II. Kết quả thực hiện
4 Thưởng tiến độ (bàn giao mặt bằng trước thờ
2.4.3.3. Thực trạng về chính sách quản lý với vấn đề tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nhà nước thu hồi đất
a) Khu tái định cư thuộc xã Ninh Hiệp:
- Diện tích GPMB để xây dựng khu tái định cư: 72.000,0 m2. - Tổng số ô đất được quy hoạch để giao đất tái định cư là 280 ô; - Diện tích ô đất từ 40,0m2 – 300,0m2;
- Số ô dự kiến sẽ bố trí tái định cư: 253 ô (Trong đó bố trí cho 48 hộ đất ở - Diện tích TĐC khoảng 8.640 m2; 205 hộ đất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30% - Diện tích TĐC là: 16.400,0 m2 (80m2/hộ))
- Số ô đã giao đất tái định cư là: 242 ô - Giá đất tái định cư: 4.262.400 đồng/m2
b) Khu tái định cư thuộc xã Yên Thường
- Diện tích GPMB để xây dựng khu tái định cư: 29.000,0 m2. - Tổng số ô đất được quy hoạch để giao đất tái định cư là 150 ô; - Diện tích ô đất 80,0 m2;
- Số ô dự kiến bố trí tái định cư: 23 ô bố trí cho các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30% - Diện tích là: 1.280,0 m2 (80m2/hộ)
- Số ô đã giao đất tái định cư là 23 ô. - Giá đất tái định cư: 3.230.000 đồng/m2.
Bảng 2.13 So sánh giá đất bồi thường và giá đất tái định cư đối với đất ở tại dự án Đơn vị: 1.000 đồng STT Địa bàn Giá đất bồi thường (đồng/m2) Giá đất tái định cư (đồng/m2) Chênh lệch (đồng/m2) 1 Xã Ninh Hiệp 4.320 4.262,4 57,6 2 Xã Yên Thường 3.800 3.230 570
*Nguồn số liệu: Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm
- Tại dự án đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, địa bàn huyện Gia Lâm, giá đất tái định cư thấp hơn so với giá đất bồi thường từ 57.600 đ/m2 đến 570.000 đ/m2. Giá đất tái định cư phù hợp với giá bồi thường, thậm trí còn thấp hơn giá bồi thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân khi chuyển đến khu tái định cư.
- Trong công tác bố trí tái định cư vẫn còn nhiều bất cập, khiến các hộ dân chuyển về khu tái định cư phải sinh sống trong những điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn, mặc dù trước đó, các hộ dân đều nhận được cam kết chuyển ra khu tái định cư sẽ có điều kiện sinh sống bằng, hoặc tốt hơn nơi ở cũ theo Luật định.
- Các hệ thống hạ tầng cơ sở như đường giao thông, hệ thống đường điện vẫn chưa được hoàn thiện, cạnh đó hệ thống cống rãnh nhiều đoạn vẫn chưa thực hiện xong. Đặc biệt, hệ thống nước sạch cho dân vẫn chưa hoàn chỉnh. Một số nhà dân vẫn còn phải dùng giếng khoan ngầm, với các bể lọc mà sản phẩm nước cuối cùng vẫn chưa thể được coi là nước sạch đủ tiêu chuẩn.
- Mặt khác, diện tích đất tái định cư nhỏ hơn diện tích đất thu hồi, vì vậy khi chuyển đến khu tái định cư không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh sống của một số hộ gia đình đặc biệt đối với các hộ nông nghiệp và nghề thủ công.
Có những bất cập trên là do khi thực hiện dự án, Ban quản lý dự án và chủ đầu tư đã không thực hiện đúng quy định, như phải thực hiện xong khu tái định cư cho người dân trước, rồi mới thực hiện giải phóng mặt bằng, để nguời dân sau khi giao đất giao nhà có thể đến ở ngay trong khu tái định cư. Tuy nhiên, dự án cao tốc tại huyện Gia Lâm lại gần như được thực hiện theo một “quy trình ngược”, giải phóng mặt bằng rồi mới thực hiện khu tái định cư sau, khiến người dân gặp nhiều khó khăn vất vả khi về ở trong khu tái định cư còn chưa được hoàn thành. Đây là một điều mà các cấp chính quyền nơi có dự án và các chủ dự án phải rút kinh nghiệm.