- Hỗ trợ đào tạo nghề bằng tiền 26 86,67 25 83,33 Đào tạo nghề trực tiếp620,
2.4.4.1. Vấn đề sử dụng nguồn lực
Hiện nay, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được kiện toàn thành Ban Bồi thường, GPMB huyện Gia Lâm với tổng số 11 cán bộ (trong đó có 06 biên chế và 05 cán bộ hợp đồng), ban lãnh đạo gồm có Trưởng ban và 02 phó Trưởng ban.
Ban Bồi thường, GPMB huyện Gia Lâm hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, có chức năng giúp UBND huyện trong công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và TĐC cho tất cả các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện; tham gia làm thường trực của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC do UBND huyện quyết định thành lập và chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các sở, ngành Thành phố đối với các hoạt động liên quan.
Mặc dù đã được quan tâm kiện toàn, song tổ chức bộ máy, số lượng biên chế cán bộ của Ban bồi thường, GPMB vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai. Chức năng của một số Phòng thuộc một Ban chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban bồi thường, GPMB cho phù hợp với các quy định hiện hành còn chậm.
Lực lượng cán bộ làm công tác bồi thường, GPMB còn thiếu về số lượng, chuyên môn còn nhiều hạn chế và thường trong tình trạng quá tải. Một số cán bộ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính trong quản lý sử dụng đất còn gây khó khăn cho người dân.
Việc cán bộ địa chính do UBND cấp xã quản lý, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong khi phần lớn chưa được đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đã làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đất đai tại cấp xã.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi thường, GPMB còn chưa đáp ứng đủ để thực hiện tốt khối lượng công việc được giao.
Cơ chế phối hợp giữa các ngành liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều bất cập, việc tích hợp thông tin trong quản lý còn nhiều hạn chế.