Mục tiêu

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 49)

a. Về kiến thức

Dạy học lịch sử thế giới hiện đại chương III: Các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 – 2000) giúp học sinh biết:

- Những biến đổi lớn lao của khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên) sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nội dung chính của từng gai đoạn cách mạng Trung Quốc từ năm 1945 đến năm 2000.

- Nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước ở khu vực Đông Nam Á, tiêu biểu là Lào và Campuchia. Sau đó là tình hình chung (kinh tế, chính trị) của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN, nhóm các nước Đông Dương cũng như các nước khác trong khu vực, nguyên nhân thành lập và quá trình phát triển, hoạt động của tổ chức ASEAN.

- Nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ, những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đã đạt được trong thời kì xây dựng đất nước về các mặt: nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân châu Phi, khu vực Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi, các nước lần lượt giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước bước vào thời kì xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể song cũng gặp nhiều khó khăn không nhỏ.

b. Về tư tưởng:

Dạy học Lịch sử thế giới chương III giáo dục cho học sinh:

- Nhận thức được sự ra đời của các quốc gia độc lập như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên, các quốc gia Đông Nam

Á, Ấn Độ và ở Châu Phi là sự tất yếu chiến thắng của quá trình đấu tranh của nhân dân các nước này và cũng là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

- Nhận thức rõ quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội diễn ra không theo con đường bằng phẳng mà gập ghềnh, khó khăn.

- Nhận thức được những nét tương đồng và đa dạng trong sự phát triển đất nước, tính tất yếu của sự hợp tác phát triển giữa các nước ASEAN và sự hội nhập khu vực, đánh giá cao những thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân Đông Nam Á và Ấn Độ, từ đó đóng góp vào xây dựng tình đàn kết với những nước này và xây dựng ASEAN lớn mạnh.

- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân hai khu vực châu Phi và Mĩ Latinh. Chia sẻ những khó khăn mà nhân dân hai khu vực này đang phải đối mặt.

c. Về kĩ năng:

Dạy học phần lịch sử thế giới hiện đại các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000) giúp HS rèn luyện và phát triển các kĩ năng: kĩ năng sử dụng sách giáo khoa để tìm tòi nghiên cứu kiến thức; phát triển óc quan sát gắn liền với kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ, phim tài liệu, phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp sự kiện, hiện tượng để rút ra bản chất, đánh giá sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử….

2.2. Những nội dung cơ bản của chƣơng III: Các nƣớc Á, Phi và Mĩ Latinh cần khai thác để ứng dụng CNTT, nâng cao hiệu quả dạy học

Lịch sử thế giới hiện đại về các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000) có những nội dung đáng chú ý sau:

- Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:

Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản (1946 - 1949).

Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan.

Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập do Mao Trạch Đông làm Chủ tịch.

+ Ý nghĩa: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Hoa đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

- Đường lối và thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc Tháng 12/1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Đến Đại hội XII (9/1982), đường lối này được nâng lên thành đường lối chung.

+ Thành tựu:

Sao 20 năm (1979 - 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện.

- Tình hình bán đảo Triều Tiên từ năm 1945 đến năm 2000

+ Từ năm 1945 – 1953: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên bị chia thành hai miền, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời.

Tháng 81948: Ở phía Nam bán đỏa Triều Tiên, Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (hàn Quốc) được thành lập.

Tháng 9/1948, ở phía Bắc, nhà nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.

+ Từ năm 1953, hai miền Triều Tiên phát triển theo hai con đường khác nhau. - Những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của Nhật. Ngay khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là Inđônêxia, Việt Nam và Lào.

Sau chiến tranh, các nước thực dân Âu – Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân các nước lại tiến hành kháng chiến lâu dài và gian khổ chống xâm lược. Tới giữa năm 50, nhiều nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.

Tháng 7 – 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương giành thắng lợi với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, nhưng tới năm 1975 mới giành được độc lập hoàn toàn. Brunây trở thành quốc gia độc lập ngày 1/1/1984, Đông Timo tách ra khởi Inđônêxia, đến ngày 20/5/2002 trở thành quốc gia độc lập.

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, sự phát triển; cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN.

- Qúa trình giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1950 và công cuộc xây dựng đất nước Ấn Độ :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập hoàn toàn và thành lập nước Cộng hòa.

Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi phát triển mạnh mẽ. Năm 1960, được gọi là “năm

Châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbich, Ănggôla, chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó về cơ bản tan rã.

Ở Nam Phi, trải qua nhiều cuộc đấu tranh lâu dài, bản Hiến pháp tháng 11/1993 đã chính thức xóa bỏ chủ nghĩa Apacthai. Sau cuộc bầu cử dân chủ

(4/1994), Nenxơn Manđêla trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử của Cộng hòa Nam Phi.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Nhiều nước Mĩ Latinh sớm giành được độc lập từ tay thực dân Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ. Sau Chiến tranh thế giới hai, Mĩ đã biến khu vực Mĩ Latinh trở thành “sân sau”

của mình và thiết lập các chế độ độc tài thân Mĩ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là sự thành công của cách mạng Cuba (1/1/1959).

Từ những năm 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ phát triển và giành được những thắng lợi: Các quốc đảo vùng Caribe lần lượt giành được độc lập, nhân dân Panama đấu tranh đòi thu hồi chủ quyền kênh đào Panama, buộc Mĩ phải trao trả năm 1999.

Cùng với bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân,… cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ, biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”. Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước En Xanvađo, Nicaraga, Côlômbia, Vênêxuêla,… diễn ra liên tục. Kết quả, nhiều nước Mĩ Latinh đã lật đổ chính quyền độc tài, thành lập chính phủ dân chủ.

2.3. Một số biện pháp ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học chƣơng III: Các nƣớc Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)

2.3.1. Ứng dụng CNTT chuẩn bị tư liệu điện tử dạy học

Trước tiên, khi muốn tiến hành một tiết dạy có ứng dụng CNTT, GV cần tập hợp một hệ thống các tài liệu có liên quan đến nội dung, mục tiêu của bài học. Đó là lí do GV cần xây dựng một bộ hồ sơ tư liệu điện tử - đây là bước chuẩn bị đầu tiên và cũng không kém phần quan trong để GV bắt tay vào soạn giáo án điện tử, ứng dụng CNTT, nâng cao CLDH.

của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: www.moet.gov.vn và www.edu.net.vn,.. Bên cạnh đó, giáo viên có thể đăng kí là thành viên chính thức của một số website như baigiang.violet.vn - đây là một website những người yêu môn lịch sử, tại địa chỉ này, GV sẽ tìm thấy một số tranh ảnh, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ tư liệu điện tử và thiết kế giáo án điện tử của nhiều bộ môn trong chương trình THPT và THCS,...Ngoài ra các địa chỉ tìm kiếm khác như: http://www.google.com.vn hoặc trang web của nước ngoài như: http://www.map.com... cũng cung cấp những nguồn tư liệu quý cho GV.

- Đối với các khái niệm, thuật ngữ lịch sử, giáo viên có thể tìm kiếm thông qua mạng Internet và hệ thống sách chuyên ngành đã xuất bản trên thị trường như "Từ điển tri thức lịch sử THPT","Sổ tay kiến thức lịch sử", nếu muốn sử dụng Internet chúng ta có thể truy cập một số trang web: http://www. dictionary, bachkhoatoanthu.gov.vn; historycentral.com; vinaseek.com; vi.wikipedia.org,....

- Hiện nay trên thị trường đã có nhiều sản phẩm phần mềm tiện ích phục vụ dạy học bộ môn, GV có thể mua và sử dụng, tùy theo nội dung bài học để khai thác, ứng dụng sao cho hiệu quả. Ví như sách kèm theo đĩa CD- rom

"Hướng dẫn sử dụng những hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trênCD và phần mềm Microsoft PowerPoint trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông",

bộ sách kèm theo đĩa CD- Rom "Giáo án và tư liệu dạy học điện tử môn Lịch

sử lớp 11" của Trịnh Đình Tùng; Nguyễn Thị Côi; Nguyễn Mạng Hưởng,...Hoặc các VCD tư liệu "Kí ức Điện Biên"."Sài Gòn quật khởi", phần mềm Encatar từ 2002 đến 2007,...

* Đối với tranh ảnh, bản đồ lịch sử:

Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm trên cơ sở quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh hoạ sự vật.

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt

vững chắc trong trí nhớ chúng ta chính là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan.

Hệ thống hình ảnh phần Lịch sử thế giới hiện đại nói chung và “Chương

III: Các nước Á, Phi và Mĩ latinh (1945 - 2000)” nói riêng rất phong phú trên

tất cả các mặt của đời sống xã hội, phản ánh mọi mặt của sự phát triển lịch sử thế giới hiện đại, đáp ứng những nhu cầu về mặt khoa học và sư phạm. Đây là một phần quan trọng trong bài học, nó giúp học sinh trực tiếp quan sát, ghi nhớ lịch sử chính xác nhất.

Hình vẽ, tranh ảnh chiếm một tỷ lệ khá cao trong phần kiến thức này, đây là nguồn tư liệu phong phú và quan trọng là những hình ảnh này được xử lí bằng thao tác kĩ thuật làm chi hình ảnh đẹp hơn.

Bản đồ lịch sử là những đồ dùng trực quan quy ước rất quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nó không chỉ minh hoạ, cụ thể hoá kiến thức mà còn bổ sung, làm phong phú những kiến thức cơ bản có trong SGK. Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong không gian và thời gian nhất định. Đồng thời, bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử, về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học.

Bản đồ, lược đồ lịch sử trong hồ sơ tư liệu có liên quan đến bài học được xây dựng trên phần mềm PowerPoint, Flash dựa theo tiến trình, diễn biến của sự kiện lịch sử mà sách giáo khoa đã trình bày. Khi sử dụng, giáo viên chỉ cần kích chuột là hiển thị các địa danh lịch sử, hướng tấn công, đường rút lui của địch, căn cứ kháng chiến,…

Tranh ảnh, bản đồ lịch sử trong dạy học lịch sử là những tài liệu không thể thiếu. Khai thác và tận dụng có hiệu quả nguồn tư liệu này sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.

tranh ảnh, bản đồ lịch sử được trình bày trong sách giáo khoa, giúp giáo viên minh họa sinh động trong quá trình thiết kế bài giảng của mình.

Bảng 2.1: Các tranh ảnh, bản đồ, lược đồ lịch sử của chương III: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (SGK Lịch sử lớp 12)

STT Tên kênh hình Thể loại Bài

1 Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Tranh ảnh Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

2 Thành phố Thượng Hải ngày nay Tranh ảnh

3 Lược đồ các nước Đông Nam Á Bản đồ Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

4 Trụ sở ASEAN ở Giacacta (Inđônêxia)

Tranh ảnh

5 Gi. Nêru (1899 - 1964) Tranh ảnh

6 Lược đồ các nước Châu Phi Bản đồ Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

7 Nelson Mandela Tranh ảnh 8 Lược đồ các nước Mĩ La tinh Bản đồ

9 Phidel Castro Tranh ảnh

* Soạn giáo án Word

Soạn giáo án là công việc trước tiên của GV khi tiến hành một giờ lên lớp. Trước khi có máy tính, hoặc khi máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong dạy học, giáo án được viết bằng tay. Khi GV muốn sửa lại giáo án, hoặc bổ sung thêm ý tưởng vào giáo án qua quá trình dạy học lâu năm, đều phải viết lại từ đầu.

Ngày nay, khi máy tính đã được phổ biến hoá, giáo án đã được soạn trên máy. Khi soạn giáo án trên máy tính, GV phải soạn bằng phần mềm Microsoft Office, trên Word. Giáo án soạn trên Word có ưu điểm là dễ chỉnh sửa, giữ được lâu, có thể bổ sung khi cần thiết mà không cần chép lại, mất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương III các nước Á, Phi và Mĩ La tinh (1945 - 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)