Kiến nghị đối với UBND huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 88)

- Sự phối hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc còn chưa

3.4.3.Kiến nghị đối với UBND huyện Gia Lâm

- Cần có chính sách và giải pháp giải quyết một cách hài hòa và hợp lý nguyện vọng của người dân bị thu hồi đất: bồi thường bằng tiền, bằng tiền và bằng đất, bằng đất, bằng cách góp vốn vào các doanh nghiệp (bằng đất bị thu hồi)…

- Có chính sách hỗ trợ, đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị thu hồi đất dự vào đặc thù và lợi thế của địa phương.

- Tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp trước khi họ giao đất.

- Các doanh nghiệp thu hồi đất có trách nhiệm đào tạo, sử dụng lao động của các hộ giao đất. Tránh tình trạng hình thức, cần ký kết các cam kết giữa doanh nghiệp, hộ giao đất và phòng lao động thương binh xã hội huyện.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về đất đai đến các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể người dân.

KẾT LUẬN

Gia Lâm là huyện ngoại thành Hà Nội, hiện có nhiều dự án đang được triển khai trên địa bàn, trong đó có dự án đường Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên là Dự án được đề tài quan tâm nghiên cứu. Với mục tiêu đặt ra, trong quá trình nghiên cứu trên góc độ nhìn nhận và nghiên cứu tổng thể, bao quát, đề tài đã đạt được những kết quả nhất định thể hiện một số nội dung sau:

1. Tình hình quản lý đất đai của Huyện Gia Lâm trong những năm gần đây đã có những thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện và thành phố. Trong giai đoạn 2009 - 2011, toàn huyện có nhiều dự án được đầu tư xây dựng cần được tiến hành thu hồi đất, trong đó: năm 2009 có 26 dự án với diện tích thu hồi 117,2 ha (81,78 ha đất nông nghiệp và 34,54 ha đất ở, 2.874 hộ bị thu hồi đất); năm 2010 có 40 dự án với diện tích thu hồi 301 ha và 3.560 hộ dân bị thu hồi đất; năm 2011 có 36 dự án với diện tích thu hồi 105,31 ha và 3.493 hộ bị thu hồi đất (trong đó có 29 dự án đã và đang thực hiện công tác GP MB; 07 dự án đang lập hồ sơ chuẩn bị công tác GPMB).

2. Thực trạng quản lý bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với trường hợp nghiên cứu điển hình ở dự án đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên trên địa bàn huyện Gia Lâm:

- Hệ thống các văn bản liên quan đến dự án đã được ban hành cùng các chính sách về thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư. Phương án bố trí tái định cư, đơn giá đền bù và hỗ trợ được xây cụ thể trên địa bàn bị thu hồi đất phục tốt cho thu hồi giải phóng mặt bằng.

- Dự án đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên đặc thù là dạng tuyến hơn nữa diện tích đất ở nằm trong chỉ giới phải thu hồi là rất lớn, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC đã thực hiện bồi thường được 1.446 hộ, đạt 99,48% tổng số hộ bị thu hồi đất với 265 hộ đã nhận được bố trí tái định cư. Kết quả thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng diễn ra chậm so với kế hoạch của dự án và so với quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư do UBND thành phố đề ra.

- Trong khi dự án thu hồi đất tiến hành, các hộ gia đình có những đánh giá về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến các mặt của đời sống. Các hộ gia đình, cá nhân nhận tiền đền bù dùng để mua đất, mua căn hộ, xây dựng sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản, đầu tư sản xuất, gửi tiết kiệm. Phần lớn các hộ gia đình, cá nhân đều đánh giá mức ảnh hưởng của dự án đến kinh tế, tình trạng việc làm, tình trạng an ninh trật tự xã hội. Bên cạnh đó, người dân đưa ra một số kiến nghị tập trung vào việc hỗ trợ việc làm sau thu hồi đất, tăng giá đất bồi thường .

Tuy vẫn còn tồn tại một số mặt nhưng nhìn tổng quan công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định với đối tượng bị thu hồi đất tại dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội tính đến ngày 31/12/2012 đã cơ bản hoàn thành (đạt 99,48%) công tác GPMB. Hiện nay người dân bị thu hồi đất đang từng bước ổn định cuộc sống, đây thực sự là một kết quả tốt đáng ghi nhận.

3. Trên cơ sở đánh giá về tình hình thu hồi đất của dự án, đã phát hiện một số bất cập trong quá trình nghiên cứu: bất cập về mặt cơ chế quản lý, bất cập về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và bất cập về năng lực quản lý, hiệu lực quản lý, hiệu quả quản lý. Qua đó đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng: nhóm giải pháp về cơ chế quản lý, nhóm giải pháp về chế độ chính sách, nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện.

Mặc dù Tác giả luận văn đã cố gắng thực hiện mục tiêu đặt ra khi thực hiện đề tài song do trình độ, kinh nghiệm và thời gian thực hiện có hạn trong khi đề tài có nội hàm nghiên cứu rộng, phức tạp, đối tượng nghiên cứu đa dạng nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những lời góp ý của thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và các bạn bè đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 88)