Kĩ năng và hiểu biết về công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 73)

Xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi của Bộ giáo dục - Đào tạo Việt Nam, yêu cầu xã hội trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa và tình hình thực tiễn ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trưòng THPT, chúng ta không cho phép duy trì lối dạy cũ "thầy đọc trò chép" một cách máy móc, thay vào đó, việc dạy học thể hiện sự tiếp cận, mối quan hệ giữa khoa học - kĩ thuật với giáo dục và thực tiễn, biết ứng dụng những thành của khoa học kĩ thuật có hiệu quả trong giảmg dạy. Giáo viên cần phải tiến hành đồng thời cuộc cách mạng về đổi mới tư duy, nội dung và phương pháp dạy học ứng dụng CNTT.

Muốn thực hiện sự thay đổi lớn lao đó không chỉ trong tư duy mà còn trong thực hành bộ môn cụ thể là trong việc xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử bộ môn lịch sử, giáo viên cần có những kĩ năng và hiểu biết cơ bản về CNTT như; khai thác, sưu tầm tranh ảnh trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học như PowerPoint, Flash, Violet,.... Đây là những phần mềm cơ bản nhất để thiết kế một bài giảng điện tử. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần nắm vững được những nguyên tắc xử lí hình ảnh, download tài liệu trên Internet, tham gia các lớp học hoặc gia nhập các câu lạc bộ dạy học trên mạng mang tính chất trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy và chia sẻ tư liệu dạy học, như các Webside của Bộ giáo dục và Đào tạo như: www.moet.gov.vn;www.edu.net.vn hay http//www.baigiang.violet.vn,...

Khi ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT, GV phải biết khai thác những điểm mạnh của yếu tố công nghệ, tránh những biểu hiện lạm dụng kĩ thuật, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH

khác và thuần thục trong biện pháp, thao tác sư phạm. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu mà GV cần phải quán triệt để không biến BGĐT thành bài trình chiếu, chỉ sử dụng nó như một phương tiện trực quan.

Điểm mạnh của yếu tố công nghệ trong DHLS chính là GV biết khai thác khả năng trình diễn đa phương tiện (Multimedia) thông qua tính hình ảnh, cụ thể, sinh động và gây bất ngờ của BGĐT, điều đó có nghĩa GV cần khai thác hiệu quả tính “trực quan sinh động” để kích thích tư duy HS, giúp các em có biểu thị tình cảm, thái độ trước mỗi sự kiện và hiện tượng LS đang học. Trong những tiết LS có sử dụng phương tiện DH truyền thống, tính hình ảnh đôi khi cũng được GV khai thác, nhưng hiệu quả kém hơn (vì kênh hình “tĩnh”, kích thước nhỏ bé và mờ, không có yếu tố bất ngờ, GV mất thời gian chuẩn bị khi dạy trên lớp,…). Với BGĐT, GV luôn chủ động thiết kế được các hình ảnh trực quan rõ nét và đẹp hơn, câu hỏi được thể hiện trên màn hình và yếu tố “động”, bất ngờ, linh hoạt sẽ được khai thác triệt để. Đặc biệt, GV có thể cho hình ảnh xuất hiện hoặc biến mất theo ý tưởng sư phạm mà không làm gián đoạn, mất nhiều thời gian như khi sử dụng các phương tiện DH truyền thống,… nhờ đó con đường hình thành kiến thức LS cho HS sẽ hiệu quả hơn, vững chắc hơn.

Tuy nhiên, nếu GV có những biểu hiện lạm dụng kĩ thuật trong bài giảng dưới bất kì hình thức nào thì sẽ phản tác dụng. Ví như, GV trình chiếu quá nhiều hình ảnh trên các slide BGĐT không ăn khớp với kiến thức trọng tâm của bài, kèm theo hiệu ứng bay nhảy, âm thanh phức tạp, màu sắc lòe loẹt,… đều hạn chế HS học tập tích cực, làm giảm sự tập trung của các em. Khi ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT, GV phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản về tính khoa học, tư tưởng, tính cơ bản và điển hình, cụ thể của từng sự kiện, hiện tượng LS. LS vừa là một khoa học, vừa mang tính tư tưởng cho nên nguyên tắc này cần được GV quán triệt khi DH, nhất là đối với chương trình LS dân tộc. Trong trường hợp này, tính khoa học được biểu hiện ở nhiều góc độ, như: những hình ảnh do GV sưu tầm, thiết

kế và sử dụng trong BGĐT phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có độ tin cậy cao, phản ánh chính xác sự kiện, hiện tượng LS về thời gian, không gian, nhân vật, số liệu,… Các yếu tố hình ảnh và âm thanh phải thống nhất với nhau. Ngoài ra, tính khoa học còn phải căn cứ vào quá trình GV sử dụng BGĐT trên lớp có phù hợp, mang tính khả thi hay không, có phát huy được tính tích cực của HS trong học tập hay không,… Tính tư tưởng thể hiện ở việc GV định hướng cho HS bộc lộ thái độ, tư tưởng và tình cảm của mình trước mỗi sự kiện LS đang học theo quan điểm của giáo dục và sử học mác xít Việt Nam. Muốn làm được điều này, GV phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học, xác định kiến thức cơ bản cần cung cấp cho HS, từ đó chọn lọc hình ảnh LS vừa chính xác, vừa mang tính giáo dục và phù hợp với kiến thức cơ bản có trong SGK. Hoặc, khi GV giới thiệu, hướng dẫn HS tìm kiếm các hình ảnh trên Internet (HS được giao về nhà làm bài tập theo nhóm, hoặc tìm hiểu về LS địa phương,…), chúng ta cần lưu ý cung cấp cho các em địa chỉ đáng tin cậy, định hướng theo chủ đề và kết luận lại nội dung sau khi HS trình bày. Với hình ảnh LS có tính tư tưởng cao, như thông qua nội dung sự kiện để giáo dục vai trò lãnh đạo của Đảng, truyền thống dân tộc, lên án chính sách tàn bạo của kẻ thù,… thì GV cần khai thác triệt để, kết hợp với liên hệ thực tiễn.

Cuối cùng, khi ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT, GV phải biết chọn lọc nội dung bài học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cho phép. Bởi vì, trong chương trình LS ở trường phổ thông, không phải bài học nào cũng dễ dạy đối với GV, cũng không phải bài học nào GV ứng dụng CNTT vào DH mới gọi là đổi mới PP. GV chỉ nên khai thác ưu điểm của CNTT khi DH một số bài có nội dung kiến thức phù hợp, liên quan đến sử dụng kênh hình LS nhằm minh họa, cụ thể hóa, khắc sâu kiến thức,… hay rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS.

Những yêu cầu trên là thể hiện sự khái quát hóa các vấn đề cơ bản về nguyên tắc và PP luận khi ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả DHLS ở trường THPT trên các mặt nhận thức, nội dung, PPDH, kĩ năng sử dụng và

nghiệp vụ sư phạm của GV. Nó thể hiện tính kế thừa và phát triển những yêu cầu về PP sử dụng đồ dùng trực quan truyền thống trước đây, đồng thời thể hiện việc đổi mới PP sử dụng các loại phương tiện, thiết bị kĩ thuật hiện đại vào hoạt động dạy – học LS ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 73)