng môn học, nội dung kiến thức để xác định và vận dụng vào DH sao cho hiệu quả.

1.3. Các biện pháp ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả DHLS ở trường THPT mà chúng tôi đề xuất ở trên rất cần thiết cho GV phổ thông nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Trên thực tế, những kết quả nghiên cứu này đã và đang được được chúng tôi triển khai, áp dụng vào đào tạo sinh viên khoa Lịch sử, trường ĐHSP Hà Nội và bồi dưỡng, tập huấn GVLS các trường phổ thông. Tuy nhiên, để ứng dụng hiệu quả những biện pháp nêu trên, chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu và PP luận đã nêu (ở Chương 2).

1.4. Vấn đề đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của CNTT là xu thế phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, “CNTT là đa năng, chứ không

phải vạn năng”, “không phải kĩ thuật là tất cả”. Việc ứng dụng CNTT vào

DHLS không có nghĩa “tuyệt đối hóa kĩ thuật” theo kiểu “lấy máy thay

người”, vì dù khoa học kĩ thuật có phát triển đến đâu thì vai trò của người thầy

tốt các PPDH bộ môn, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tốt sẽ làm chủ công nghệ, quyết định hiệu quả của bài học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Khuyến nghị

Thứ nhất, để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong DHLS, góp phần

nâng cao chất lượng bộ môn, các Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban lãnh đạo các trường phổ thông cần có biện pháp, chính sách tạo điều kiện động viên cán bộ và tổ chức lớp bồi dưỡng về CNTT, kết hợp với đổi mới PPDHLS cho GV bộ môn. Ngược lại, GVLS các trường phổ thông cũng không ngừng học tập, tự trang bị cho mình kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong DH cho đồng nghiệp.

Thứ hai, hiện nay cơ sở vật chất phục vụ việc DHLS ở trường phổ

thông nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu,…còn nghèo nàn. Vì vậy, Bộ GD - ĐT, các Sở GD – ĐT cần chú ý hơn nữa việc trang bị các loại phương tiện DH hiện đại cho các trường phổ thông, phấn đấu ít nhất mỗi trường có hai phòng học đa năng.

Thứ ba, các trường Đại học sư phạm trên cả nước cần phải phát huy hơn

nữa vai trò là cái nôi đào tạo GV phổ thông, đồng thời phối kết hợp với các Sở GD – ĐT mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong DH cho các bộ môn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2008). Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12, môn Lịch sử ở các lớp 10,11,12. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2009). Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 chương trình chuẩn và nâng cao. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007). Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (2008). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Bảo (1995). Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy

học. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993 – 1996 cho giáo viên, Bộ

giáo dục đào tạo, Vụ giáo viên.

6. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) (2010). Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm.

7. Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Côi (2006). Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Côi (1996). Bài học Lịch sử ở trường phổ thông. Đại học Huế.

10. Nguyễn Thị Côi – Nguyễn Hữu Chí (1999). Bài học lịch sử và việc kiểm tra đánh giá học tập lịch sử ở trường THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Nguyễn Mạnh Hƣởng, Nguyễn Thị Thế

Bình (2010). Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12. Nxb

Đại học sư phạm, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Côi ( chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh (2009). Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử. Nxb ĐHQG Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thị Thế Bình (Đồng chủ biên) Đoàn Văn Hưng, Phạm Thị Tuyết (2008). Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử

12, tập 2 – Lịch sử Việt Nam từ 1919- 2000. ( Chương trình chuẩn và nâng cao). Nxb ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

14. N.G Đai ri (1973), Chuẩn bị bài học LS như thế nào? (Bản dịch tiếng

Việt). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Đoàn Văn Hƣng (2003). Ứng dụng CNTT nhằm góp phần nâng cao chất

lượng DHLS ở trường THPT. Tạp chí khoa học, ĐHSPHN, số 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Kiều Thế Hƣng (1999). Hệ thống thao tác sư phạm trong DHLS ở trường

PTTH. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Mạnh Hƣởng (2006). Sử dụng CNTT và truyền thông vào DHLS

ở trường phổ thông”. Tạp chí Giáo dục, số 133, tháng 3.

18. Nguyễn Mạnh Hƣởng (2008). Ứng dụng CNTT trong xây dựng và sử

dụng tư liệu dạy học LS. Tạp chí thiết bị Giáo dục, số 39.

19. Nguyễn Mạnh Hƣởng (2008). Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học

LS ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT. Tạp chí Giáo dục, số 202.

20. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1998). PPDHLS. Nxb Giáo dục. HN 21. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002). PPDHLS, Tập I. Nxb ĐHSP.HN. 22. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002). PPDHLS, Tập II. Nxb ĐHSP.HN 23. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh

Tƣờng (Đồng Chủ biên) (2002). Một số chuyên đề PPDHLS. Nxb ĐHQGHN.

24. Phan Ngọc Liên, Đoàn Văn Hƣng (2007). Sử dụng CNTT góp phần đổi

mới PPDHLS ở trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 159.

25. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2008). Đổi mới nội dung và PPDHLS ở

trường phổ thông. Nxb ĐHSP.HN

26. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2008). Đảng Cộng sản Việt Nam với sự

27. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Vũ Ngọc Anh, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Tƣởng Thị Ngọ (2008). Kiến thức Lịch sử 12 tập 1- Lịch sử

thế giới hiện đại 1945 đến nay (chương trình chuẩn và nâng cao). Nxb Đại

học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.

28. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên) (2008). LS12. Nxb Giáo dục. Hà Nội 29. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009). PPDHLS, tập I. Nxb ĐHSP.HN 30. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009). PPDHLS, tập II. Nxb ĐHSP.HN 31.Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Nông Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Hƣởng

(2008). Tư liệu Lịch sử lớp 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32.Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hƣởng (2008). Sử dụng CNTT để khai

thác kênh hình trong SGKLS 12. Tạp chí Giáo dục, số 196.

33. Thái Duy Tuyên (1999). Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện

đại. Nxb Giáo dục. HN.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN

Để thu thập những thông tin làm cơ sở thực tiễn cho luận văn cao học: Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học “Chương III: Các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000)” lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”, chúng tôi rất mong quy thầy cô cho biết quan điểm của

mình về các vấn đề sau:

Thông tin cá nhân (không bắt buộc)

Họ và tên:……… Nơi công tác hiện nay………. Số năm công tác……… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 1: Theo thầy (cô), việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 76)