Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 83)

Thứ nhất, để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong DHLS, góp phần

nâng cao chất lượng bộ môn, các Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban lãnh đạo các trường phổ thông cần có biện pháp, chính sách tạo điều kiện động viên cán bộ và tổ chức lớp bồi dưỡng về CNTT, kết hợp với đổi mới PPDHLS cho GV bộ môn. Ngược lại, GVLS các trường phổ thông cũng không ngừng học tập, tự trang bị cho mình kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong DH cho đồng nghiệp.

Thứ hai, hiện nay cơ sở vật chất phục vụ việc DHLS ở trường phổ

thông nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu,…còn nghèo nàn. Vì vậy, Bộ GD - ĐT, các Sở GD – ĐT cần chú ý hơn nữa việc trang bị các loại phương tiện DH hiện đại cho các trường phổ thông, phấn đấu ít nhất mỗi trường có hai phòng học đa năng.

Thứ ba, các trường Đại học sư phạm trên cả nước cần phải phát huy hơn

nữa vai trò là cái nôi đào tạo GV phổ thông, đồng thời phối kết hợp với các Sở GD – ĐT mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong DH cho các bộ môn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2008). Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12, môn Lịch sử ở các lớp 10,11,12. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2009). Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 chương trình chuẩn và nâng cao. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007). Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (2008). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Bảo (1995). Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy

học. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993 – 1996 cho giáo viên, Bộ

giáo dục đào tạo, Vụ giáo viên.

6. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) (2010). Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm.

7. Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Côi (2006). Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Côi (1996). Bài học Lịch sử ở trường phổ thông. Đại học Huế.

10. Nguyễn Thị Côi – Nguyễn Hữu Chí (1999). Bài học lịch sử và việc kiểm tra đánh giá học tập lịch sử ở trường THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Nguyễn Mạnh Hƣởng, Nguyễn Thị Thế

Bình (2010). Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12. Nxb

Đại học sư phạm, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Côi ( chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh (2009). Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử. Nxb ĐHQG Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thị Thế Bình (Đồng chủ biên) Đoàn Văn Hưng, Phạm Thị Tuyết (2008). Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử

12, tập 2 – Lịch sử Việt Nam từ 1919- 2000. ( Chương trình chuẩn và nâng cao). Nxb ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

14. N.G Đai ri (1973), Chuẩn bị bài học LS như thế nào? (Bản dịch tiếng

Việt). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Đoàn Văn Hƣng (2003). Ứng dụng CNTT nhằm góp phần nâng cao chất

lượng DHLS ở trường THPT. Tạp chí khoa học, ĐHSPHN, số 3.

16. Kiều Thế Hƣng (1999). Hệ thống thao tác sư phạm trong DHLS ở trường

PTTH. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Mạnh Hƣởng (2006). Sử dụng CNTT và truyền thông vào DHLS

ở trường phổ thông”. Tạp chí Giáo dục, số 133, tháng 3.

18. Nguyễn Mạnh Hƣởng (2008). Ứng dụng CNTT trong xây dựng và sử

dụng tư liệu dạy học LS. Tạp chí thiết bị Giáo dục, số 39.

19. Nguyễn Mạnh Hƣởng (2008). Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học

LS ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT. Tạp chí Giáo dục, số 202.

20. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1998). PPDHLS. Nxb Giáo dục. HN 21. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002). PPDHLS, Tập I. Nxb ĐHSP.HN. 22. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002). PPDHLS, Tập II. Nxb ĐHSP.HN 23. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh

Tƣờng (Đồng Chủ biên) (2002). Một số chuyên đề PPDHLS. Nxb ĐHQGHN.

24. Phan Ngọc Liên, Đoàn Văn Hƣng (2007). Sử dụng CNTT góp phần đổi

mới PPDHLS ở trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 159.

25. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2008). Đổi mới nội dung và PPDHLS ở

trường phổ thông. Nxb ĐHSP.HN

26. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2008). Đảng Cộng sản Việt Nam với sự

27. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Vũ Ngọc Anh, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Tƣởng Thị Ngọ (2008). Kiến thức Lịch sử 12 tập 1- Lịch sử

thế giới hiện đại 1945 đến nay (chương trình chuẩn và nâng cao). Nxb Đại

học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.

28. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên) (2008). LS12. Nxb Giáo dục. Hà Nội 29. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009). PPDHLS, tập I. Nxb ĐHSP.HN 30. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009). PPDHLS, tập II. Nxb ĐHSP.HN 31.Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Nông Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Hƣởng

(2008). Tư liệu Lịch sử lớp 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32.Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hƣởng (2008). Sử dụng CNTT để khai

thác kênh hình trong SGKLS 12. Tạp chí Giáo dục, số 196.

33. Thái Duy Tuyên (1999). Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện

đại. Nxb Giáo dục. HN.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN

Để thu thập những thông tin làm cơ sở thực tiễn cho luận văn cao học: Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học “Chương III: Các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000)” lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”, chúng tôi rất mong quy thầy cô cho biết quan điểm của

mình về các vấn đề sau:

Thông tin cá nhân (không bắt buộc)

Họ và tên:……… Nơi công tác hiện nay………. Số năm công tác………

Câu 1: Theo thầy (cô), việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông có vai trò quan trọng nhƣ thế nào?

A. Rất quan trọng B. Bình thường C. Không quan trọng

Câu 2: Thầy (cô) đã từng thiết kế bài giảng lịch sử trên phần mềm Microsoft PowerPoint chƣa?

A. Thường xuyên B. Đôi khi

C. Không bao giờ

Câu 3: Lí do các thầy cô không ứng dụng CNTT thƣờng xuyên vào các tiết dạy là gì?

……… ………

Câu 4: Nếu đƣợc học lớp bồi dƣỡng về CNTT, thầy (cô) có tham gia không?

A. Có

B. Có, nhưng phải hỗ trợ C. Không

Phụ lục 2: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH

Để góp phần thành công đề tài nghiên cứu: “Chương III: Các nước Á,

Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000)” lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”, chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác, chia sẻ của các em.

Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Trước hết, các em hãy cho biết rõ thông tin cá nhân.

Họ và tên: ……… Lớp ………. Trường:………..

Hãy khoanh tròn vào những ý kiến mà các em cho là đúng

Câu 1: Ở trƣờng học các em quan niệm môn Lịch sử là gì?

A. Môn phụ B Môn chính

C. Môn học khó nhớ

Câu 2: Ở trƣờng, các em có thƣờng xuyên đƣợc học các môn học có sử dụng CNTT không?

A. 1 lần/tuần

B. Chỉ dùng khi có người dự giờ C. Chưa bao giờ

D. Không hiểu bài

Câu 3: Các em có thích học môn Lịch sử có ứng dụng công nghệ thông tin không?

A. Rất thích B Bình thường C. Không thích

Câu 4: Học Lịch sử có sử dụng CNTT các em nhận thấy thế nào?

A. Hiểu bài B. Bình thường C. Không hiểu

Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BÀI 3: Các nƣớc Đông Bắc Á

Họ tên:... Lớp:...

A. TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm)

Chọn đáp án đúng (khoanh tròn vào đáp án đúng) cho các câu hỏi sau:

1. Nội dung nào sau đây không đúng với kết quả cuộc nội chiến ở

Trung Quốc:

A. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch rút chạy ra Đài Loan.

B. Chính quyền Tưởng Giới Thạch được quyền kiểm soát Nam Kinh C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

D. Toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng.

2. Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nhà nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung

Hoa là:

A. Nhà nước công nông đầu tiên được xác lập ở châu Á. B. Làm thất bại về căn bản chiến lược toàn cầu của Mĩ

C. Nối liền chủ nghĩa xã hội từ Âu sang Á, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Làm cho tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phe CNXH.

3. Công cuộc cải cách kinh tế - xã hội ở Trung Quốc đƣợc bắt đầu từ: A. Tháng 12/1978 B. Tháng 12/1979

C. Tháng 12/1980 D. Tháng 12/1981

4. Nội dung nào sau đây không đúng với đƣờng lối cải cách của Trung Quốc

A. Xây dựng đất nước theo hướng TBCN B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm C. Xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN D. Kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản.

5. Hiệp định đình chiến giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên quy định:

A. Lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự phân chia 2 miền B. Hai miền tạm thời ngừng bắn để thương lượng.

C. Chấm dứt chiến tranh, tiến hanhg trao trả tù binh

D. Hai bên ngừng bắn, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời.

6. Con đƣờng phát triển của Bắc Triều Tiên sau cuộc chiến tranh giữa

hai miền Nam – Bắc Triều Tiên là:

A. Xã hội chủ nghĩa B. Tư bản chủ nghĩa C. Trung lập D. Quân chủ

B. TỰ LUẬN ( 4 điểm)

Khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai có những biến

đổi nhƣ thế nào? ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Phụ lục 4: Các tranh ảnh, bản đồ lịch sử trong chƣơng III

Hình: Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Mao Trạch Đông (1893 - 1976), quê ở Hồ Nam, xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, rồi trở thành phú nông kiêm buôn bán thóc gạo. Sau này ông tốt nghiệp trung học sư phạm.

Mao Trạch Đông là một trong những nhân vật chính trị nổi tiếng trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Ông là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) và là người có công lao to

lớn trong việc thống nhất lục địa Trung Quốc như một quốc gia.

Trong cuộc Vạn lí trường chinh phá vòng vây của quân đội Tưởng Giới Thạch để tiến lên khu căn cứ phía Bắc, tại hội nghị Tuân Nghĩa (Tỉnh Quý Châu), tháng 11 – 1945, Mao Trạch Đông được cử nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cũng kể từ đó, ông lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937 - 1945) và cuộc đấu tranh chống Tưởng Giới Thạch (1945 – 1949), hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc.

Ngày 1 - 10 – 1949, trong không khí mít tinh ăn mừng của hơn 30 vạn nhân dân thủ đô Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trên toàn thế giới sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Cũng từ đó, ông trở thành Chủ tịch nước đầu tiên của nước CHND Trung Hoa.

Năm 1958, Mao Trạch Đông phát động phong trào “ Đại nhảy vọt” và “

Công xã nhân dân”. Năm 1966, phát động “Đại cách mạng văn hoá vô sản”.

Năm 1974 đề xướng thuyết “Ba thế giới”.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Mao Trạch Đông viết nhiều tác phẩm về quân sự, triết học, chính trị,… Đảng Cộng Sản Trung Quốc coi tư

tưởng Mao Trạch Đông là cơ sở tư tưởng đầu tiên của cách mạng Trung Quốc. Năm 1976, Mao Trạch Đông mất, thọ 84 tuổi.[11, tr 27 - 28] Hình: Thành phố Thượng Hải ngày nay. Thành phố Thượng Hải nằm ở vĩ độ 310. 14’ Bắc và kinh

độ 1210, 29’ Đông, đúng điểm giữa tuyến bờ biển của Trung Quốc, là nơi sông Trường Giang đổ ra biển. Phía Đông Thượng Hải giáp với Đông Hải, phía Bắc giáp với sông Trường Giang, phía Nam giáp vịnh Hàng Châu, phía Tây giáp tỉnh Giang Tô và Chiết Giang. Diện tích toàn thành phố là 6341 km2, dân số 13,04 triệu người (số liệu năm 2001).

Thượng Hải được coi là một thành phố lớn, có đầu mối giao thông và cửa khẩu buôn bán với bên ngoài, là thành phố công nghiệp lớn nhất ở Trung Quốc; nó cùng với Bắc Kinh, Thiên Tân, Trùng Khánh trở thành những thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc.

Hiện nay, Thượng Hải là trung tâm công nghiệp, kinh tế lớn nhất của Trung Quốc. Các ngành công nghiệp chính của thành phố này là sắt, thép, hoá dầu, ô tô, máy bay, thiết bị các nhà máy điện và công nghiệp điện tử. Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng của Thượng Hải cũng rất có uy tín. Thượng Hải nổi tiếng với các khu phố Đông, khu phố Nam, đặc biệt là khu Hoàng Phố - trung tâm chính trị, tiền tệ, thương mại, văn hoá của Thượng Hải.

Trong ảnh là một góc nhỏ của thành phố Thượng Hải sau hơn 20 năm Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa, những toà nhà lớn, cao kéo dài suốt thành phố chính là những trung tâm công nghiệp, thương mại, khu tiền tệ, văn hoá mọc lên san sát. Đặc biệt ở đây có hệ thống giao thông dày đặc với nhiều làn đường, dành cho các loại xe ô tô, xe máy,.. Tất cả đều toát lên sự

sầm uất và nhộn nhịp của thành phố.

Hiện nay, với việc mở rộng thành phố ra ngoại vi, xây dựng khu kinh tế tổng hợp phố Đông, chắc chắn không lâu nữa, Thượng Hải sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính có tầm cỡ bậc nhất của Trung Quốc và ven bờ biển Thái Bình Dương.[11, tr 32]

Hình: Lược đồ các nước Đông Nam Á.

Đông Nam Á là một khu vực thống nhất gồm 2 bộ phận: vùng bán đảo và (còn gọi là Đông Nam Á lục địa hay bán đảo Trung Ấn) và quần đảo Mã Lai (Đông Nam Á hải đảo). Diện tích của Đông Nam Á rộng 4.5 triệu km2, gồm 11 nước với số dân là 527 triệu người (số liệu năm 2002).

Các nước trong khu vực Đông Nam Á gồm có: Philippin, Thái Lan, Lào,

Campuchia, Việt Nam, Indonexia, Mianma, Singgapo, Brunây, Malaixia, Đông Timo. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Áđều là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây, trừ Xiêm (Thái Lan ngày nay).

Tháng 8 – 1945, ngay khi được in phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minhh vô điều kiện, các dân tộc ở khu vực đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền về tay mình, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến.

Từ giữa những năm 50 trở đi, bên cạnh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc mạnh mẽ, thì tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực này.

Đến nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành những nước độc lập, có nền kinh tế tương đối ổn định. 10/11 nước (trừ Đông Timo) tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) để cùng giúp đỡ nhau

phát triển. Một số nước đã vươn lên và trở thành nước công nghiệp mới (NIC) như Singgapo. [11, tr34]

Hình: Trụ sở ASEAN ở Giacacta (Inđônêxia).

Ngày 8 – 8- 1967, Hiệp hội các nước

Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) đã được thành lập tại Băngkốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia. Philippin, Singgapo và Thái Lan.

Từ khi thành lập đến nay, tổ chức ASEAN đã tiến hành nhiều hội nghị quan trọng để bàn về các vấn đề phát triển kinh tế, giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các dân tộc trong khu vực. Nhiều tuyên bố và văn kiện quan trọng đã được kí kết. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Bali (Iinđônêxia) từ ngày 23 đến 24 – 2 – 1976, các nước ASEAN đã cùng nhau kí Hiệp định thành lập ban thư kí ASEAN.

Hình ảnh này chính là mặt trước của toà nhà được chọn làm Trụ sở của

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)