Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 77 - 81)

- Hỗ trợ đào tạo nghề bằng tiền 26 86,67 25 83,33 Đào tạo nghề trực tiếp620,

3.2.1.Đánh giá thực trạng

Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, tôi có một số đánh giá như sau:

Trong thời gian qua, chính sách bồi thường và hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển nền kinh tế đã được thể chế hoá trong Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành. Các quy định này đã tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, cụ thể hoá các nguyên tắc điều kiện bồi thường về đất, về tài sản phù hợp với thực tế quản lý và thực trạng sử dụng đất đai, quy định giá đất tính bồi thường sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, tăng các khoản hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống, ổn định sản xuất hỗ và chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc

làm, các khoản hỗ trợ khác như thưởng bàn giao mặt bằng trước thời hạn, hỗ trợ gia đình chính sách và lập khu TĐC bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ…. nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi chính đáng của người có đất bị thu hồi.

Trên cơ sở các quy định của Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ ngành, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản về chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương. Do đó tiến độ bồi thường, GPMB đối với các dự án triển khai trong thời gian gần đây đạt kết quả khả quan, nhân dân đồng tình ủng hộ.

Vì vậy trong quá trình thực hiện đã đem lại kết quả rõ rệt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Diện mạo đô thị ngày một khang trang hiện đại, chính sách xã hội được quan tâm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hồi đất đặc biệt đối với hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi còn có tồn tại sau:

Do đất sản xuất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người nông dân. Người nông dân mất tư liệu sản xuất từng bước phải chuyển đổi sang nghề mới trong khi phần lớn lao động ở độ tuổi cao, trình độ văn hoá hạn chế, khó có khả năng học nghề để đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao. Nhu cầu học nghề chuyển đổi nghề nghiệp ngày một lớn, nhưng đào tạo nghề chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm của người lao động nông nghiệp, số đông sau khi thu hồi đất chưa chuyển đổi được nghề nghiệp. Mặt khác cơ chế của Trung ương và của Thành phố về hỗ trợ học nghề, lao động, việc làm cho người dân nông nghiệp bị thu hồi đất hiện hành chưa đồng bộ và hiệu quả dẫn tới nguy cơ về mất việc làm, thất nghiệp là rất lớn. Qua các phương tiện thông tin cho thấy, một số bộ phận gia đình nông dân khi bị thu hồi đất đã trở thành hộ nghèo, một số nơi đã phát sinh tệ nạn xã hội ... Vì vậy

giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp vừa là trách nhiệm, vừa là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong toàn Thành phố. Phải quán triệt sâu rộng trong cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và toàn xã hội ..., có cơ chế chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân trong vùng thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tạo điều kiện để người dân trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc có cơ hội tìm được việc làm.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi gia đình và người lao động cần nhận thức đầy đủ về những thuận lợi, thách thức trong quá trình đô thị hoá, khắc phục tư tưởng chờ đợi vào Nhà nước, chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để tạo cho mình một việc làm, có thu nhập ổn định đời sống.

Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Giá đất tính bồi thường vẫn còn thấp hơn giá thị trường, nhất là giá đất ở và đất vườn liền kề với đất ở.

- Việc xác định diện tích đất được bồi thường, hỗ trợ, xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, TĐC, cho các hộ gia đình, cá nhân là một việc làm rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi cán bộ làm công tác bồi thường phải có kiến thức hiểu biết về pháp luật, các cơ quan phải có sự phối hợp đồng bộ.

- Việc bồi thường, hỗ trợ gặp khó khăn do chính sách bồi thường, hỗ trợ, TCĐ thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho người dân, dẫn đến người nhận tiền bồi thường sau có lợi hơn người nhận bồi thường trước. Đây cũng là nguyên nhân gây so bì, chây ì trong việc chấp hành quyết định thu hồi đất, làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường, GPMB.

- Hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, chưa có sự thống nhất giữa các nội dung trong hệ thống pháp luật.

- Sự buông lỏng quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là ở cấp phường, xã trước đây dẫn tới khi thực hiện công tác GPMB rất khó khăn xác định nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, cũng như những biến động về đất đai, tài sản trên đất.

- Chưa tạo được việc làm cho người có đất bị thu hồi, chính sách bồi thường, hỗ trợ quan tâm đến thiệt hại vật chất và được tiền tệ hoá chi trả trực tiếp cho người dân gây khó khăn cho người lao động ổn định đời sống, không đảm bảo tạo được việc làm mới cho người bị thu hồi đất trong độ tuổi lao động, người dân bị thu hồi đất nông nghiệp và bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở bị mất một thời gian dài mới ổn định đời sống và sản xuất. Trong khi đó người dân sử dụng tiền bồi thường chưa hợp lý, chủ yếu để sử dụng vào mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm các vật dụng đắt tiền, gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi, ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài.

Về tổ chức thực hiện

- UBND một số xã, thị trấn còn chưa thực sự quyết liệt trong công tác GPMB, ngại va chạm với dân và còn chưa hiểu rõ chế độ chính sách bồi thường GPMB của Nhà nước dẫn tới việc tuyên truyền, giải thích và vận động cho nhân dân địa phương chưa thực sự hiệu quả.

- Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các khu TĐC còn chậm và thiếu đồng bộ gây khó khăn cho người tới định cư.

- Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC của huyện Gia Lâm phần lớn được giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC với cơ cấu tổ chức bao gồm các cán bộ chuyên làm nhiệm vụ thu hồi và bồi thường.

- Sự phối hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc còn chưa chặt chẽ, việc chỉ đạo và phân cấp có thẩm quyền, trách nhiệm vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, các cấp chính quyền, các tổ chức trong thực hiện, tham gia phối hợp thực hiện công tác bồi thường, GPMB còn chưa thật rõ hoặc chồng chéo, dẫn đến gây chậm chễ và hạn chế kết quả thực hiện chính sách.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội (Trang 77 - 81)