Say mê đối với nghề, có ý thức và hiểu được tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 71)

ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn

Cũng như nhiều giáo viên của bộ môn Toán, Lí, Hóa,.... giáo viên dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông nói chung hay bất kì ở cấp học nào có nhiệm vụ góp phần đào tạo thế hệ trẻ thông qua việc học tập bộ môn. Vì vậy, để hoàn thành tốt việc dạy học lịch sử trong tình hình, nhiệm vụ hiện nay, chúng ta không thể thiếu được lòng yêu nghề, yêu lịch sử, ý thức được vị trí của lịch sử đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Lòng say mê nghề nghiệp không chỉ riêng ở bộ môn lịch sử mà nó cần thiết ở tất cả các bộ môn khác trong trường học và các ngành nghề hiện nay. Song, đối với bộ môn chủ yếu giáo dục cho thế hệ trẻ những tư tưởng, tình cảm,đạo đức tốt đẹp,.. Giáo viên cần có lòng say mê nghề nghiệp thực sự, đầu tư thời gian và công sức để nâng cao chuyên môn khoa học, truyền tải tri thức và tình yêu lịch sử đến thế hệ trẻ của đất nước.

Từ lòng say mê, yêu thích môn lịch sử, mỗi giáo viên sẽ có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Họ sẽ có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, tiếp thu những thành tựu khoa học dạy học mới để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trước sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay và sự phổ biến của việc ứng dụng CNTT vào các dạy học, giáo viên lịch sử phải có những thay đổi để không bị tụt hậu so với các bộ môn khác. Vì vậy mà từ yêu nghề, say mê với nghề, theo kịp với sự phát triển của xã hội, mỗi giáo viên cũng ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính, bắt kịp công nghệ để ứng dụng vào dạy học bộ môn.

Khi ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT, GV phải có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng các loại phương tiện, thiết bị kĩ thuật hiện đại trong hoạt động dạy – học. Bởi vì, trong quá trình DH luôn có nhiều yếu tố chi phối, tác động qua lại và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục (như mục tiêu, nội dung, PP, môi trường giáo dục,…), trong đó phương tiện,

thiết bị kĩ thuật là một yếu tố quan trọng, nhưng không quyết định. Việc GV tích hợp những thành tựu của CNTT vào DHLS chẳng qua là cụ thể hóa cho các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan (ở đây là sử dụng thiết bị, phương tiện kĩ thuật DH hiện đại), nhằm “truyền tải” kiến thức LS tới HS, góp phần nâng cao hiệu quả từng bài học. Nhưng làm thế nào để HS phát huy được tính tích cực và lĩnh hội tốt những kiến thức ấy thì phải thông qua vai trò của người thầy. Nếu GV không có quan niệm đúng đắn về ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng DHLS thì khó có thể cải thiện được tình trạng dạy – học LS hiện nay.

Việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng DHLS phải căn cứ vào loại bài, vị trí và mục tiêu của từng bài học được qui định trong chương trình và SGKLS ở trường THPT. Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, bài học LS ở trường phổ thông có 4 loại cơ bản: Bài học nghiên cứu kiến thức mới; Bài học ôn tập, sơ kết, tổng kết; Bài kiểm tra kiến thức và Bài học hỗn hợp

Mỗi loại bài học có vị trí và mục tiêu khác nhau, góp phần định hướng cho GV lựa chọn nội dung và PPDH phù hợp. Ví như, đối với loại bài học nghiên cứu kiến thức mới (chiếm hơn 80% thời lượng của môn LS ở trường phổ thông) có nhiệm vụ làm giàu thêm cho HS những kiến thức, cảm xúc, kĩ năng và tư duy LS nên nội dung và PPDH của GV đều phải phục vụ cho mục đích này. Hoặc, với loại bài kiểm tra kiến thức thì nhằm hoàn thiện, đánh giá sự tiếp thu kiến thức của HS sau một quá trình học tập,...

Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng DHLS phải tạo điều kiện thuận lợi cho HS lĩnh hội kiến thức cơ bản theo hướng tích cực và ghi chép được dàn ý của bài học, góp phần thực hiện tốt mục tiêu bài học đã xác định ở khâu soạn giáo án. Các nhà giáo dục và nhiều GV dạy giỏi môn LS đều khẳng định CNTT có rất nhiều ưu thế trong việc tổ chức, hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức mới, nhất là với loại bài học có sử dụng lược đồ, sơ đồ hóa, tranh ảnh và phim tài liệu,…. Bởi vì, trong học tập LS, con đường hình thành kiến thức cho HS nhanh nhất, hiệu quả nhất bao giờ cũng xuất phát “từ trực quan sinh động

nhiều hình ảnh vào bài giảng, rồi nháy chuột là HS tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt, mà quan trọng là phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học để lựa chọn nội dung và PPDH. Việc đưa ra ý tưởng sư phạm và thiết kế các slide kênh chữ, kênh hình phải phù hợp với đối tượng HS. Trên thực tế, nhiều GV ở trường phổ thông đã không tuân thủ nguyên tắc này, đa phần do chủ quan, không lưu ý đến HS là “trung tâm của hoạt động dạy – học”.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)