Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng các bước trong quá

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 61)

Nâng cao hiệu quả DHLS nói chung, từng bài học nghiên cứu kiến thức mới nói riêng phải được tiến hành thông qua nhiều khâu của quá trình DH, từ kiểm tra bài cũ, đến chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới, cuối cùng là củng cố và hướng dẫn các em về nhà làm bài tập. Tuy nhiên, khi ứng dụng

công nghệ thông tin vào từng bài giảng để nâng cao chất lượng dạy học, thì GV nên tập hợp tất cả những bước cần thiết để thiết kế được một bài giảng hoàn chỉnh, giúp giáo viên có một nguồn tư liệu dạy học phong phú, phục vụ đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông có sự hỗ trợ của CNTT.

2.3.2.1. Khâu kiểm tra kiến thức của bài cũ:

Ứng dụng những thành tựu của CNTT vào kiểm tra kiến thức HS đã học đã được GV vận dụng ở nhiều môn học khác nhau, trong đó có môn LS. Tuy nhiên, đa số GV chỉ kiểm tra bài cũ bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông qua cách thiết kế một vài câu hỏi và “tung” lên màn hình cho cả lớp quan sát, rồi gọi một HS đứng lên trả lời; lại có GV xây dựng trò chơi LS đầu giờ, yêu cầu HS mở miếng ghép (bức tranh) trên màn hình để “dẫn dắt” vào bài mới, làm mất nhiều thời gian, đôi khi phản tác dụng,…

Chúng ta biết rằng, kiến thức LS mà HS phải nắm vững ở trường THPT bao giờ cũng gồm có hai phần là “sử” và“luận”. Phần “sử” gồm có thời gian, không gian, sự kiện, nhân vật đã xảy ra và hoàn toàn khách quan. Phần “luận” là việc bình luận, phân tích, đánh giá, giải thích, chứng minh,… về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS ấy. Điều ấy có nghĩa là kiểm tra bài cũ cũng cần phải đảm bảo được hai yếu tố là HS cần “biết” và “hiểu” được kiến thức lịch sử. Vì vậy, khi ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng khâu kiểm tra bài cũ HS, GV không nên chỉ sử dụng duy nhất hình thức trắc nghiệm, mà kết hợp cả câu hỏi tự luận, có thể kèm theo hình ảnh nhằm đánh giá toàn diện việc học bài cũ của các em. GV cần tránh sử dụng ảnh chân dung nhân vật rồi đặt câu hỏi theo kiểu “Đây là ai? Ông sinh và mất năm nào?”, mà trên cơ sở HS nhận diện chân dung nhân vật thì phải trình bày công lao đóng góp hay tội trạng của họ đối với LS. Hoặc, GV có thể trình chiếu hình ảnh một biến cố LS, lược đồ về cuộc khởi nghĩa, … rồi yêu cầu HS trình bày.

Ví dụ: Khi dạy bài 4: “Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh”, GV kết hợp

Khi kiểm tra, GV kích chuột trên màn hình để hiển thị câu hỏi, đồng thời đọc to để cả lớp theo dõi và gọi HS trả lời. Sau mỗi câu trả lời của HS, GV nhận xét, đánh giá và cho điểm:

- Trắc nghiệm:

1. Công cuộc cải cách kinh tế - xã hội ở Trung Quốc được bắt đầu từ: A. Tháng 12/1978 B. Tháng 12/1979 C. Tháng 12/1980 D. Tháng 12/1981

2. Nội dung nào sau đây không đúng với đường lối cải cách của Trung Quốc A. Xây dựng đất nước theo hướng TBCN

B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm C. Xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN D. Kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản

3. Hiệp định đình chiến giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên quy định:

A. Lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự phân chia 2 miền B. Hai miền tạm thời ngừng bắn để thương lượng.

C. Chấm dứt chiến tranh, tiến hanhg trao trả tù binh

D. Hai bên ngừng bắn, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời.

- Nhận biết nhân vật lịch sử:

GV chiếu lên màn hình hình ảnh: Mao Trạch Đông và đặt câu hỏi: + Ông là ai?

+ Ông có công lao gì đối với lịch sử Trung Quốc

2.3.2.2. Khâu tổ chức cho HS chuẩn bị nghiên cứu kiến thức mới

Đối với những bài dạy truyền thống, GV thường tạo động cơ học tập kiến thức LS cho HS thông qua vận dụng nguyên tắc DH nêu vấn đề, nêu câu hỏi có tính định hướng (loại câu hỏi có tính chất bài tập, muốn trả lời HS phải huy động kiến thức toàn bài). Biện pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu GV biết khai thác những ưu điểm của CNTT:

GV thiết kế kênh hình LS của bài đã học (một đoạn phim tài liệu, tranh ảnh, lược đồ,…) liên quan đến nội dung kiến thức trọng tâm của bài sẽ học,

sau đó chiếu lên màn hình yêu cầu HS trả lời (có thể kết hợp kiểm tra bài cũ), rồi dẫn dắt vào bài mới kèm theo nhiệm vụ nhận thức. Biện pháp này vừa giúp cả lớp ghi nhớ lại kiến thức cơ bản, vừa tạo thêm động lực và thu hút các em tập trung theo dõi bài học mới.

Ví dụ: Khi chuẩn bị nghiên cứu kiến thức lịch sử bài 4: Các nước Đông Nam Á, GV trình chiếu bức ảnh “Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh”. GV đưa ra câu hỏi: Các em biết gì về sự kiện này? Sự kiện này có ý nghĩa gì đối với lịch sử các nước Đông Nam Á?

HS nhớ lại kiến thức đã học lớp 11 và trả lời được đây là sự kiện lịch sử: Nhật đầu hàng và kết thức chiến tranh vô điều kiện, sự kiện này tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước châu Á nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung.

GV giải thích về bức ảnh Nhật đầu hàng Đồng minh tác động sâu sắc đến lịch sử các nước Đông Nam Á. Đây là sự kiện mở đầu cho phong trào cách mạng giành độc lập dân tộc ở các nước này. Sau đó, GV nêu đưa ra câu hỏi: cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á có giành được thắng lợi hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học hôm nay...

2.3.2.3. Khâu tổ chức HS nghiên cứu kiến thức mới

Tổ chức cho HS nghiêu cứu, tìm hiểu kiến thức của bài học mới là khâu quan trọng nhất và chiếm nhiều thời gian nhất của GV. Một tiết học LS có thành công hay không phụ thuộc vào việc GV có giúp HS lĩnh hội tốt kiến thức hay không. Sử dụng kênh hình để hướng dẫn HS học tập LS được coi là PP hiệu quả nhất trong con đường hình thành kiến thức.

- Đối với nội dung có liên quan đến tranh ảnh, bản đồ lịch sử:

+ Tranh ảnh lịch sử: Khi DH đến nội dung nào cần phải khai thác thì GV phóng to bức hình cho HS quan sát, đồng thời sử dụng lời nói sinh động kết hợp với các PPDH khác (trao đổi – đàm thoại, miêu tả, nêu đặc điểm,…) và nghiệp vụ sư phạm để hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung của hình như sau:

Đầu tiên, GV hướng dẫn cả lớp quan sát để được “trực quan sinh động”, bằng cách dùng que chỉ (hoặc tia laze) giới thiệu tên gọi của bức hình theo vòng tròn đường chỉ kim đồng hồ. Tiếp đó, GV tập trung sự chú ý của HS vào một số chi tiết quan trọng trên bức hình, đặt câu hỏi gợi mở và tổ chức cho các em khai thác nội dung. Tùy thuộc vào mỗi loại tranh ảnh mà GV nêu câu hỏi sao cho phù hợp, như câu hỏi khuyến khích HS tự trình bày sự hiểu biết của mình liên quan đến hình, câu hỏi yêu cầu các em quan sát hình và đưa ra nhận xét,...

+ Bản đồ, lược đồ lịch sử: GV giới thiệu khái quát lược đồ theo vòng tròn đường chỉ kim đồng hồ, tỉ lệ và những kí hiệu cơ bản ở phần “Chú

giải” (màu các nước, các năm các nước giành được độc lập,...). Việc giới

thiệu khái quát tên gọi và các kí hiệu của lược đồ có tác dụng định hướng và kích thích sự tò mò, chú ý của HS vào chủ đề, giúp các em chuẩn bị tâm lí sẵn sàng, tích cực tham gia quá trình tìm hiểu kiến thức. GV tiếp tục hướng sự chú ý của HS vào một số chi tiết quan trọng trên lược đồ, nêu hỏi gợi mở và tổ chức cho các em khai thác nội dung. Việc gợi ý và đặt câu hỏi sẽ kích thích tư duy và trí tưởng tượng của HS, giúp các em tích cực tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức, qua đó hiểu rõ nội dung lịch sử được phản ánh trên lược đồ. Ví dụ: khi hướng dẫn HS khai thác sử dụng bức ảnh: “Lược đồ các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai” (bài 4: Các nước Đông

Nam Á và Ấn Độ), GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và giới thiệu những kí hiệu quan trọng ở phần chú giải: đường biên giới, vùng màu trắng (các nước Đông Nam Á hiện nay), vùng màu sẫm (các nước khác), các biểu tượng, tên thủ đô các nước, năm hình thành các quốc gia dân tộc của từng nước.

GV gợi mở để HS tái hiện kiến thức lịch sử đã học ở lớp 11, tìm hiểu nội dung bài viết trong SGK và trả lời: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á chịu ách thống trị của những nước nào? Quan sát lược đồ, các em thấy từ sau năm 1945, cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á có gì nổi bật? Keetw quả của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Đối với phim ảnh: GV sử dụng đoạn phim tài liệu để minh họa, cụ thể hóa cho sự kiện hay hiện tượng LS đang học. Theo cách này, sau khi GV trình bày xong một đơn vị kiến thức sẽ cho các em xem phim để minh họa, cụ thể hóa cho sự kiện vừa tìm hiểu, hoặc kết hợp với bài miêu tả, lược thuật. Khi xem phim, HS sẽ có biểu tượng chân thực về quá khứ LS, là cơ sở quan trọng cho việc ghi nhớ và ghi nhớ lâu dài nội dung kiến thức. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của đoạn phim liên quan đến kiến thức cơ bản của bài học. Trong tường hợp này, GV tổ chức, định hướng cho HS xem phim tài liệu để khai thác kiến thức, phát huy tính tích cực của người học, chứ tuyệt đối không phải “xem cho vui”, hay thỏa mãn trí tò mò và hiếu kì của các em. Để hướng dẫn HS khai thác hiệu quả kiến thức LS qua đoạn phim tài liệu, GV cần thực hiện trình tự theo 3 bước chính:

+ Định hướng (giao nhiệm vụ học tập): Trên cơ sở đã xem trước nội dung đoạn phim ở nhà (chuẩn bị ở khâu soạn giáo án), khi DH trên lớp GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các em thông qua câu hỏi. Câu hỏi của GV đưa ra phải sát nội dung của đoạn phim, liên quan chặt chẽ với kiến thức cơ bản.

+ Sử dụng (hướng dẫn HS xem phim): GV chiếu đoạn phim để HS theo dõi, có thể dùng chức năng tạm dừng/chạy tiếp/chạy lại khi nhấn mạnh một hình ảnh nào đó. Biện pháp này vừa giúp HS ghi chép được kiến thức cơ bản liên quan đến câu hỏi (tên nhân vật, địa danh, biến cố LS), vừa tạo nên sự hồi hộp và tò mò cho các em. HS xem phim xong, GV dành một thời gian ngắn để các em hệ thống lại những điều vừa được “mắt thấy, tai nghe và cảm nhận”.

+ HS thực hiện nhiệm vụ học tập (trả lời câu hỏi), sau đó GV đánh giá, kết luận, khái quát lại nội dung và ý nghĩa mà đoạn phim phản ánh, giúp HS hệ thống được kiến thức cơ bản.

2.3.2.4. Khâu củng cố kiến thức lịch sử đã học cho HS

Có nhiều biện pháp ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả khâu củng cố kiến thức cho HS, song hiệu quả nhất là GV xây dựng bảng thống kê các sự kiện chính của bài, thiết kế sơ đồ thể hiện sự liên hệ mật thiết giữa các sự kiện trong

bài học với nhau, đưa ra câu hỏi và yêu cầu HS hãy lựa chọn phương án trả lời, kèm theo lời giải thích. Gv cũng nên kết hợp kiểm tra, tổng kết kiến thức với các trò chơi, các hoạt động “chơi mà học” để tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho HS khi kết thúc tiết học, để HS không thấy quá căng thẳng suốt một tiết học Lịch sử, góp phần phát huy tính tích cực của người học, nâng cao CLDH bộ môn.

Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 3: Các nước Đông Bắc Á, GV đưa ra bảng thống kê các sự kiện chính của bài nhưng không sắp xếp đúng thứ tự, GV yêu cầu HS sắp xếp lại các sự kiện theo đúng thứ tự. Sau đó GV đưa ra đáp án đúng:

Bảng 2.2: Niên biểu các sự kiện thể hiện sử biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

STT Thời gian Sự kiện

1 Tháng 10/1949 Thắng lợi của cách mạng trung Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân trung Hoa ra đời

2 Cuối thập niên 90 của thế kỉ XX

Hồng Kông và Ma Cao trở về chủ quyền của Trung Quốc

3 Tháng 5/1948 Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc thành lập 4 Tháng 9/1948 Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Triều Tiên ra đời 5 Từ tháng 6/1950

đến tháng 7/1953

Chiến tranh Nam – Bắc Triều

6 Đầu thế kỉ XXI Kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới

2.4. Những lƣu ý khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của chƣơng III: Các nƣớc Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)

2.4.1. Giáo viên lựa chọn kênh hình để thiết kế các Slide hình ảnh trên phần mềm PowerPoint, hỗ trợ cho bài giảng điện tử mềm PowerPoint, hỗ trợ cho bài giảng điện tử

Slide được hiểu là các trang chiếu của PowerPoint khi chúng ta thiết kế bài giảng, nội dung của một lần chiếu được đưa vào trong một Slide. Trước

đây, đối với các máy chiếu bằng bản trong (máy chiếu Over head), chúng ta phải tạo các bản chiếu bằng máy in hoặc viết trên các bản trong, khi chiếu phải dùng tay đặt từng bản chiếu lên, mất rất nhiều thời gian và không thuận tiện. Nhưng đối với PowerPoint, các bản chiếu được soạn thảo ngay trên các Slide, khi trình chiếu trên màn hình (hoặc kết nối với máy chiếu) rất đơn giản, không mất nhiều thời gian mà lại hiệu quả (khi trình chiếu giáo viên chỉ cần ra lệnh Show, các Slide của chúng ta sẽ lần lượt được hiển thị khi ta kích chuột hay nhấn Enter).

GV sử dụng PowerPoint có kĩ năng cơ bản, cần chọn những hình ảnh phù hợp với nội dung của bài học. Các kênh hình đã có sẵn trong hồ sơ tư liệu, giáo viên đưa vào các Slide và sử dụng các thanh công cụ trên màn hình để xử lí hình ảnh và chọn phông chữ phù hợp.

Ví dụ: Khi giảng bài 3: “Các nước Đông Bắc Á”, sau khi đã thiết kế

phần đầu bài học gồm tên bài, mục và các câu hỏi, trong mục II: “Trung Quốc”, giáo viên đưa vào Slide bài giảng ảnh “Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.

Khi trình chiếu bài giảng, các Slide này sẽ được phóng to trên màn hình, giúp cho người xem nhìn rõ các hình ảnh đẹp, các hiệu ứng sinh động, vì vậy bài giảng sẽ cuốn hút, hiệu quả hơn.

2.4.2. Dựa vào bài viết tham khảo khai thác được trên Internet để xây dựng các bài miêu tả, tường thuật, giải thích, nêu đặc điểm các bài miêu tả, tường thuật, giải thích, nêu đặc điểm

Căn cứ vào nội dung và xác định được kiến thức cơ bản của bài học, giáo viên lựa chọn những tài liệu tham khảo có sẵn trong Hồ sơ tư liệu điện tử để tường thuật, miêu tả minh hoạ cho tranh ảnh và nội dung của bài học.

Không chỉ dừng lại ở những đoạn trích, miêu tả, tường thuật, tài liệu tham khảo còn là các bản đồ, lược đồ “động” minh hoạ cho nội dung bài học, đặc biệt là các cuộc kháng chiến, chiến tranh, ….

Ví dụ: Trong bài 5: “Các nước Châu Phi và Mĩ La tinh”, khi sử dụng

tả, phân tích để học sinh thấy được con người và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Mađêla để chống lại chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Trước tiên, giáo viên miêu tả và tường thuật về cuộc đời và sự nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)